Cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng (đề tài khoa học cấp trường - ĐH Đà Lạt)

Chủ đề   RSS   
  • #90558 24/03/2011

    phamchungluatdalat

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng (đề tài khoa học cấp trường - ĐH Đà Lạt)


                                             Xin cảm ơn vì tất cả!

                          Đà Lạt, ngày 10 tháng 5 năm 2010.

                                                             

    BẢNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

     

       

        SỐ THỨ TỰ

     

    CHỮ VIẾT TẮT

     

    Ý NGHĨA PHÁP LÝ

     

    1

    BLTTHS

    Bộ luật Tố Tụng Hình sự

    2

    BLTTDS

    Bộ luật Tố tụng Dân sự

    3

    TTHS

    Tố tụng hình sự

    4

    BLHS

    Bộ Luật Hình sự

    5

    VKS

    Viện kiểm sát

    6

    VKSND

    Viện kiểm sát nhân dân

    7

    TAND

    Tòa án Nhân dân

    8

    NXB

    Nhà xuất bản

    9

    HN

    Hà Nội

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    MỤC LỤC

    BẢNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

    LỜI CẢM ƠN

    LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................

    1.                  Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................

    2.                  Tình hình nghiên cứu đề tài..............................................................................

    3.                  Phạm vi nghiên cứu đề tài.................................................................................

    4.                  Đối tượng nghiên cứu của đề tài......................................................................

    5.                  Phương pháp nghiên cứu đề tài........................................................................

    6.                  Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài................................................

    7.                  Bố cục và nội dung cơ bản của đề tài..............................................................

    Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG.....

    1.1.   Lịch sử hình thành và phát triển của chế định người làm chứng………...

    1.2.   Khái niệm chung về người làm chứng………………………………….......

    1.3.   Vai trò lời khai người làm chứng.........................................................................................

    1.3.1    Vai trò lời khai người làm chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng trong việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.............................................................................................................................................

    1.3.2    Vai trò lời khai người làm chứng trong nghĩa vụ chứng minh..................

    a.     Vai trò lời khai của người làm chứng trong nghĩa vụ chứng minh đối với việc làm sáng tỏ sự thật vụ án......................................................................

    b.     Vai trò lời khai của người làm chứng trong nghĩa vụ chứng minh đối với việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ những quyền cơ bản của công dân
    ......................................................................................................

    c.      Vai trò lời khai của người làm chứng trong nghĩa vụ chứng minh đối với công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm...................................................

    1.4. Ý nghĩa lời khai của người làm chứng.....................................................

    1.4.1. Lời khai của người làm chứng phân biệt chứng cứ thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.............................................................................

    1.4.2. Lời khai của người làm chứng dùng để phân biệt chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại..........................................................................

    1.4.3. Lời khai người làm chứng phân biệt thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp…………………………………………………………………………

    1.4.4. Lời khai người làm chứng để phân biệt chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội…………………………………………………………………………………

    1.5. Phân loại người làm chứng.......................................................................

    1.5.1. Căn cứ vào tình huống tri giác của người làm chứng đối với việc phạm tội, có thể chia người làm chứng ra thành ba loại...................................................................

    1.5.2. Căn cứ vào độ tuổi, có thể chia người làm chứng thành hai loại............

    1.5.3. Căn cứ vào quốc tịch, có thể chia người làm chứng thành hai loại........

    1.5.4. Căn cứ vào đặc điểm ngôn ngữ, có thể chia người làm chứng thành hai loại.........................................................................................................................

    1.5.5. Căn cứ vào mối quan hệ xã hội của người làm chứng với bị can hay với người bị hại, có thể chia người làm chứng thành hai loại.....................................................

    1.5.6. Căn cứ vào trình độ văn hóa và hiểu biết xã hội của người làm chứng, có thể chia người làm chứng thành ba loại..................................................................................

    1.5.7. Căn cứ vào đặc điểm thể chất và tâm thần của người làm chứng, có thể chia người làm chứng thành hai loại sau.................................................................................

    1.5.8. Căn cứ vào đặc điểm nghề nghiệp của mỗi người làm chứng có thể chia người làm chứng thành hai loại.......................................................................................

    1.6. Ý nghĩa của chế định bảo vệ người làm chứng.......................................

    Chương 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG VÀ THỰC TRẠNG                      

    2.1. Địa vị pháp lý của người làm chứng theo quy định  của pháp luật Việt Nam.    

    2.2. Địa vị pháp lý của người làm chứng ở Việt Nam được áp dụng trong thực tiễn    

    Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ GIẢI PHÁP.............

    3.1. Phương hướng hoàn thiện................................................................... ….

    3.2. Giải pháp hoàn thiện..............................................................................................................

    KẾT LUẬN ...............................................................................................................................

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................

    LỜI NÓI ĐẦU

          1.Tính cấp thiết của đề tài

    Đi đôi với quá trình hội nhập phát triển kinh tế là yêu cầu xây dựng một xã hội có những thiết chế pháp luật chặt chẽ, cụ thể, trong đó quyền của con người được tôn trọng và được bảo vệ. Chế định người làm chứng được quy định trong BLTTHS Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ người làm chứng- chủ thể phần làm rõ thật khách quan của vụ án. Là một trong những chế định lâu đời trong hệ thống pháp luật nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới xuất phát từ lời khai của người làm chứng là một trong những chứng cứ có vai trò rất quan trọng giúp vụ án được sáng tỏ. Cùng với quá trình hội nhập sự hoàn thiện chế định pháp luật người làm chứng và sự bảo đảm của nhà nước về địa vị pháp lý của người làm chứng sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ quyền lợi của con người, quyền lợi của toàn xã hội nói chung cũng như quyền lợi của người làm chứng nói riêng; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự công minh của pháp luật, của Nhà nước và đồng thời góp phần quan trọng để xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa vững mạnh. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới cũng đã qui định tích cực theo hướng nhân đạo hóa và ngày càng hoàn thiện hơn chế định này.

    Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - chính trị xã hội thì vấn đề tội phạm cũng ngày càng tinh vi và nguy hiểm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức. Hoạt động xét xử ở nước ta cũng như ở một số nước trên thế giới hiện nay đang gặp phải trở ngại to lớn là sự tác động của giới tội phạm đối với những người làm chứng và người thân của họ. Các hình thức cưỡng bức người làm chứng để họ không hợp tác với Cơ quan tiến hành tố tụng thông qua việc trình bày lời khai gian dối, phản cung, không khai báo… ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Một số nước, do điều kiện khách quan cũng như chủ quan nên việc ban hành các chế chế định người làm chứng còn có nhiều bất cập, trong công tác áp dụng pháp luật vào thực tiễn thì còn chưa nghiêm chỉnh. Đòi hỏi cấp thiết đặt ra là cần phải xây dựng một chế định người làm chứng hoàn thiện hơn, cụ thể hơn. Đồng thời cũng cần có  nhiều công trình tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài này hơn nữa để đáp ứng được tình hình mới là một trong những yêu cầu rất cấp thiết được đặt ra.

    Việc bất cập trong pháp luật cũng như trong thực tiễn về người làm chứng, dẫn đến thực trạng người làm chứng không tham dự phiên tòa, người làm chứng khai báo sai sự thật, người làm chứng và người thân của họ bị đe dọa và hành hung… gây ra nhiều thiệt hại đáng kể cho nhà nước và xã hội. Chỉ xét riêng ở khía cạnh kinh tế, sự vắng mặt của người làm chứng tại phiên tòa buộc tòa án phải hoãn phiên tòa xét xử vụ án cũng đã làm thiệt hại đáng kể cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh thiệt hại về kinh tế là thiệt hại về công lý, trường hợp không có lời khai người làm chứng, người làm chứng phản cung, thay đổi lời khai ban đầu… làm cho hoạt động xét xử thường gặp những khó khăn thậm chí bế tắc, kẻ phạm tội đích thực vẫn tiếp tục “nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”, nhiệm vụ của hoạt động Cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng ở Việt Nam không hoàn thành, không xác định được sự thật khách quan của vụ án. Đồng thời cũng gây hoang mang trong dư luận, là một “mảng” để các phần tử phản động lợi dụng chống phá Đảng và Chính quyền nhà nước.

    Các chế định về người làm chứng ở nước ta đã trải qua những thăng trầm nhất định. Hiện nay, nhà nước ta đã ban hành và sửa đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện các chế định về người làm chứng trong BLTTHS, BLTTDS và một số văn bản liên quan. Theo đó, chế định người làm chứng đã có những vận động thay đổi theo hướng nhân đạo hóa mối quan hệ giữa nhà nước với người làm chứng, mở rộng quyền của họ và những biện pháp bảo đảm tố tụng cho các quyền đó. Tuy nhiên, việc quy định về địa vị pháp lý của người làm chứng trong BLTTHS năm 2003 vẫn chưa tạo cơ sở pháp lý phù hợp để khuyến khích người làm chứng tích cực thực hiện nghĩa vụ công dân của mình - hợp tác với Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm và xác minh sự thật khách quan của vụ án - chưa thực sự bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của người làm chứng, việc quy định về vấn đề bảo vệ người làm chứng và thân nhân của họ còn một cách chung chung… Trong khi đó, hoạt động của tội phạm thì lại ngày càng nguy hiểm và táo tợn hơn trong việc trả thù, đe dọa hành hung, hành hung người làm chứng. Hiện nay, địa vị pháp lý người làm chứng trong quy định pháp luật hiện hành còn khá nhiều những bất cập trong nội dung cũng như cơ chế  giải quyết.

    Từ những vấn đề trên, người làm chứng trong vụ án hình sự nhất là trong các vụ án lớn thường “ngán ra làm chứng”, từ chối làm chứng, khi khai báo thì lại chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan chi phối… gây ra thiệt hại lớn cho nhà nước và xã hội. Cùng với việc đẩy mạnh hội nhập phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta cũng đã tiến hành cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế, trong đó chế định về người làm chứng là một dẫn chứng cụ thể.

    Qua những phân tích trên, nhiệm vụ tìm hiểu và hoàn thiện chế định về người làm chứng trong BLTTHS là một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Từ những lý do trên, cùng với mong muốn tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về người làm chứng ở Việt Nam trong thời gian qua, nhóm nghiên cứu mạnh dạn chọn đề tài: “Cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

    Hy vọng rằng bằng lòng nhiệt huyết, sức trẻ và những kiến thức đã và đang được trang bị, tích lũy trên ghế nhà trường, cùng sự giúp đỡ chỉ dẫn tận tình của tập thể các thầy cô giáo của khoa Luật học, trường Đại học Đà Lạt nhất là Thạc sỹ Nguyễn Thị Loan - Phó trưởng khoa Luật học - trường Đại học Đà Lạt; cùng sự giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm của các cơ quan ban ngành liên quan cả sự cộng tác của những người dân đã và đang là người làm chứng, sự giúp đỡ của các anh, chị khóa trước, người thân… sẽ tạo điều kiện để chúng em có thể đi sâu phân tích, đánh giá và rút ra những kết luận mang tính khoa học, thực tế nhằm góp phần giải quyết có hiệu quả vấn đề địa vị pháp lý của người làm chứng đã hình thành và tồn tại trong thực tiễn xã hội và pháp lý.

    2.      Tình hình nghiên cứu đề tài

    Đề tài “Cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng ở Việt Nam” là một đề tài nóng bỏng của xã hội, đang được Đảng, nhà nước và nhân dân ta rất quan tâm. Hiện nay, cũng có khá nhiều công trình cũng như nhiều tác giả đã nghiên cứu và đề cập tới tuy nhiên các bài viết nhìn chung chỉ nghiên cứu chuyên sâu ở một số những khía cạnh nhất định, chưa tập hợp lại một cách hoàn chỉnh, các bài viết đa số lại được viết trước khi BLTTHS năm 2003 được ban hành và chỉ đề cập đến việc đánh giá thực trạng và hoàn thiện pháp luật về chế định người làm chứng theo quy định của BLTTHS năm 1988. Sau đây là điển hình một số bài viết có giá trị cao, mà trong quá trình hoàn thiện đề tài đã làm một nguồn tham khảo quan trọng cho chúng em hoàn thành đề tài:

    -                     Tiến sĩ Phan Thị Hương Thủy, Trưởng văn phòng luật sư Hoàng Long, Đoàn luật sư Hà Nội có: “Bảo đảm quyền của người làm chứng trong TTHS thực trạng và định hướng hoàn thiện”;

    -                     PGSTS Luật học Nguyễn Thái Phúc, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh có: “Bảo vệ người làm chứng và quyền miễn trừ làm chứng trong TTHS ở Việt Nam”;

    -                     Thạc sỹ Luật học Phạm Văn Tỉnh,  Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật có: “Vấn đề nhân chứng trong vụ án Hình sự”;

    -                     Nguyễn Tiến Đạm có: “Lời khai của người làm chứng”, tạp chí dân chủ và pháp luật 1992;

    -                     Lê Linh có: “Để các vụ án hình sự không bị chìm xuống”, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/12/2002.

    -                     V.v…

    3.                  Phạm vi nghiên cứu đề tài

    Cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng được điều chỉnh bởi các văn bản quy phạm pháp luật của nhiều ngành luật khác nhau: BLTTDS, BLTTHS… tuy nhiên ở đề tài này tác giả chỉ đi sâu nghiên cứu về những vấn đề cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng được quy định trong BLTTHS của Việt Nam.

    4.                  Đối tượng nghiên cứu của đề tài

    Trong thời gian có hạn nhóm tác giả chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề của người làm chứng đang tồn tại mà chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề này ở một dạng nhỏ được quy định trong BLTTHS của Việt Nam, đó là: “Cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng ở Việt Nam ”. Vì vậy, để phù hợp với phạm vi nghiên cứu tác giả chú trọng tìm hiểu, sưu tầm và xử lý các nguồn tài liệu, tiếp thu những kinh nghiệm xét xử của những người trực tiếp công tác trong các cơ quan, ban ngành liên quan đồng thời tiếp cận những ý kiến của những người đã và đang là người làm chứng tại các phiên tòa… để làm rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài.

    5.                  Phương pháp nghiên cứu đề tài

    Để có được kết quả trình bày trong đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

    -                     Phương pháp suy luận duy vật lịch sử: tiến hành nghiên cứu trên cơ sở quá trình hình thành và phát triển của chế định người làm chứng ở Việt Nam;

    -                     Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: đây là các phương pháp quan trọng và được tác giả sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện đề tài của mình;

    -                     Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sưu tầm và phân tích các bất cập trong các vụ án có người làm chứng để làm rõ chế định này.

    6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

    Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của Cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng ở Việt Nam (giới hạn trong BLTTHS), nêu lên những điểm mới của chế định người làm chứng trong BLTTHS năm 1988 so với BLTTHS năm 2003.

    Từ mục đích nêu trên, đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

    -                     Nghiên cứu cơ sở lý luận của chế định người làm chứng, làm rõ vai trò, ý nghĩa chủ yếu của người làm chứng trong thực tiễn đời sống xã hội cũng như trong thực tiễn pháp luật;

    -                     Phân tích, đánh giá việc thực hiện pháp luật về chế định người làm chứng trong thực tiễn, tìm hiểu đề ra những giải pháp, phương hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và việc áp dụng thống nhất pháp luật của chế định này, nhất là vấn đề tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong hoạt động bảo vệ người làm chứng.

    -                     Hoàn thành bài nghiên cứu mang tính khoa học, tính thực tiễn cao và có giá trị   làm nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu học tập, sửa đổi và ban hành các văn bản pháp luật có liên quan.

    -                     Nâng cao hiểu biết pháp luật cho mọi người nhất là cho người làm chứng, giúp họ ra tố giác tội phạm và ra làm chứng bảo vệ công lý một cách mạnh dạn hơn;

    -                     Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, lý luận của của từng thành viên trong nhóm, nâng cao khả năng về nghiên cứu khoa học, nâng cao khả năng làm việc nhóm cho mỗi thành viên của nhóm.

    7. Bố cục và nội dung cơ bản của đề tài

    Đề tài nghiên cứu của chúng em ngoài phần ký hiệu, những cụm từ viết tắt, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm các phần sau:

    CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGƯỜI LÀM CHỨNG

    1.1.                     Lịch sử hình thành và phát triển của chế định người làm chứng

    1.2.                     Khái niệm chung về người làm chứng

    1.3.                     Vai trò lời khai của người làm chứng

    1.4.                     Ý nghĩa lời khai của người làm chứng

    1.5.                     Phân loại người làm chứng

    1.6.                     Ý nghĩa của chế định bảo vệ người làm chứng

    CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG BLTTHS NĂM 2003 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG

    2.1. Địa vị pháp lý của người làm chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam

    2.2. Địa vị pháp lý của người làm chứng ở Việt Nam được áp dụng trong thực tiễn

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ GIẢI PHÁP

    3.1. Giải pháp thực tiễn

    3.2. Phương hướng hoàn thiện

    TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ TÀI

     BLTTHS đầu tiên của nước ta đã được Quốc hội thông qua ngày 28/6/1988, có hiệu lực từ ngày 01/01/1989, đã đánh dấu một bước phát triển mới của khoa học pháp luật TTHS cũng như về cơ sở pháp lý bảo vệ người làm chứng. Chế định về người làm chứng đã được quy định làm cơ sở để xây dựng một chế định đầy đủ và chặt chẽ hơn về sau. Từ 1988 đến nay, BLTTHS đã trải qua bốn lần sửa đổi (đó là vào các năm 1990, 1992, 2000, 2003).

    Trong điều kiện đổi mới toàn diện đất nước để hội nhập kinh tế thế giới thì cùng với sự phát triển mọi mặt của kinh tế xã hội, tình hình tội phạm cũng ngày một nguy hiểm hơn, tinh vi hơn. Chính vì vậy mà qua quá trình áp dụng quy định trong BLTTHS năm 1988, bản thân nội dung Bộ luật đã bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập so với thực tiễn. Trước tình hình đó thì BLTTHS năm 1988 không còn phù hợp nữa sau hơn mười năm được áp dụng. Đáp ứng nhu cầu và tình hình mới, ngày 26/11/2003 BLTTHS đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 1/7/2004 thay thế cho BLTTHS năm 1988.

    BLTTHS năm 2003 ra đời bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cũng như của pháp luật, đáp ứng nhu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới; đã nêu cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với công dân là người làm chứng; đã mở rộng hơn các quyền cũng như các cơ chế để thực hiện quyền của những người tham gia tố tụng góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của BLTTHS.

    Trong tiếng Anh người làm chứng được viết là (Eye - witness). Thuật ngữ người làm chứng (Eye - witness) dùng để chỉ người chứng kiến một sự việc hiện tượng đã xảy ra và có thể mô tả lại cho người khác về sự việc đó (theo từ điển tiếng Việt).Thuật ngữ “Người làm chứng” trong dân gian thường được gọi là “nhân chứng”, mà theo đó thì :“Nhân chứng là người bằng mắt thấy, tai nghe hoặc do những nguồn thông tin khác cung cấp mà biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án, được Cơ quan điều tra lấy lời khai, được Tòa án, Viện kiểm sát triệu tập đến làm chứng tại phiên tòa. Làm chứng là một nghĩa vụ của công dân. Nhân chứng có nhiệm vụ có mặt khi được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập và phải khai báo đúng sự thật, nếu gian dối trong khai báo hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lí do chính đáng có thể bị xử lí theo pháp luật. BLTTHS năm 2003 không nêu khái niệm về người làm chứng nhưng căn cứ vào quy định tại Điều 55 ta có thể hiểu được người làm chứng là người có thể biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án) triệu tập đến để làm chứng. Như vậy, để được thừa nhận là người làm chứng trong TTHS, trước hết người đó phải là người biết những tình tiết cần phải chứng minh, làm sáng tỏ trong vụ án. Chẳng hạn như sự việc phạm tội, người thực hiện việc phạm tội, thời gian địa điểm xảy ra phạm tội, người thực hiện phạm tội người thực hiện phạm tội, lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Thứ hai, người đó được Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án triệu tập để khai báo về những tình tiết cần xác minh, làm sáng tỏ trong vụ án hình sự.

    Người làm chứng phải trực tiếp tham gia tố tụng để trình bày những thông tin mà mình biết về vụ án, mà không được uỷ quyền cho người khác tham gia tố tụng. Khi tham gia tố tụng, người làm chứng có quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ sau đây (Điều 55 BLTTHS năm 2003):

    -                    Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;

    -         Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

    -         Được cơ quan tiến hành tố tụng thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật;

    -         Phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt cuả họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

    -         Khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết được về vụ án.          

    -         Người làm chứng nếu từ chối khai báo hoặc trốn tránh khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 BLHS. Cố tình khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 307 BLHS.

    Việc quy định một số quyền về nhân thân và quyền tài sản của người làm chứng trong BLTTHS năm 2003 là một điểm tiến bộ so với BLTTHS năm 1988. Vì BLTTHS năm 1988 không quy định về bảo đảm quyền của người làm chứng trong BLTTHS mà chỉ có những nghĩa vụ mà người làm chứng phải thực hiện khi tham gia vào quan hệ tố tụng thể hiện sự hoàn thiện của pháp luật nước ta và đó là cơ sở để tiếp tục hoàn thiện chế định người làm chứng trong pháp luật TTHS. Ngoài ra, những sửa đổi bổ sung tiến bộ về bảo đảm quyền của người làm chứng trong TTHS hiện hành đã quan tâm đến quyền con người theo nghĩa rộng; cụ thể là đã bảo đảm một số quyền hiến định và luật định cho người làm chứng. Nhà nước ta từ khi mới thành lập cho đến nay luôn luôn tôn trọng các quyền con người, luôn luôn coi đó là một trong những nguyên tắc căn bản trong việc xây dựng pháp luật của nhà nước. Nguyên tắc này lần đầu tiên được thể chế hoá trong Hiến pháp năm 1992 - đạo luật cơ bản của Nhà nước - và được cụ thể hoá trong các đạo luật khác điển hình như trong pháp luật TTHS. Đó là những định hướng được quán triệt và thể hiện ở tất cả các quy định của pháp luật TTHS trong quá trình giải quyết vụ án: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của cơ quan tiến hành tố tụng và của người tiến hành tố tụng, từ đó tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên về việc thực thi các quyền tiến bộ này trên thực tế còn cần phải thảo luận nhiều, vì nó chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của xã hội như mục tiêu đề ra.

    Thông qua những quy định của pháp luật TTHS, người làm chứng có những quyền lợi hợp pháp nhưng mặt khác cũng đòi hỏi người làm chứng phải thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của mình. Nhà nước chỉ có thể đảm bảo quyền cho họ khi họ thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Nhưng điều ta cần khẳng định ở đây là lí do mà họ tham gia vào vụ án hình sự không phải là vì lợi ích cá nhân của riêng họ mà vì lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. Vì thế có ý kiến cho rằng những quy định về trách nhịêm của người làm chứng còn quá nghiêm khắc bởi lẽ người làm chứng khi tham gia tố tụng thực chất chỉ nhằm mục đích giúp đỡ các cơ quan tiến hành tố tụng, họ không có quyền lợi gì trong vụ án nhưng họ có thể bị dẫn giải, bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có thể nhận xét là  không có sự "tương xứng" giữa quyền và nghĩa vụ của người làm chứng vì nghĩa vụ của người làm chứng nhiều và nặng nề hơn rất nhiều so với quyền và lợi ích hợp pháp mà họ được hưởng mặc dù họ có vai trò rất quan trọng trong việc giúp làm sáng tỏ vụ án. Ngoài điều 55 là điều luật quy định một cách tương đối toàn diện về nghĩa vụ của họ trong hoạt động TTHS, trong BLTTHS năm 2003 còn có một loạt các điều luật khác nằm rải rác ở các chương quy định về các nghĩa vụ của người làm chứng trong các giai đoạn của hoạt động TTHS. Nói chính xác thì người làm chứng không được hưởng một lợi ích vật chất hay tinh thần nào khi tham gia vào vụ án. Các quyền mà BLTTHS thừa nhận cho người làm chứng chỉ là quyền yêu cầu được bù đắp những thiệt thòi mất mát hoặc ngăn chặn những mất mát, tổn thất có thể xảy ra đối với họ liên quan đến sự hợp tác của họ với cơ quan tiến hành tố tụng mà thôi. Điều đó giải thích một thực tế mặc dù người làm chứng có vai trò rất quan trọng giúp làm sáng tỏ sự thật của vụ án nhưng nghĩa vụ của người làm chứng nặng nề hơn rất nhiều so với quyền và lợi ích hợp pháp mà họ được hưởng. Một khi quyền lợi chưa được thực hiện thì đương nhiên người ta sẽ lảng tránh nghĩa vụ, bị ảnh hưởng đến tâm lý, đó là logic thông thường. Vì sao? Câu trả lời ở đây là các quy định tiến bộ của luật về quyền của người làm chứng không đi vào cuộc sống như mục tiêu của những nhà làm luật mong muốn . Bởi vì chúng mới chỉ dừng lại ở tính nguyên tắc mà chưa có cơ chế bảo đảm thực thi. Một lần nữa chúng ta lại thấy việc quy định các quy��n chủ thể trong TTHS là quan trọng nhưng quan trọng hơn vẫn là vấn đề bảo đảm cho các quyền chủ thế đó có tính khả thi trong thực tiễn.

    Việc làm chứng trước các cơ quan tiến hành tố tụng của người làm chứng là nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước, là trách nhiệm của một thành viên đối với xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình hợp tác giữa người làm chứng và cơ quan tiến hành tố tụng thường gặp những khó khăn là người làm chứng không hợp tác cơ quan tiến hành tố tụng (như: từ chối làm chứng, không khai báo đầy đủ hoặc sai báo sai lệch một số tình tiết hoặc nội dung của vụ án…). Tìm hiểu vấn đề này, có rất nhiều ý kiến đưa ra xung quanh những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng trên.

    Thứ nhất, theo chủ quan của những người tham gia làm chứng: Người làm chứng không trình diện tại phiên tòa có thể vì nhiều lý do như sợ bị đe dọa, nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình hay người thân, không muốn bị phiền phức vì những việc không liên quan đến họ chẳng hạn vì sợ bị cáo trả thù, hoặc người làm chứng với bị cáo là hàng xóm của nhau, thường nể nang, né tránh… Bên cạnh lý do lo sợ cho sự an toàn của bản thân và người thân của mình thì sự vắng mặt của người làm chứng còn có lý do khác nữa: đối xử không thiện chí, không khách quan, áp đặt  từ phía những người tiến hành tố tụng đối với họ. Nhưng với các vụ án tham nhũng thì lý do vừa nêu trên không có. Mà sự vắng mặt của họ chỉ vì… sợ ảnh hưởng đến thanh danh và uy tín. Đây là những động cơ tâm lý tiêu cực khiến cho người làm chứng không hợp tác hoặc hợp tác không tích cực với cơ quan tiến hành tố tụng trên thực tế giải quyết vụ án. Tình trạng thiếu hợp tác ở các giai đoạn tố tụng của những người làm chứng như vậy rõ ràng gây khó khăn rất lớn cho việc làm sáng tở những tình tiết của vụ án tại phiên Tòa, làm cho việc xét xử tại phiên Tòa bị khập khiểng. Mặt khác, người làm chứng cũng sợ bị mất thời gian, tốn công sức, sợ đi xa, sợ phiền hà…

    Thứ hai, nguyên nhân khách quan là người làm chứng “chưa có bùa hộ mệnh” để thực hiện nghĩa vụ của mình. Theo luật, nhân chứng được yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ. Nhưng mức độ nguy hiểm ra sao thì được yêu cầu, biện pháp bảo vệ thế nào, ai bảo vệ, kinh phí... đều chưa rõ. Hơn nữa, lợi ích của người làm chứng đã được Nhà nước ta chú ý song vẫn còn chưa thỏa đáng, mức độ thấp và hạn chế phạm vi áp dụng, chỉ mới chú ý đến trường hợp người làm chứng tại phiên Tòa. So với những chi phí họ bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ của người làm chứng là quá lớn so với những gì họ được nhận lại.

    Thứ ba, thực tiễn chứng minh cho thấy, trong nhiều vụ án hình sự dựa vào lời khai của người làm chứng, cơ quan tiến hành tố tụng đã làm sáng tỏ nhiều vụ án. Khi tham gia tố tụng, cơ quan điều tra yêu cầu người làm chứng phải trình bày tất cả những gì mình biết về vụ án. Tuy nhiên, trong trường hợp việc khai báo đó liên quan đến người làm chứng có thể sẽ là căn cứ chống lại người làm chứng - là căn cứ khởi tố bị can. Nhiều vụ án mà người làm chứng ban đầu bỗng trở thành bị can. Đánh giá một cách khách quan thì có thể nhận thấy BLTTHS 2003 mặc dù được sửa đổi, bổ sung sau BLHS 1999 nhưng đã không tiếp thu được tư tưởng nhân đạo của nó.

    Qua những nguyên nhân cụ thể nêu trên, có thể thấy tính khả thi của pháp luật trong nhiều trường hợp vẫn còn rất thấp. Một yêu cầu cấp thiết cần có những sửa đổi, và bổ sung để ngày càng nâng cao được hiệu quả của pháp luật trong đời sống, nhiệm vụ phòng chống tội phạm đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình hiện nay và thể hiện sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật nước ta nói chung và pháp luật TTHS nói riêng. Vì nguyên nhân trên, mà qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về chế định này nhóm thực hiện đề tài cũng xin nêu ra một vài ý kiến đóng góp cho giải pháp hoàn thiện sau:

    Thứ nhất, mở rộng quyền của người làm chứng bên cạnh những quyền đã được bổ sung tại BLTTHS năm 2003 và có cơ chế đảm bảo các quyền đó được thực thi trên thực tế.

    Thứ hai, người làm chứng có thể là đối tượng bị tội phạm trả thù, vì vậy, theo chúng tôi cần có quy định cụ thể hơn về việc bảo đảm an toàn cho họ cũng như thân nhân của họ (nếu xét thấy cần thiết). Việc bảo vệ người làm chứng được thực hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) không phải khi được yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng mới tiến hành

    Thứ ba, bổ sung các quy định mới trong BLTTHS về chế độ thưởng, phạt cho phù hợp cụ thể: Theo quy định của BLTTHS mới chỉ quy định người làm chứng được thanh toán các chi phí đi lại và các chi phí khác theo quy định của pháp luật. Theo chúng tôi cần có cơ chế khuyến khích vật chất đối với những người làm chứng có thái độ khai báo tích cực và cung cấp các thông tin có giá trị giúp cơ quan điều tra nhanh chóng xác định tội phạm.

    Thứ tư: tôn trọng người làm chứng trong mọi trường hợp ngay cả khi áp dụng biện pháp dẫn giải đối với họ.

    Thứ năm, cần có quy định cụ thể về người làm chứng là người chưa thành niên.

    Thứ sáu, bảo đảm quyền khiếu nại và quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng giả quyết oan sai.

    Tóm lại, yêu cầu khách quan của sự hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật TTHS nói riêng cần có những sửa đổi và bổ sung. Mục đích là đề cao trách nhiệm và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, nhằm nâng cao trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng đồng thời xác định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Qua đó tạo cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ người làm chứng trước những nguy cơ nâng cao hiệu quả của công tác phòng và chống tội phạm, đó là sự cụ thể hoá Nghị quyết số 48-NQ/TƯ ngày 25/5/2005 về chiến lược xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đáp ứng cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước trên mọi lĩnh vực trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế. Phương hướng hoàn thiện như sau:

    Thứ nhất, quan tâm đến lợi ích của người làm chứng và sử dụng biện pháp khuyến khích vật chất mới là một trong những hướng cơ bản để giải quyết tình trạng thiếu hợp tác lâu nay của người làm chứng, chứ không phải là dùng biện pháp cưỡng chế.

    Thứ hai, cần có chương trình bảo vệ nhân chứng cả trong và sau quá trình tố tụng đối với cả những người thân thích của họ bằng cách ban hành luật bảo vệ nhân chứng.

    Thứ ba, tôn trọng nhân chứng trong mọi trường hợp. Đây phải là yêu cầu bắt buộc đối với các chủ thể tiến hành tố tụng.

    Thứ tư, cần có cơ chế bảo đảm các quyền của người làm chứng theo hướng nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng phải bằng mọi biện pháp đảm bảo cho người làm chứng thực hiện các quyền luật định của mình một cách có hiệu quả. Bên cạnh đó để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người làm chứng trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 06/04/2011 04:11:31 PM bỏ ưu tiên
     
    20242 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamchungluatdalat vì bài viết hữu ích
    TechcombankAMC (10/10/2012) khatvongttk (25/03/2011) QuyetQuyen945 (25/03/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #90796   25/03/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào anh Chung!

    QQ rất cảm ơn anh khi đã post đề tài của mình lên diễn đàn để mọi thành viên có thể tham khảo thêm và tích lũy thêm kiến thức cho mình!

    Sau khi đọc xong đề tài thì em xin phép có ý kiến đóng góp thế này!

    thứ nhất, anh chưa nhấn mạnh được rằng, người làm chứng là người có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành tố tụng nhưng không phải là yếu tố quyết định.

    Thứ hai, kiến nghị về vấn đề bảo vệ người làm chứng của anh chỉ dừng lại trong quá trình tiến hành tố tụng mà thôi, như vậy thì sau khi vụ án kết thúc thì sẽ thế nào đây? Sau khi bị cáo bị xử án thì nến như người nhà của bị cáo lại đe dọa, gây nguy hiểm cho người làm chứng thì thế nào? hay là sau này phạm nhân chấp hành án xong sẽ quay lại tìm người làm chứng để "báo thù" thì sao?

    Thứ ba, anh chỉ quan tâm nhiều về vấn đề " thưởng" cho người làm chứng mà chưa đi sâu vào vấn đề "phạt" người làm chứng như thế nào? Nếu như người làm chứng lại có hành vi bất hợp tác, khai báo không đúng, không đầy đủ sự thật thì sao?...

    Trên đây là một số ý kiến của em trao đổi với anh và mọi người !

    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #90818   25/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    đọc bài e thấy nảy ra nhiều vấn đề, và cũng có 1 số thắc mắc như bạn QQ
    Bên cạnh khuyến khích thì cũng nên nêu rõ chế tại xử lý nhưng trường hợp bất hợp tác, vòng vo, đánh lạc hướng,.... răn đe mạnh thì mới khuyến khích và coi đó như quyền và nghĩa vụ của bản thân mình, hợp tác với cơ quan THTT giải quyết nhanh vụ án.
    Ngưòi làm chứng cũng rất ngại rất không muốn ra làm chứng do thân quen, do bị đe doạ trước trong và sau vụ án nên sau khi vụ án kết thúc cũng phải có biện pháp bảo về họ, nếu không còn ai dám ra vạch trần tội ác nữa

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #90819   25/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Xin chào anh Chung!

     Em xin được góp ý đề tài của anh nhé!

     Những điểm quan trọng em muốn góp ý thì QuyetQuyen945 đã đề cập rồi, em không lặp lại.

     Tuy nhiên, theo em điểm quan trọng là những đề xuất, những biện pháp bảo vệ người làm chứng, hay những quyền lợi của người làm chứng...

     Ta phải đề xuất, và phân tích thật chi tiết, thật cụ thể những quyền và nghĩa vụ của nhân chứng, từ đó, mình nêu ra những biện pháp bảo vệ thật cụ thể, chứ không thể chung chung trong đề tài quan trọng này.

     Từ đó mình có những đề xuất cá nhân, mà những đề xuất này phải thực tế, và phải chi tiết rõ ràng..

     Em mạo muội góp ý cùng anh!

     Chúc anh sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống!

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |