Đại biểu quốc hội phải là Cử nhân Luật?

Chủ đề   RSS   
  • #314144 16/03/2014

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Đại biểu quốc hội phải là Cử nhân Luật?

    Đại biểu quốc hội có nên phải là Cử nhân Luật hay không? – Đây là vấn đề cần mang ra thảo luận một cách nghiêm túc trước thực trạng lập pháp hiện nay.

    Hầu hết các Quốc gia trên thế giới đều theo mô hình: Quốc hội lập pháp, Đại biểu Quốc hội mang tính rộng rải (thuộc nhiều ngành nghề, tầng lớp khác nhau trong xã hội) đủ để đại diện ý chí toàn thể nhân dân cả nước.

    Với bản chất “đại diện ý chí toàn thể nhân dân cả nước” nên không phải Đại biểu Quốc hội nào cũng am hiểu pháp luật nhưng họ buộc phải ban hành luật và phổ biến pháp luật nên dẫn đến nhiều khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật cũng như ảnh hưởng đến cách hiểu, áp dụng văn bản pháp luật của nhân dân.

    Chính vì lẽ đó, một số quốc gia đã xây dựng mô hình “Toàn dân nhưng lập pháp vẫn hiệu quả”, đó là:

    - Đại biểu Quốc hội vẫn mang tính rộng rải (thuộc nhiều ngành nghề, tầng lớp khác nhau trong xã hội);

    - Trang bị một nhóm chuyên gia pháp luật cho từng Đại biểu Quốc hội (nhóm chuyên gia này sẽ tư vấn, hoạch định chính sách … cho Đại biểu Quốc hội);

    - Chi phí để trang bị cho nhóm chuyên gia pháp luật lấy từ ngân sách nhà nước.

    Như vậy, Đại biểu quốc hội vừa đại diện ý chí toàn thể nhân dân cả nước vừa có khả năng ban hành luật phù hợp với thực tiễn, đủ kiến thức để phổ biến pháp luật hiệu quả.

    Câu hỏi được đặt ra: Việt Nam có nên học tập và làm thêm mô hình trên hay không?

    Về cơ bản, câu trả lời sẽ là nên song sẽ gây ra sự áp lực lớn đối với ngân sách nước nhà (Tạm tính, 1 Đại biểu Quốc hội có 7 chuyên gia pháp luật, lương mỗi người 10 triệu đồng/tháng thì mỗi khóa Quốc hội tiêu tốn 1 tỷ USD cho nhóm chuyên gia này). Như vậy, hiện tại điều kiện tài chính không đủ để nước ta thực hiện theo mô hình này.

    Vậy giải pháp sẽ như thế nào?

    Trong trường hợp này chúng ta cần phải đào tạo Luật cho các Đại biểu Quốc hội (thế cũng tốn kém tiền bạc và thời gian) hoặc quy định bắt buộc muốn ứng cử vào Quốc hội phải là Cử nhân Luật (lấy được chất xám sẵn có từ xã hội, không tốn kém tiền bạc và thời gian đào tạo).

    Trên góc nhìn cá nhân, tôi cho rằng quy định Đại biểu Quốc hội phải là Cử nhân Luật sẽ không mâu thuẫn với bản chất “đại diện ý chí toàn thể nhân dân cả nước” vì suy đến cùng người muốn trở thành Đại biểu Quốc hội là người muốn phụng sự nhân dân, xây dựng đất nước phát triển phồn vinh nên họ sẽ không ngần ngại bỏ thời gian, chi phí học tập để làm điều đó.

    Đồng thời, Đại biểu Quốc hội là Cử nhân Luật sẽ tạo ra những hữu ích sau:

    - Nâng cao chất lượng lập pháp hiện hành (tuổi thọ văn bản luật tăng lên, pháp luật phù hợp với thực tiễn…);

    - Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến nhân dân được hiệu quả;

    - Tạo cho nhân dân niềm tin vững chắc vào công cuộc lập pháp của Quốc hội…

    Lời kết: Rất mong nhận được sự góp ý từ thành viên. Trân trọng tất cả lời chia sẻ chân thành từ mọi người.

     
    11504 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    pvh20071992 (19/03/2014) vinduong (18/03/2014) nguyenphihungvt (18/03/2014) ntdieu (16/03/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #314158   16/03/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Theo tôi thì không nên bắt buộc ĐBQH phải là cử nhân luật, vì nếu như vậy giống như tạo ra một loại "giấy phép con" cho việc trở thành đại biểu quốc hội, cũng như tránh việc biến kỳ họp quốc hội trở thành "ngày hội trường luật"

    Tuy nhiên nên có điều khoản quy định rằng ứng cử viên ĐBQH phải có khả năng hiểu luật ở mức độ nào đó, chẳng hạn có khả năng đọc văn bản luật và đưa ra giải thích "nghe được". Như vậy góp phần giúp cho quốc hội đưa ra những luật mà đọc lên không hiểu hoặc hiểu thế nào cũng được :'(

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nguyenlong0189 (16/03/2014) vinduong (18/03/2014) pvh20071992 (19/03/2014)
  • #314171   16/03/2014

    nguyenlong0189
    nguyenlong0189

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2013
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 305
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 13 lần


    Đồng ý là Quốc hội là cơ quan lập pháp thì đòi hỏi Đại biểu quốc hội phải am hiểu pháp luật thì mới hạn chế nhiều sai xót, khiếm khuyết của văn bản quy phạm pháp luật.

    Nhưng nếu quy định Đại biểu quốc hội phải có bằng cử nhân luật thì có gián tiếp quy phạm nhân quyền, quyền công dân không (quyền ứng cử)? Bởi nếu quy định Đại biểu quốc hội phải có bằng cử nhân luật thì sẽ dẫn đến việc đại đa số công dân đủ tuổi tham gia ứng cử không được tham gia ứng cử. Như thế thì có vi hiến không? vi phạm tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenlong0189 vì bài viết hữu ích
    pvh20071992 (19/03/2014)
  • #314220   17/03/2014

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Đại biểu quốc hội hiểu cái chung chung cái tinh thần của Pháp luật, cần gì phải hiểu câu chữ theo kiểu dân học luật.  

    Đề xuất này không hợp lý. 

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
  • #314225   17/03/2014

    hakhungbi
    hakhungbi
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/03/2013
    Tổng số bài viết (525)
    Số điểm: 6431
    Cảm ơn: 39
    Được cảm ơn 143 lần


    Hoangvhung viết:

    Đại biểu quốc hội cần gì phải hiểu câu chữ theo kiểu dân học luật.  

     

    Bạn nên xem lại điều này nhé, ko hiểu luật thì làm sao ban hành luật và phổ biến pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #314372   18/03/2014

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    hakhungbi viết:

     

    Hoangvhung viết:

     

    Đại biểu quốc hội cần gì phải hiểu câu chữ theo kiểu dân học luật.  

     

     

     

    Bạn nên xem lại điều này nhé, ko hiểu luật thì làm sao ban hành luật và phổ biến pháp luật.

    Bạn nên xem lại thì tốt hơn: Soạn luật mà đại biểu quốc hội đọc không thể hiểu thì sau này phổ biến chỉ có các cử nhân luật mới hiểu, dân bình thường không phải cử nhân luật không hiểu thì làm sao thực hiện được ! 

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #314265   17/03/2014

    minhtanhoa
    minhtanhoa

    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:23/02/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Quốc Hội đâu chỉ có chức năng lập hiến, lập pháp. Đâu phải chỉ có cử nhân Luật mới xây dựng pháp luật hoàn thiện.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtanhoa vì bài viết hữu ích
    pvh20071992 (19/03/2014)
  • #314273   17/03/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    minhtanhoa viết:

    Quốc Hội đâu chỉ có chức năng lập hiến, lập pháp. Đâu phải chỉ có cử nhân Luật mới xây dựng pháp luật hoàn thiện.

    Ko học Luật thì làm sao biết cách xây dựng Luật tốt đây bạn?

     
    Báo quản trị |  
  • #314322   17/03/2014

    Hoangvhung
    Hoangvhung

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2011
    Tổng số bài viết (89)
    Số điểm: 1045
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 24 lần


    Các bạn học luật thì các bạn hãy nêu ra xã hội cần luật gì, cần sửa luật gì đi. Đại biểu quốc hội là đại diện cho yêu cầu của người dân. VIệc quan trong nhất là nêu ra nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, xã hội, định hướng phát triển lâu dài.  

    Trên cơ sở nhu cầu thì mời cần người học luật để mổ xẻ câu chữ xây dựng dự thảo, tránh chồng chéo. Bạn muốn hoạt động của ĐBQH là gốc hay là ngọn hay muốn bỏ gốc mà đi chăm ngọn. Tất nhiên, nếu học được trang bị thêm cử nhân luật thì càng tốt thôi. 

    http://netlaw.com.vn/

    - Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

    - Tư vấn thủ tục ly hôn tại Hà Nội;

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Hoangvhung vì bài viết hữu ích
    oneclicklogin (18/03/2014) pvh20071992 (19/03/2014)
  • #314371   18/03/2014

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (357)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.", tuy nhiên "lập hiến", "lập pháp" không phải là nhiệm vụ duy nhất :

    Điều 2

    Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    1. Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;

    2. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    3. Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;

    4. Quyết định chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;

    5. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;

    6. Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương;

    7. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh; bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

    8. Quyết định thành lập, bãi bỏ các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

    9. Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội;

    10. Quyết định đại xá;

    11. Quy định hàm, cấp trong các lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;

    12. Quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình; quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc gia;

    13. Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn hoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế khác đã được ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịch nước;

    14. Quyết định việc trưng cầu ý dân.

    Do quốc hội có nhiều nhiệm vụ quan trọng nên đại biểu quốc hôi cần có trình độ càng cao càng tốt nhưng không nhất thiết phải là cử nhân luật mà cử nhân ngành khác cũng tốt.

    Để chất lượng ban hành pháp luật được tốt thì cần cũng cố lại từ khâu chuẩn bị như soạn "dự thảo", "lấy ý kiến góp ý" tốt là được.

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #314499   18/03/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Ý kiến điên rồ nhất cho nền dân chủ. Chẳng có quốc gia nào trên thế giới lại đưa ra điều kiện đó cho đại diện của nhân dân.

    Bởi vì mặc dù công việc chính của quốc hội là lập pháp, nhưng đóng góp của các đại biểu là tinh thần, ý tưởng, nội dung nằm đằng sau các câu chữ của luật chứ không phải là từng câu luật cụ thể, kết cấu, cấu trúc hay vị trí của mỗi luật trong hệ thống luật liên quan. Việc đó phải do bộ máy giúp việc cho đại biểu quốc hội làm. Ở các nước giàu thì các nghị sỹ có hẳn bộ máy hỗ trợ để soạn thảo các dự luật do mình đỡ đầu nhưng ở VN thì chỉ cần QH có bộ máy chuyên trách, không quá phụ thuộc vào chính phủ như hiện nay là được. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Hoangvhung (18/03/2014) pvh20071992 (19/03/2014)
  • #316283   02/04/2014

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Unjustice viết:

    Ý kiến điên rồ nhất cho nền dân chủ. Chẳng có quốc gia nào trên thế giới lại đưa ra điều kiện đó cho đại diện của nhân dân.

    Bởi vì mặc dù công việc chính của quốc hội là lập pháp, nhưng đóng góp của các đại biểu là tinh thần, ý tưởng, nội dung nằm đằng sau các câu chữ của luật chứ không phải là từng câu luật cụ thể, kết cấu, cấu trúc hay vị trí của mỗi luật trong hệ thống luật liên quan. Việc đó phải do bộ máy giúp việc cho đại biểu quốc hội làm. Ở các nước giàu thì các nghị sỹ có hẳn bộ máy hỗ trợ để soạn thảo các dự luật do mình đỡ đầu nhưng ở VN thì chỉ cần QH có bộ máy chuyên trách, không quá phụ thuộc vào chính phủ như hiện nay là được. 

     

    Chuẩn luôn anh ạ :D

    "Xin dẫn ra một ví dụ, chính phủ liên bang của Hoa Kỳ chỉ có 537 trong khoảng 500.000 chức vụ dân cử của đất nước. Rõ ràng là, có nhiều chức vụ được phân bố ở những nơi khác.

    Quốc hội Mỹ có 100 thượng nghị sĩ, mỗi người có 40 trợ lý, và 435 hạ nghị sĩ, mỗi người lại có 25 phụ tá. Họ được tổ chức thành 42 ủy ban và 182 tiểu ban, có nghĩa có lúc nào cũng có 224 cuộc đàm thoại diễn ra cùng một lúc. Và nhóm hơn 15.000 người này  (100×40 + 435×25 – ND) không phải là nhóm duy nhất. Trước mặt họ là khoảng 22.000 nhà vận động hành lang có đăng ký, với nhiệm vụ (cùng với những mục đích khác) là ngồi với các nhà lập pháp và đưa ra dự thảo luật lệ." - Phạm Nguyên Trường dịch
     
    http://www.project-syndicate.org/commentary/ricardo-hausmann-on-the-market-like-mechanism-in-advanced-economies--political-systems

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #314747   20/03/2014

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Đã có các bác trong Ủy ban tư pháp Quốc hội "gác cửa" cho Quốc Hội về pháp luật rồi. Nên chăng thì nên cải thiện chất lượng của Ban này. 

    Không tán thành ý kiến "Đại biểu quốc hội phải là cử nhân Luật".

     
    Báo quản trị |  
  • #316288   02/04/2014

    thanhlaw.phamlhn
    thanhlaw.phamlhn
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/12/2011
    Tổng số bài viết (358)
    Số điểm: 2095
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 132 lần


    Thực tế ở Việt Nam hiện nay thì không hẳn cử nhân luật là hiểu luật hết đâu, không ít cử nhân tốt nghiệp xong "không biết đọc luật". Liệu những đại biểu này có thể xây dựng luật và đảm bảo cho dân hiểu, thi hành trong thực tiễn? Tốt hơn là nâng cao trình độ am hiểu pháp luật của các đại biểu, khả năng đánh giá thực tiễn cuộc sống để xây dựng thành luât, giúp  luật đi vào thực tiễn chứ không là câu chữ chết. mỗi quốc gia với đặc thù riêng nên không nhất thiết cái gì cũng phải học của họ.

    http://danluat.thuvienphapluat.vn/thanh-vien/thanhlaw.phamlhn

    Mobile: 0123 943 7763

     
    Báo quản trị |