Công an làm đúng hay sai?

Chủ đề   RSS   
  • #481589 10/01/2018

    ongculamcam

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Công an làm đúng hay sai?

    Công an có quyền trục xuất bảo vệ ngân hàng không khi ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo theo khoản 1 điều 7 nghị quyết 42 là nhà ở có người cư trú. chủ nhà có gọi điện cho cs 113. và chính quyền địa phương đã yêu cầu nv bảo vệ của ngân hàng ra khỏi tài sản.tôi đã từ chối và đã bị bắt giữ lên phường. xin hỏi luật sư như vậy cơ quan công an làm đúng hay sai khi tôi đi làm công việc thu giữ tài sản đảm bảo ( nợ xấu của ngân hàng ) khi tôi đi thu giữ thực hiện đầy đủ tất cả thủ tục.

     
    7636 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #482594   18/01/2018

    toanvv
    toanvv
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2009
    Tổng số bài viết (2178)
    Số điểm: 12435
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1602 lần
    Lawyer

    Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụbàn giao tài sản thì bên nhận bảo đảm (phía ngân hàng bạn) có quyền xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trước khi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của bên bảo đảm, phía ngân hàng bạn cần công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định tại khoản 3 điều 7 Nghị quyết số 42/2017/QH14:
    “3. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định sau đây:
    a) Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình;
    b) Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm;
    c) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản bảo đảm;
    d) Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.”
    Như vậy, nếu như phía ngân hàng bạn đã tiến hành thủ tục thông báo với cơ quan công an thì phía công an không có quyền cản trở bạn thực hiện xử lý tài sản nợ xấu và bắt giữ bạn lên phường. 
    Tuy nhiên, Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 15/8/2017 nhưng tới nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó, một số tổ chức tín dụng tự xây dựng quy chế của mình để áp dụng cho Nghị quyết 42 để tiến hành thu giữ tài sản đảm bảo gây nên nhiều vụ việc rơi vào cảnh mất an ninh trật tự dẫn đến trường hợp của bạn.

    Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

    Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.

     
    Báo quản trị |  
  • #488570   01/04/2018

    ongculamcam
    ongculamcam

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi vì phạm pháp luật hay không và nếu vì phạm thì tôi bị tội gì

    Xin kính chào luật sư xin luật sư cho tôi hỏi tôi là nvbv ngân hàng trong quá trình đi thu giữ tài sản bảo đảm tôi có được lệnh của cấp trên phá khoá tài sản bảo đảm là nhà ở đã thế chấp của ngân hàng đến thời quá và thời hạn ( nợ xấu) không có sự chứng kiến của công an. Chủ nhà có lắp camera và biết đuợc sự việc tôi phá khoá cửa và báo công an. Xin luật sư cho tôi biết tôi có vì phạm pháp luật không và vi phạm điều khoản nào? Khi chúng tôi đi thu giữ tài sản đảm bảo được pháp luật cho phép quyền thu giữ tài sản đảm bảo là không xâm phạm đến quyền công dân quyền con người và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Kính mong luật sư tư vấn giúp về sự việc của tôi xin chân thành cám ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #488754   04/04/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

     

    Để thực hiện các thủ tục liên quan đến việc xử lý nợ xấu, phía ngân hàng cần đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 điều 7 về quyền thu giữ tài sản bảo đảm và trình tự thủ tục căn cứ tại nghị quyết 42/2017/QH14, cụ thể theo quy định tại khoản 3,4,5 điều 7:

    3. Chậm nhất là 15 ngày trước ngày tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm là bất động sản, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện công khai thông tin về thời gian, địa điểm thu giữ tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được thu giữ, lý do thu giữ theo quy định sau đây:

    a) Đăng tải thông tin trên trang thông tin điện tử của mình;

    b) Gửi văn bản thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan Công an nơi có tài sản bảo đảm;

    c) Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bên bảo đảm đăng ký địa chỉ theo hợp đồng bảo đảm và trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản bảo đảm;

    d) Thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản theo đường bưu điện có bảo đảm đến địa chỉ của bên bảo đảm theo hợp đồng bảo đảm hoặc gửi trực tiếp cho bên bảo đảm.

    5. Chính quyền địa phương các cấp và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm theo đề nghị của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu. Trường hợp bên bảo đảm không hợp tác hoặc không có mặt theo thông báo của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm tham gia chứng kiến và ký biên bản thu giữ tài sản bảo đảm.”

    Như vậy, khi tiến hành xử lý nợ xấu, phía ngân hàng cần thông báo trước đó ít nhất 15 ngày đến bên bảo đảm tài sản, chính quyền địa phương các cấp và cơ quan công an nơi có tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm. Nếu như sau khi thông báo đầy đủ với bên bảo đảm, mà đến ngày tiến hành thu giữ tài sản bên bảo đảm trốn tránh, không có nhà thì bắt buộc phải có sự có mặt của chính quyền địa phương và cơ quan công an khi ngân hàng bạn tổ chức thu giữ tài sản, theo căn cứ tại khoản 7 điều 7:

    7. Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan Công an các cấp thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết này.”

    Do đó, việc phá khoá tài sản bảo đảm là nhà ở của người bảo đảm mà không có mặt của chính quyền địa phương và cơ quan công an là sai quy định pháp luật, sai trình tụ thủ tục xử lý tài sản.

    Trường hợp này, nếu tài sản bị hư hỏng có tổng giá trị tính ra tiền dưới 2 triệu đồng thì có thể bị xử phạt hành chính và bồi thường khoản tiền tương ứng với thiệt hại xảy ra.Trường hợp tài sản bị hư hỏng từ 2 triệu đồng trở lên có thể tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật hình sự số 2015. Tuy nhiên, để xác định mức thiệt hại, cần mời cơ quan có thẩm quyền đánh giá mức độ thiệt hại tài sản của bên bị hại để làm căn cứ xử lý theo khung hình phạt đã quy định ở trên.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhtungrcc vì bài viết hữu ích
    ongculamcam (11/04/2018)
  • #516799   14/04/2019
    Được đánh dấu trả lời

    ongculamcam
    ongculamcam

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2018
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Công an có quyền từ chối lưu trú hay không,nhưng lý do nào mới bị từ chối

    Xin kính chào luật sư Tôi xin trình bày với quý luật sư sự việc như sau. Tôi là bảo vệ bên ngân hàng chuyên về trông giữ tài sản bảo đảm ( nợ xấu của ngân hàng ) trong quá trình chúng tôi đi thu giữ TSBD là nhà ở chúng tôi được giao nhiệm vụ trông giữ TSBD 24/24 khi chúng tôi ra nộp danh sách nhân viên lưu trú trên địa bàn phường,thị trấn, thị xã thi bị phía cơ quan công an từ chối với lý do chủ nhà không đồng ý...không đảm bảo an ninh trật tự.Theo tôi được biết thì trong hợp đồng bảo đảm giữa ngân hàng và người vay có điều khoản khi khach hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền ra vào quản lý và chiếm giữ tài sản. Và về phía công an họ đưa ra rất nhiều lý do khác nhau để từ chối cho chúng tôi lưu trú trên địa bàn . Vậy tôi xin hỏi Quý luật sư về trường hợp lưu trú hợp pháp và khi nào chính quyền mới được quyền từ chối quyền lưu trú của chúng tôi và cơ quan công an làm như vậy là đúng hay sai ? Xin chân thành cám ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #516813   15/04/2019

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1065 lần
    Lawyer

     

    Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.

    Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ 14 tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Người đến lưu trú có trách nhiệm xuất trình với người có trách nhiệm thông báo lưu trú một trong các loại giấy tờ sau: Giấy chứng minh nhân dân; hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng, giấy tờ tuỳ thân có ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp; giấy tờ do cơ quan cử đi công tác; xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn nơi cư trú, giấy tờ khác chứng minh cá nhân.

    Thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp, bằng điện thoại hoặc qua mạng máy tính. Thời gian lưu trú tuỳ thuộc nhu cầu của công dân. Việc thông báo lưu trú được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú và không cấp giấy tờ chứng nhận lưu trú cho công dân.

    Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, trường hợp người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau. Thời gian lưu trú theo đề nghị của công dân.

    Trường hợp của bạn hỏi, tài sản đảm bảo đó chưa phải là tài sản chính thức của ngân hàng mà vẫn là tài sản bị hạn chế quyền sở hữu và đang có tranh chấp vì thế ngân hàng vẫn chưa phải là là chủ thể thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn.

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377

Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.