Có bằng Cử nhân luật: 25 ngành nghề có thể lựa chọn

Chủ đề   RSS   
  • #559343 30/09/2020

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1904 lần


    Có bằng Cử nhân luật: 25 ngành nghề có thể lựa chọn

    cử nhân luật

    Cử nhân luật : Ảnh minh họa

    Một sự thật “sai lầm” khi nhiều người vẫn đã, đang và từng nghĩ là “HỌC LUẬT CHỈ CÓ THỂ LÀM LUẬT SƯ”. Bạn sẽ phải choáng ngợp với danh mục nghề nghiệp mà Cử nhân luật ra trường có thể lựa chọn con đường tiếp theo trong tương lai của mình.

    STT

    NGÀNH, NGHỀ

    ĐIỀU KIỆN

    1

    Công chứng viên

     

    Sau khi có bằng cử nhân luật, người đó phải tham gia khóa đào tạo nghề công chứng trong 12 tháng tại Học viện Tư pháp. Sau khóa đào tạo chuyên môn, Học viện Tư pháp cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học cho người học.

    Căn cứ: Theo Lut Công chng 2014

    2

    Tư vấn viên

     

    Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

    + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

    + Có Bằng cử nhân luật;

    + Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

    Căn cứ: Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP

    3

    Trợ giúp viên pháp lý

    Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:

    + Có phẩm chất đạo đức tốt;

    + Có trình độ cử nhân luật trở lên;

    + Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;

    + Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;

    + Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.

    Căn cứ: Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017

    4

    Kiểm sát viên

    - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

    - Có trình độ cử nhân luật trở lên.

    - Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.

    - Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật này.

    - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

     Căn cứ: Điều 75 Luật tổ chức kiểm sát nhân dân 2014

    5

    Thư ký tòa

    Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

    Căn cứ: Khoản 1 Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014

    6

    Chấp hành viên

    Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm Chấp hành viên.

    Căn cứ: Khoản 1 điều 18 Luật thi hành án dân sự 2008

    7

    Thẩm phán

    - Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

    - Có trình độ cử nhân luật trở lên.

    - Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

    - Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

    - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

    Căn cứ: Điều 67 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014

    8

    Điều tra viên

    - Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

    - Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.

    - Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.

    - Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.

    - Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

    Căn cứ: Điều 46 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015

    9

    Công an

    Về nguyên tắc, để được vào ngành công an mà trước đó bạn  đã có bằng cử nhân luật thì thông thường cử nhân luật phải tham gia thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND hoặc thực hiện NVQS, khi đáp ứng đủ điều kiện thì có thể đăng ký dự tuyển vào các trường công an.

    10

    Quản tài viên

    Những người sau đây được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên:

    - Luật sư;

    - Kiểm toán viên;

    - Người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.

    Căn cứ: Điều 12 Luật phá sản 2014

    11

    Công chức làm công tác hộ tịch

    - Có trình độ từ trung cấp luật trở lên và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch;

    - Có chữ viết rõ ràng và trình độ tin học phù hợp theo yêu cầu công việc.

    Căn cứ điều kiện thực tế về diện tích, dân số, khối lượng công việc tư pháp, hộ tịch của địa phương, Chính phủ quy định việc bố trí công chức tư pháp - hộ tịch đảm nhiệm công tác hộ tịch chuyên trách.

    Căn cứ: Khoản 2 Điều 72 Luật hộ tịch 2014

    12

    Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại thuộc Bộ phận pháp chế của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam

    Các Ủy viên Ban Giải quyết khiếu nại phải có bằng cử nhân luật;

    Căn cứ: Khoản 2, điều 59 Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010

    13

    Thừa phát lại

    - Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

    - Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    - Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

    - Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

    - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

    Căn cứ: Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

    14

    Kiểm tra viên ngành kiểm sát

    1. Kiểm tra viên cao cấp phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau:

    - Là cử nhân Luật trở lên;

    - Tốt nghiệp lý luận Chính trị cao cấp;

    - Qua đào tạo quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp của Học viện hành chính Quốc gia;

    - Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

    - Sử dụng thành thạo máy vi tính;

    - Biết một ngoại ngữ trình độ C (đọc, dịch, nói thông thường);

    - Có công trình hoặc Đề án tổng hợp sáng tạo được Hội đồng khoa học ngành chấp nhận và đưa vào áp dụng có hiệu quả;

    - Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên và Kiểm tra viên chính;

    - Đã ở ngạch Kiểm tra viên chính hoặc chuyên viên chính ít nhất là 6 năm.

    2. Kiểm tra viên chính phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau:

    - Là cử nhân Luật trở nên;

    - Đạt trình độ lý luận Chính trị trung cấp hoặc tương đương trở lên;

    - Qua đào tạo, quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính của Học viện hành chính Quốc gia;

    - Đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

    - Biết ít nhất một ngoại ngữ ở trình độ B (đọc, dịch thông thường);

    - Sử dụng thành thạo máy vi tính;

    - Có công trình Đề án cải tiến được Hội đồng ngành thừa nhận và đưa vào áp dụng.

    - Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ đối với Kiểm tra viên;

    - Đã ở ngạch Kiểm tra viên hoặc chuyên viên ít nhất là 5 năm.

    3. Kiểm tra viên phải đạt được tiêu chuẩn trình độ như sau:

     - Tốt nghiệp cử nhân Luật;

    - Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát theo nội dung chương trình của Việt Kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Học viện tư pháp;

    - Đã qua công tác chuyên môn, nghiệp vụ pháp lý ít nhất là 3 năm;

    - Biết một ngoại ngữ ở trình độ A;

    - Sử dụng thành thạo máy vi tính.

    Căn cứ: Quyết định 73/2005/QĐ-BNV

    15

    Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng

    Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.

    Căn cứ: Khoản 4, Điều 17 Luật thi hành án hình sự 2019

    16

    Người làm công tác pháp chế tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    Tiêu chuẩn của người làm công tác pháp chế:

    - Công chức pháp chế quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định Nghị định 55/2011/NĐ-CP phải là công chức từ ngạch chuyên viên và tương đương, có trình độ cử nhân luật trở lên.

    Viên chức pháp chế quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định Nghị định 55/2011/NĐ-CP là viên chức có chức danh nghề nghiệp, có trình độ cử nhân luật trở lên.

    - Người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật.

    - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức, viên chức pháp chế quy định tại điểm a và điểm b khoản này, hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với cán bộ pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.

    Căn cứ: Nghị định 55/2011/NĐ-CP

    17

    Thẩm tra viên

     * Tiêu chuẩn ngạch Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên:

    Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:

    - Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;

    Căn cứ: Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017

    18 Luật sư

    Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

    Căn cứ: Luật luật sư

    19

    Chuyên viên pháp lý

     

     

    20

    Giảng viên luật

     

     

    21

    Pháp chế doanh nghiệp

     

     

    22

    Quản trị nhân lực

     

     

    23

    Cán bộ thuế

     

     

    24

    Thu hồi nợ

     

     

    25

    Trợ lý luật sư

     

     

    ...

    Còn ngành, nghề nào nữa không mọi người bổ sung vào topic này nhé!

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 30/09/2020 09:52:09 SA
     
    5081 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    phuoc.loki (03/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #559368   30/09/2020

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Cử nhân luật ở nước ta đang ngày nhiều, cơ hội việc làm của cử nhân cũng phải là ít. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế thì có thể thấy đãi ngộ cho cử nhân luật ở nước ta còn quá hạn chế, mức lương phải gọi là thấp, lại yêu cầu kinh nghiệm nhiều. Khó khăn chồng chất khó khăn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn quachlinh197 vì bài viết hữu ích
    phuoc.loki (03/10/2020) Leley (05/07/2023)