Một trong những tranh cãi khi Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ban hành quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ bắt đầu được áp dụng từ 16/12/2015.
Xoay quanh những vấn đề trước khi Chánh án Tòa án nhân tối cao công bố án lệ thì thông tin vụ án, tên và các thông tin của đương sự có nên giữ nguyên và được lưu vào án lệ hay không?
Nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này:
Quan điểm 1: Nên đưa tên và thông tin thật của đương sự
Bởi lẽ việc đưa đúng thông tin này là tôn trọng sự thật, nếu đổi thành tên và thông tin khác thì sẽ gây nhầm lẫn với người khác.
Hơn nữa, nếu nhắc đến vụ án nhưng không nhắc đúng tên và thông tin thật của đương sự thì liệu có làm cho những người làm công tác tư pháp bị nhầm lẫn không?
Mặt khác, việc chuyển đổi thông tin này có thể dẫn đến sự khó hiểu, khó tiếp nhận được thông tin.
Lấy ví dụ điển hình là vụ thảm sát 6 người Bình Phước vừa qua, nếu chuyển sang tên khác mà không lấy tên bị cáo Dương, Tiến và Thoại thì người dân tham dự phiên tòa khi xét xử, cũng như những người làm công tác tư pháp có dễ dàng nhận ra không?
Theo PGS.TS Đỗ Văn Đại: “Chưa kể, nếu đổi tên của người này sang tên người khác sẽ dễ gây nhầm lẫn cho người khác. Tôi ví dụ đương sự đang tên Dũng mà đổi tên thành Hùng thì có thể vô tình trùng tên với ông Hùng nhân chứng, ngay lập tức ông Hùng nhân chứng sẽ nhảy dựng lên nói rằng tại sao lại hài tên tôi trong khi người kia lại không nêu”
Quan điểm 2: Không nên đưa tên và thông tin thật của đương sự
Các thông tin phải được thay đổi nhăm bảo vệ quyền nhân thân của đương sự.
Theo Nguyên Phó Chánh án TAND tối cao Trần Văn Độ và Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Văn Đương: “Với án lệ, quan trọng là nội dung, tình tiết tranh chấp, nhận định và quyết định của tòa chứ không phải là tên tuổi, địa chỉ của đương sự. Nhiều khi với những chi tiết riêng tư của cá nhân như tài sản, thu nhập, con mồ côi…, có ai muốn bị đưa ra công bố cho toàn thế giới biết đâu”
Thấy người nào đưa ra quan điểm của mình cũng có lý, nhưng chỉ được chọn 1, theo các bạn, các bạn ủng hộ quan điểm nào?