Có nên đưa tên thật của đương sự vào án lệ?

Chủ đề   RSS   
  • #411942 02/01/2016

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Có nên đưa tên thật của đương sự vào án lệ?

    Một trong những tranh cãi khi Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ban hành quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ bắt đầu được áp dụng từ 16/12/2015.

    Xoay quanh những vấn đề trước khi Chánh án Tòa án nhân tối cao công bố án lệ thì thông tin vụ án, tên và các thông tin của đương sự có nên giữ nguyên và được lưu vào án lệ hay không?

    Nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này:

    Quan điểm 1: Nên đưa tên và thông tin thật của đương sự

    Bởi lẽ việc đưa đúng thông tin này là tôn trọng sự thật, nếu đổi thành tên và thông tin khác thì sẽ gây nhầm lẫn với người khác.

    Hơn nữa, nếu nhắc đến vụ án nhưng không nhắc đúng tên và thông tin thật của đương sự thì liệu có làm cho những người làm công tác tư pháp bị nhầm lẫn không?

    Mặt khác, việc chuyển đổi thông tin này có thể dẫn đến sự khó hiểu, khó tiếp nhận được thông tin.

    Lấy ví dụ điển hình là vụ thảm sát 6 người Bình Phước vừa qua, nếu chuyển sang tên khác mà không lấy tên bị cáo Dương, Tiến và Thoại thì người dân tham dự phiên tòa khi xét xử, cũng như những người làm công tác tư pháp có dễ dàng nhận ra không?

    Theo PGS.TS Đỗ Văn Đại: “Chưa kể, nếu đổi tên của người này sang tên người khác sẽ dễ gây nhầm lẫn cho người khác. Tôi ví dụ đương sự đang tên Dũng mà đổi tên thành Hùng thì có thể vô tình trùng tên với ông Hùng nhân chứng, ngay lập tức ông Hùng nhân chứng sẽ nhảy dựng lên nói rằng tại sao lại hài tên tôi trong khi người kia lại không nêu”

    Quan điểm 2: Không nên đưa tên và thông tin thật của đương sự

    Các thông tin phải được thay đổi nhăm bảo vệ quyền nhân thân của đương sự.

    Theo Nguyên Phó Chánh án TAND tối cao Trần Văn Độ và Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Đỗ Văn Đương: “Với án lệ, quan trọng là nội dung, tình tiết tranh chấp, nhận định và quyết định của tòa chứ không phải là tên tuổi, địa chỉ của đương sự. Nhiều khi với những chi tiết riêng tư của cá nhân như tài sản, thu nhập, con mồ côi…, có ai muốn bị đưa ra công bố cho toàn thế giới biết đâu”

    Thấy người nào đưa ra quan điểm của mình cũng có lý, nhưng chỉ được chọn 1, theo các bạn, các bạn ủng hộ quan điểm nào?

     
    4350 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    nhatnam1260 (02/01/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #411952   02/01/2016

    hanhntt2190
    hanhntt2190

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/11/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình, án lệ quan trọng là nội dung, tình tiết, nhận định và quyết định của Tòa, thông tin đương sự không ảnh hưởng đến việc áp dụng án lệ.

    Vì vậy, không nên đưa tên và thông tin thật của đương sự để bảo vệ quyền nhân thân của đương sự, nhất là danh dự, gia đình của bị cáo trong vụ án hình sự; nhân thân, tài sản, uy tín... của đương sự trong vụ án dân sự.

    Nếu sợ nhầm lẫn thì có thể thay đổi thành tên dễ phân biệt với tên khác, ví dụ như Võ Văn Tiến có thể đổi thành Võ Văn T chẳng hạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #411957   02/01/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    Việc sửa đổi chi tiết của bản án tức là làm cho bản án không còn "thật", khách quan nữa; Án lệ không thể là bản án không có thật được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    nguyenquoctoa (04/01/2016)
  • #412041   04/01/2016

    nguyenquoctoa
    nguyenquoctoa
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Bình Thuận, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2015
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2302
    Cảm ơn: 118
    Được cảm ơn 76 lần


    hungmaiusa viết:

    Việc sửa đổi chi tiết của bản án tức là làm cho bản án không còn "thật", khách quan nữa; Án lệ không thể là bản án không có thật được.

              Cũng có ý kiến giống Hungmaiusa.

              Mình nghĩ án lệ là án thật có tính đúng đắn trong quá trình tố tụng và đặc trưng cho một hành vi mà Tòa xét xử một phiên khác với hành vi tương tự đương nhiên công nhận kết quả của án lệ, sử dụng án lệ làm cơ sở để tiến hành tố tụng hoặc kết án.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenquoctoa vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (04/01/2016)
  • #411990   02/01/2016

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    Theo tôi thì không nên sửa thông tin tên đương sự (bị cáo) trong các án lệ vì thông thường những bản án này sẽ ban hành công khai.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    nguyenquoctoa (04/01/2016)