Chính sách ưu đãi của nhà nước

Chủ đề   RSS   
  • #24566 05/09/2008

    thanhvd

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chính sách ưu đãi của nhà nước

    Xin cho tôi hỏi,bạn tôi có con 2 tuổi,gia đình lại rất nghèo, cháu bị bệnh nặng phải điều trị lâu dài tronh bệnh viên, tôi nghe nói nếu gia đình bạn tôi là hộ nghèo thì được hưởng chế độ ưu đãi của bệnh viện như là tiền thuốc, tiền viên phí được miễn giảm có phải không ạ?nếu có chế độ đó xin luật sư cho bạn tôi biết thủ tục xin chế độ và các văn bản liên quan để tôi nói cho bạn tôi thực hiện . Xin trân trọng cảm ơn luật sư
    Cập nhật bởi navelvu ngày 17/03/2010 08:58:12 PM Cập nhật bởi navelvu ngày 16/03/2010 08:28:45 PM
     
    14454 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #24567   05/09/2008

    tranngocnam69
    tranngocnam69

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Khám chữa bệnh

    Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ 1-1-2005 có quy định: "Trẻ em dưới sáu tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền ở các cơ sở y tế công lập”.
    Bạn nói với bạn của bạn liên hệ với chính quyền phường xã nơi cư trú để làm thủ tục nhận thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi.
     
    Báo quản trị |  
  • #24568   06/09/2008

    thanhvd
    thanhvd

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Xin cảm ơn Luật sự . xin cho tôi hỏi thêm có Nghị định nao của Chính phủ và thông tư nào của của bộ hoặc liên bộ hướng dẫn thi hành việc khám chữa bệnh miễn phí ở các cơ sở công lập cho trẻ em dưới 6 tuổi.làm ơn cho tôi biết tên văn bản để tiện tra cứu. Tôi xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #24569   15/09/2008

    Trinhnv_dn
    Trinhnv_dn

    Chồi

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1017
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Khám chữa bệnh

    Bạn có thể căn cứ vào Thông tư liên tịch số 15/2008/TTLT-BTC-BYT hướng dẫn thực hiện khám, chữa bệnh; quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.
    Chúc bạn may mắn.
     
    Báo quản trị |  
  • #38813   30/10/2008

    HS27PQBAN
    HS27PQBAN

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chính sách cho người già

    Kính chào!
    Bà tôi năm nay 98 tuổi, tất cả các chính sách dành cho bà tôi được hưởng cụ thể là gì? Hiện nay hội người cao tuổi tại thị trấn bà tôi sinh sống (HKTT tại đây) chi trả 150000 đồng/tháng là đúng hay sai?
    Khi bà tôi mất thì có được hỗ trợ gì không? Cơ quan nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #38814   29/10/2008

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    Bạn nên xem thêm thông tư sau:

    BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    ******

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    Số: 36/2005/TT-BLĐTBXH

    Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2005 

     

    THÔNG TƯ

    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/2002/NĐ-CP NGÀY 26/03/2002 VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 120/2003/NĐ-CP NGÀY 20/10/2003 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH NGƯỜI CAO TUỔI

    Căn cứ Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2002 và Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh người cao tuổi, Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của các Nghị định này như sau:

    I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

    Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên; người cao tuổi là người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam

    II. CHẾ ĐỘ KHÁM CHỮA BỆNH

    Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên được cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế với mệnh giá bằng mức của người nghèo hoặc khám chữa bệnh miễn phí theo cơ chế thực thanh thực chi tại các cơ sở y tế quy định tại Điều 1 của Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám chữa bệnh cho người nghèo.

    III. CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP XÃ HỘI

    1. Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng hoặc được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý; mức trợ cấp bằng các đối tượng xã hội quy định tại Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội (sau đây viết tắt là Nghị định số 168/2004/NĐ-CP và Nghị định số 07/2000/NĐ-CP); người được nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội còn được hưởng trợ cấp về tư trang, vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày, thuốc chữa bệnh thông thường và mai táng phí khi chết theo quy định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP.

    2. Người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên không có lương hưu, không có trợ cấp xã hội thì được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương; mức trợ cấp bằng các đối tượng xã hội quy định tại Nghị định số 168/2004/NĐ-CP.

    3. Người cao tuổi tàn tật, gia đình thuộc diện nghèo được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương; mức trợ cấp bằng các đối tượng xã hội quy định tại Nghị định số 168/2004/NĐ-CP.

    4. Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không còn người phụng dưỡng hoặc còn người phụng dưỡng nhưng không đủ khả năng để phụng dưỡng; không có nguồn thu nhập thì được xem xét hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng từ ngân sách địa phương; mức trợ cấp bằng các đối tượng xã hội quy định tại Nghị định số 168/2004/NĐ-CP.

    5. Thủ tục, trình tự và Cơ quan có thẩm quyền xem xét những người được hưởng trợ cấp xã hội thực hiện theo Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28/07/2000 và Thông tư số 16/2004/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07/2000/NĐ-CP và Nghị định số 168/2004/NĐ-CP

    IV. MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI KHÁC

    1. Người cao tuổi được miễn các khoản đóng góp các hoạt động xã hội như: Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ an ninh quốc phòng, Quỹ xã hội từ thiện theo Nghị định số 177/1999/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện và các khoản đóng góp khác tại địa phương nơi người cao tuổi cư trú, trừ trường hợp người cao tuổi tự nguyện tham gia đóng góp.

    2. Người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng và hoạt động văn hóa, thể thao được người quản lý phương tiện giao thông và công trình văn hóa, thể dục, thể thao ưu tiên sắp xếp chỗ ngồi phù hợp.

    3. Người cao tuổi được Ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện thuận lợi về sân bãi, dụng cụ, phương tiện thể thao để người cao tuổi hoạt động thể dục thể thao, dưỡng sinh, văn hóa, phù hợp với tâm lý và khả năng của người cao tuổi:

    Ủy ban nhân dân cấp xã có hình thức mừng thọ Người cao tuổi thiết thực phù hợp với thực tế và phong tục tập quán của địa phương.

    4. Người cao tuổi khi trực tiếp tổ chức các hoạt động tạo thu nhập và việc làm được Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện để vay vốn với lãi suất ưu đãi theo chính sách tín dụng của Nhà nước và miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.

    V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm trợ giúp người cao tuổi; lập danh. sách người cao tuổi thuộc diện trợ cấp xã hội thông qua Hội đồng xét duyệt, đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo các mẫu biểu hướng dẫn tại Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 07 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc phòng Nội vụ - Lao động Xã hội cấp huyện; Cơ sở bảo trợ xã hội; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Thông tư số 18/2000/TT-BLĐTBXH. ngày 28 tháng 07 năm 2000 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

    3. Thông tư này thay thế Thông tư số 16/2002/TT-BLĐTBXH ngày 09/12/2002 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    Các quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

    4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.

     

     

    BỘ TRƯỞNG
     
     


    Nguyễn Thị Hằng

     
    Báo quản trị |  
  • #38815   29/10/2008

    phuongcn3
    phuongcn3

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2008
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 135
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chính sách cho người già có quy định tại Nghị Định Số: 67/2007/NĐ-CP

    Trường hợp bà bạn HS27PQBAN theo tôi Nghị Định 67/2007/NĐ-CP đã quy định, bạn nên tham khảo dưới đây. Chúc bạn khoẻ !
    Thông tin chi tiết | Lược đồ
     
    CHÍNH PHỦ
     
    Số: 67/2007/NĐ-CP
     
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----- o0o -----
    Hà Nội , Ngày 13 tháng 04 năm 2007

    NGHỊ ĐỊNH

    Về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

    Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 06 năm 2004;

    Căn cứ Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 06 năm 2006;

    Căn cứ Pháp lệnh về người tàn tật ngày 30 tháng 07 năm 1998;

    Căn cứ Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 04 năm 2000;

    Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 08 năm 2000;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

    NGHỊ ĐỊNH:

    Chương I

    QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Nghị định này quy định chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội.

    Nghị định này quy định chính sách và chế độ trợ giúp cho các đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn, gọi chung là đối tượng bảo trợ xã hội.

    Điều 2. Các chế độ trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Việc trợ cấp, trợ giúp được thực hiện chủ yếu tại gia đình và cộng đồng nơi đối tượng bảo trợ xã hội sinh sống. Mức trợ cấp, trợ giúp được thay đổi tuỳ thuộc vào mức sống tối thiểu của dân cư.

    Các chế độ trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục tiêu. Việc trợ cấp, trợ giúp được thực hiện chủ yếu tại gia đình và cộng đồng nơi đối tượng bảo trợ xã hội sinh sống. Mức trợ cấp, trợ giúp được thay đổi tuỳ thuộc vào mức sống tối thiểu của dân cư.

    Điều 3. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội.

    Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự nguyện giúp đỡ đối tượng bảo trợ xã hội.

    Chương II

    ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

    Điều 4. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm:

    Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm:

    1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

    Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

    2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).

    3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

    4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

    5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.

    6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

    7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

    8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

    9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

    Điều 5. Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 4 của Nghị định này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng.

    Đối tượng thuộc diện trợ cấp xã hội quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 4 của Nghị định này thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội hoặc nhà xã hội tại cộng đồng.

    Điều 6.

    1. Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao gồm:

    a) Hộ gia đình có người chết, mất tích;

    b) Hộ gia đình có người bị thương nặng;

    c) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng;

    d) Hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất, lâm vào cảnh thiếu đói;

    đ) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét;

    e) Người bị đói do thiếu lương thực;

    g) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc;

    h) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú.

    2. Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị đứng ra tổ chức mai táng cho người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng.

    Chương III

    CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP THƯỜNG XUYÊN

    Điều 7.

    1. Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 120.000 đồng (hệ số 1); khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức chuẩn trợ cấp xã hội cũng được điều chỉnh theo cho phù hợp.

    2. Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất đối với từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này như sau:

    Bảng 1.

    Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội

    sống tại cộng đồng do xã, phường quản lý

    Đơn vị tính: nghìn đồng

    TT

    Đối tượng

    Hệ số

    Trợ cấp

    1

    - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên.

    - Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 và đối tượng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4 .

    - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên.

    1,0

    120

    2

    - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS.

    - Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 tàn tật nặng.

    - Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4.

    - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

    1,5

    180

    3

    - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS.

    - Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4.

    - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi dưỡng trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên.

    - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 2 người tàn tật nặng.

    - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi hoặc bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

    2,0

    240

    4

    Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

    2,5

    300

    5

    - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

    - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 3 người tàn tật nặng.

    3,0

    360

    6

    Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 4 người tàn tật nặng.

    4,0

    480

    Bảng 2

    Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội

    sống trong các nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý

     Đơn vị tính: nghìn đồng

    TT

    Đối tượng

    Hệ số

    Trợ cấp

     

    Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 6 Điều 4

    2,0

    240

    Bảng 3

    Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội

    sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội:

    Đơn vị tính: nghìn đồng

    TT

    Đối tượng

    Hệ số

    Trợ cấp

    1

    - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên.

    - Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 4.

    2,0

    240

    2

    - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi.

    - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS.

    - Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4.

    2,5

    300

    Điều 8. Các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng; người tàn tật trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế hoặc được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    Các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng; người tàn tật trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế hoặc được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    Điều 9.

    1. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng, không còn học văn hoá thì được giới thiệu đến các cơ sở dạy nghề để học nghề theo quy định hiện hành của Nhà nước.

    2. Trẻ em mồ côi đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hoá, học nghề; người tàn tật đã phục hồi chức năng; người tâm thần đã ổn định đang ở cơ sở bảo trợ xã hội được đưa trở về địa phương (nơi đối tượng sinh sống trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội). Ủy ban nhân dân cấp xã và gia đình có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện cho họ có việc làm, ổn định cuộc sống.

    3. Trẻ em bị bỏ rơi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội đã đến tuổi trưởng thành nhưng không tiếp tục học văn hoá, học nghề thì cơ sở bảo trợ xã hội và địa phương nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở có trách nhiệm hỗ trợ tạo việc làm, nơi ở và tiếp tục cho hưởng trợ cấp cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.

    Điều 10. Ngoài được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này, các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng, người tàn tật không có khả năng tự phục vụ trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này còn được hưởng thêm các khoản trợ giúp sau:

    Ngoài được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 7 Nghị định này, các đối tượng nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6; trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, cá nhân nêu tại khoản 7 nuôi dưỡng, người tàn tật không có khả năng tự phục vụ trong hộ gia đình nêu tại khoản 8; trẻ em là con của người đơn thân nêu tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này còn được hưởng thêm các khoản trợ giúp sau:

    1. Các đối tượng đang học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.

    2. Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng mức 2.000.000 đồng/người.

    3. Các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý ngoài các khoản trợ giúp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được:

    a) Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày;

    b) Trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 150.000 đồng/người/năm;

    c) Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

    Điều 11. Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở bảo trợ xã hội) quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức quy định trên.

    Căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở bảo trợ xã hội) quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức quy định trên.

    Chương IV

    CHẾ ĐỘ TRỢ GIÚP ĐỘT XUẤT

    Điều 12. Mức trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với các đối tượng quy định tại Điều 6 của Nghị định này như sau:

    Mức trợ cấp cứu trợ đột xuất thấp nhất đối với các đối tượng quy định tại Điều 6 của Nghị định này như sau:

    1. Đối với hộ gia đình:

    a) Có người chết, mất tích: 3.000.000 đồng/người;

    b) Có người bị thương nặng: 1.000.000 đồng/người;

    c) Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 5.000.000 đồng/hộ;

    d) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét: 5.000.000 đồng/hộ.

    2. Cá nhân:

    a) Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng;

    b) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người;

    c) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

    3. Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng.

    Điều 13. Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu tại Điều 12 Nghị định này, được xem xét trợ giúp thêm các khoản sau cho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo:

    Hộ gia đình có người là lao động chính bị chết, mất tích; hộ gia đình bị mất phương tiện sản xuất; hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng, lâm vào cảnh bị đói do thiếu lương thực, ngoài khoản trợ cấp nêu tại Điều 12 Nghị định này, được xem xét trợ giúp thêm các khoản sau cho đến khi hộ thoát khỏi diện nghèo:

    1. Miễn, giảm học phí cho người đang học văn hoá, học nghề.

    2. Được cấp thẻ bảo hiểm y tế hoặc khám chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở chữa bệnh của Nhà nước.

    3. Được vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất.

    Điều 14. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ giúp cụ thể đối với trường hợp nêu tại mục d khoản 1 Điều 6 cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng huy động nguồn lực của địa phương.

    Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ giúp cụ thể đối với trường hợp nêu tại mục d khoản 1 Điều 6 cho phù hợp với tình hình thực tế và khả năng huy động nguồn lực của địa phương.

    Nhà nước khuyến khích các địa phương nâng mức trợ cấp, trợ giúp cao hơn mức thấp nhất quy định tại Điều 12 Nghị định này.

    Chương V

    KINH PHÍ THỰC HIỆN

    Điều 15. Nguồn kinh phí trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng; kinh phí nuôi dưỡng, kinh phí hoạt động bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó đảm bảo theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.

    Nguồn kinh phí trợ giúp thường xuyên tại cộng đồng; kinh phí nuôi dưỡng, kinh phí hoạt động bộ máy, kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó đảm bảo theo phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.

    Điều 16. Cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật (nếu có) do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.

    Cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật (nếu có) do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo chế độ tài chính hiện hành.

    Điều 17. Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm:

    Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm:

    1. Ngân sách địa phương tự cân đối.

    2. Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội.

    3. Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính để tổng hợp đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương.

    Điều 18. Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.

    Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước.

    Chương VI

    TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Điều 19. Trách nhiệm của các Bộ, ngành

    Trách nhiệm của các Bộ, ngành

    1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội và có trách nhiệm:

    a) Chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này;

    b) Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí kinh phí trợ giúp xã hội cho các Bộ, ngành, địa phương; kiểm tra việc bố trí và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội ở các địa phương;

    c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định mức độ thiệt hại về dân sinh và thiếu đói do thiên tai của các địa phương, tổng hợp, đề xuất mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;

    d) Hướng dẫn việc miễn giảm học phí học nghề cho học sinh thuộc diện bảo trợ xã hội.

    2. Bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn việc phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh cho người thuộc diện bảo trợ xã hội và kết luận tình trạng bệnh tật của người tàn tật, người tâm thần, người nhiễm HIV/AIDS và người bị thương do thiên tai gây ra để thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.

    3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn việc miễn, giảm học phí cho học sinh thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định của Nghị định này.

    4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định mức độ thiệt hại về dân sinh và thiếu đói do thiên tai ở các địa phương để hướng dẫn tổ chức thực hiện việc cứu trợ đột xuất.

    5. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí trợ giúp xã hội cho các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra việc bố trí và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội.

    6. Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, triển khai thực hiện Nghị định này.

    Điều 20. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

    Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

    1. Quản lý đối tượng bảo trợ xã hội, chỉ đạo việc xây dựng các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội thuộc địa phương.

    2. Tổ chức thực hiện chế độ trợ giúp xã hội cho các đối tượng quy định tại Nghị định này.

    3. Chỉ đạo cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành chức năng tại địa phương hướng dẫn các tổ chức và cá nhân hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội.

    4. Bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định đảm bảo thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định tại Nghị định này.

    5. Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội ở địa phương.

    Điều 21.

    1. Các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tích cực thông tin, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này.

    2. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên quyên góp giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội, nhất là nạn nhân do thiên tai gây ra.

    Chương VII

    KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

    Điều 22. Tổ chức, cá nhân có nhiều công lao, thành tích đóng góp cho hoạt động trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

    Tổ chức, cá nhân có nhiều công lao, thành tích đóng góp cho hoạt động trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội thì được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

    Điều 23. Tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định của Nghị định này, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính; trường hợp gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Tổ chức, cá nhân vi phạm những quy định của Nghị định này, thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính; trường hợp gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Chương VIII

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 24.

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    2. Các chế độ trợ cấp, trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

    3. Nghị định này thay thế Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 03 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Điều 6 Nghị định số 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật; Điều 6, Điều 9 Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; Nghị định số 120/2003/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 9 của Nghị định số 30/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 03 năm 2002 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Người cao tuổi; Điều 5 Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 03 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp kinh phí cho gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi; Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ giúp đối với hộ gia đình có từ 02 người trở lên không tự phục vụ được do bị hậu quả chất độc hoá học của Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam; các khoản 1, 2, 3 Điều 1 và khoản 1, 2, 3 Điều 2 Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước.

    Điều 25. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

    Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
    <> 
    TM. CHÍNH PHỦ  
    THỦ TƯỚNG  
    (Đã ký)
     
     
     
     
     
    Nguyễn Tấn Dũng  
    Bản quyền thuộc Bộ Tư Pháp
    Ðịa chỉ: 60 Trần Phú- Ba Đình - Hà Nội - Việt Nam
    Tel: 04-7336091 - Fax: 04-7336090
    Email: ttth@moj.gov.vn - Website: www.moj.gov.vn

     
    Báo quản trị |  
  • #25136   19/11/2008

    hahung2111
    hahung2111

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xÓA NỢ CHO XÃ VIÊN HỢP TÁC XÃ

    Gia đình tôi ở Xã Chu Hóa - Việt Trì – Phú Thọ; mới đây có nhận được giấy thông báo của HTX về việc “yêu cầu gia đình thanh toán nợ cũ cho hợp tác xã”. Về vấn đề này, thực tế trước đây hộ gia đình tôi có nợ HTX (từ thời ông cha, những năm trước 1993), nhưng vì gia đình nghèo không có khả năng trả nợ. Từ năm 2000 đến năm 2007 gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo.

    Tôi nghe nói năm 2002, Nhà nước đã có chủ chương xóa nợ cho các xã viên HTX, vậy đến nay xã tôi vẫn yêu cầu gia đình tôi thanh toán nợ cũ là đúng hay sai? Tôi sẽ giải thích với Ban chủ nhiệm HTX qua văn bản nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #25137   18/11/2008

    nganhhong
    nganhhong
    Top 500
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 12341
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Xóa nợ cho xã viên hợp tác xã

        Tùy thuộc hợp tác xã nông nghiệp hay phi nông nghiệp mà bạn có thể tham khảo các quyết định sau của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành dưới đây:
        - Quyết định số 146/2001/QĐ-TTg ngày 02/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ tồn đọng của hợp tác xã nông nghiệp.
        -
    Thông tư số 01/2002/TT-NHNN ngày 30/01/2002 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 146/2001/QĐ-TTg ngày 02/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
        - Thông tư số 31/2002/TT-BTC ngày 29/03/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện xử lý nợ tồn đọng của hợp tác xã nông nghiệp.
        - Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 05/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý nợ tồn đọng của hợp tác xã phi nông nghiệp.
        - Thông tư số 01/2004/TT-NHNN ngày 20/02/2004 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1197/QĐ-TTg ngày 05/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ.
        - Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 18/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện xóa nợ đọng của các hợp tác xã.

     
    Báo quản trị |  
  • #38915   24/07/2009

    xuanphuc_dhytb
    xuanphuc_dhytb

    Sơ sinh

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Con em dân tộc vùng núi có được hưởng trợ cấp của nhà nước không?

    Tôi là sinh viên thuộc đối tượng là con em dân tộc vùng núi.
    vậy tôi có được hưởng trợ cấp của nhà nước không?
    Tên quyết định đó là gì? ra ngày tháng năm nào? có hiệu lực từ khi nào?

    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen vào lúc 24/07/2009 19:55:07
     
    Báo quản trị |  
  • #38916   24/07/2009

    LawSoft02
    LawSoft02

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/07/2009
    Tổng số bài viết (105)
    Số điểm: 731
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    chào bạn

    bạn là sinh viên thuộc đối tượng là con em dân tộc miền núi nên thuộc đối tượng được trợ cấp theo quyết định số 82/2006/QĐ-TTg

    VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỨC HỌC BỔNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ VÀ TRƯỜNG DỰ BỊ ĐẠI HỌC QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 194/2001/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    có hiệu lực từ ngày 14/05/06

    thông tư hướng dẫn số 43/2007/TTLT-BTC-BGDĐT

    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 82/2006/QĐ-TTG NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH MỨC HỌC BỔNG CHÍNH SÁCH VÀ TRỢ CẤP XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÔNG LẬP

    có hiệu lực từ ngày 08/06/2007

     
    Báo quản trị |  
  • #39004   20/01/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Người già trên 80 tuổi được lãnh trợ cấp hàng tháng..

    Bạn tôi hỏi, người già trên 80 tuổi được lãnh trợ cấp 365 ngàn mổi tháng của nhà nước. Không biết có đúng không?
     
    Báo quản trị |  
  • #39005   20/01/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chị TN2008 ạ, cái điều mà bạn chị nói trên là chưa chính xác ạ!

    Theo quy định thì các cụ từ 85 tuổi trở lên (chứ không phải 80), dù đang sống cùng con cháu cũng được trợ cấp. Và, mức trợ cấp là 120.000 đồng/tháng chứ không phải 365.000 đồng:

    NGHỊ ĐỊNH

    Về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội

    (Số: 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2007)

     

    Chương II

    ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

    Điều 4. Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm:  

    1. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

    Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

    2. Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ).

    3. Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

    4. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

    5. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo.

    6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo.

    7. Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

    8. Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ.

    9. Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi.

    Đơn vị tính: nghìn đồng

    TT

    Đối tượng

    Hệ số

    Trợ cấp

    1

    - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên.

    - Đối tượng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 và đối tượng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4 .

    - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên.

    1,0

    120

    2

    - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS.

    - Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 tàn tật nặng.

    - Đối tượng quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 4.

    - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

    1,5

    180

    3

    - Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS.

    - Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4.

    - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi dưỡng trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên.

    - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 2 người tàn tật nặng.

    - Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi hoặc bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

    2,0

    240

    4

    Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi; trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

    2,5

    300

    5

    - Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

    - Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 3 người tàn tật nặng.

    3,0

    360

    6

    Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 4 người tàn tật nặng.

    4,0

    480


     
    Báo quản trị |  
  • #39006   20/01/2009

    TN2008
    TN2008
    Top 500
    Female
    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2008
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn anh nhiều, tôi sẽ gởi cho bạn tôi xem để hiểu rỏ hơn.
    Nếu được như thế thì quá tốt cho người dân.

    Tôi xin hỏi thêm việc, là bà chi tôi ở HCM, cho biết là có quen 1 người hình như chỉ tạm trú ở SG, bị bệnh tim cần vào bệnh viện để mổ, nhưng không có tiền, nếu muốn được miễn tiền nằm viện phải có giấy chứng nhận là hộ nghèo, khi ra nơi bà ta ở thì cán bộ ở đó nói "giờ mà còn người nghèo sao?", vì không có hộ khẩu ở SG, nên không được cấp giấy. Giờ nằm nhà chờ chết không biết làm sao.
    Theo anh trường hợp này bà ta phải làm sao?
     
    Báo quản trị |  
  • #39076   17/03/2009

    Ngongbeo
    Ngongbeo

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    có được hưởng đồng thời chính sách đối với người cao tuổi và người thương binh (đã mất) không?

    Luật sư cho hỏi trong trường hợp gia đình có một người được hưởng chính sách thương binh giờ đã mất,gia đình vẫn nhận được trợ cấp nhưng hiện tại Nhà nước có chính sách đối với người cao tưổi.Hiện tại gia đình có một người cao tuổi nhưng địa phương không thực hiện chính sách với cụ vì lí do gia đình chỉ một người được hưởng chính sách.Xin cho hỏi trong trường hợp này gia đình có được hưởng chính sách cả hai người không ạ?Xin cảm ơn ạ!
     
    Báo quản trị |  
  • #39077   17/03/2009

    ptc_2008
    ptc_2008

    Mầm

    Quảng Bình, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2008
    Tổng số bài viết (42)
    Số điểm: 721
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Hưởng đồng thời cả 2 chế độ Người có công và người cao tuổi? Đúng chế độ. Tại sao không?

    Chào bạn Ngongbeo!

    Tôi không phải là LS nhưng vấn đề bạn hỏi tôi có ý kiến như sau:
    Trợ cấp người có công với cách mạng được quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều  của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.
    Trợ cấp đối với người cao tuổi được quy định tại Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội.
    Điều kiện để hưởng chính sách đối với người cao tuổi được quy định tại điểm 2, 3, Điều 4 của Nghị định 67/2007/NĐ-CP;  Tại điểm 3 của Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP có quy định: Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng do xã, phường, thị trấn quản lý gồm ..." Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội" .
    Đối chiếu với những điểm quy định trên đây thì cụ của bạn nếu đã từ 85 tuổi trở lên thì  được hưởng trợ cấp đối với người cao tuổi.
    Xin nói rỏ thêm với bạn là trợ cấp tuất thương binh không phải là lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.
    Vài vấn đề trao đổi cùng bạn, chúc thành công!

     
    Báo quản trị |  
  • #39078   17/03/2009

    thodong
    thodong



    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2008
    Tổng số bài viết (12)
    Số điểm: 1600
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chế độ chính sách

    mong các anh Luật sư trả lời giúp:
    1. người nhập ngũ năm 1968, tham gia kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường miền Nam, ra quân năm 1977, không thuộc đối tượng thương binh, bệnh binh, mất sức, có được tặng thưởng Huân chương kháng chiến thì có được chế độ ưu đãi gì không?
    2. Phụ nữ là bộ đội từ năm 1966 đến năm 1969, không tham gia kháng chiến chống Mỹ, khi xuất ngũ đã được nhận chế độ phục viên thì có được hưởng chế độ gì nữa không?
    Và áp dụng văn bản nào?
    Xin cảm ơn các anh!
     
    Báo quản trị |  
  • #39079   17/03/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Chào bạn!
    Hiện nay, các địa phương đang triển khai thực hiện chế độ ưu đãi theo văn bản dưới đây: 

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ 
    ------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    -------------

    Số: 142/2008/QĐ-TTg   

    Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2008

     

    QUYẾT ĐỊNH

    VỀ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC CÓ DƯỚI 20 NĂM CÔNG TÁC TRONG QUÂN ĐỘI ĐÃ PHỤC VIÊN, XUẤT NGŨ VỀ ĐỊA PHƯƠNG

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996 đã sửa đổi, bổ sung một số điều ngày 16 tháng 12 năm 2002;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng,

    QUYẾT ĐỊNH

    Điều 1.

    1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

    Quyết định này quy định thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội, đã phục viên, xuất ngũ về địa phương hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng.

    2. Đối tượng không áp dụng:

    a. Những người đang hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng.

    b. Những người thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà đầu hàng địch, phản bội, người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; tính đến ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành mà đang chấp hành án tù chung thân hoặc đã bị kết án về một trong các tội về xâm phạm an ninh quốc gia mà chưa được xóa án tích.

    c. Đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; khoản 2 Điều 1 Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ thì không hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại Điều 3 Quyết định này.

    Điều 2.

    1. Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được thực hiện chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác thực tế trong quân đội, đủ 15 năm được trợ cấp 600.000 đồng/người/tháng; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% trên mức trợ cấp khởi điểm.

    Khi Chính phủ điều chỉnh tiền lương, trợ cấp thì mức hưởng của đối tượng nêu trên được điều chỉnh tương ứng.

    2. Người được hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng từ tháng tiếp theo; thân nhân của người từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần.

    Điều 3.

    Quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, có dưới 15 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (bao gồm cả số tiếp tục công tác sau đó thôi việc), được hưởng chế độ trợ cấp một lần tính theo số năm công tác thực tế trong quân đội, mức hưởng cụ thể như sau:

    Có đủ 2 năm công tác thực tế trong quân đội trở xuống, mức trợ cấp bằng 2.000.000 đồng; từ năm thứ 3 trở đi, mỗi năm được tính hưởng trợ cấp bằng 600.000 đồng;

    Khi tính thời gian hưởng chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.

    Điều 4. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 đã từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 2009, đối tượng quy định tại Điều 3 đã từ trần trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành (bao gồm cả số từ trần khi tại ngũ) thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng; bố đẻ, mẹ đẻ; con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.000.000 đồng.

    Điều 5. Nguồn kinh phí thực hiện các chế độ quy định tại Quyết định này do ngân sách Trung ương bảo đảm.

    Điều 6.

    1. Việc xác nhận, xét duyệt đối tượng hưởng chế độ nêu tại Quyết định này phải bảo đảm công khai, chặt chẽ, chính xác và thuận tiện;

    2. Những người có hành vi làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

    Điều 7.

    1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quyết định này; chỉ đạo tổ chức việc xét duyệt, thẩm định, ra quyết định hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, chuyển về ngành Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện; xét duyệt và chi trả chế độ trợ cấp một lần với đối tượng.

    2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chỉ đạo tiếp nhận, quản lý và chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng đối với đối tượng theo quy định.

    3. Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí ngân sách hàng năm để thực hiện chế độ và lệ phí chi trả theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

    4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ đối với đối tượng.

    Điều 8.

    1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    2. Chế độ trợ cấp hàng tháng quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

    3. Đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 1 Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005; khoản 2 Điều 1 Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ đủ điều kiện chuyển sang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng thì ngành Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện truy thu khoản trợ cấp một lần đã nhận vào ngân sách nhà nước.

    Điều 9. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

     

    Nơi nhận:
    - Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
    - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
    - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    - Văn phòng Chủ tịch nước;
    - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    - Văn phòng Quốc hội;
    - Tòa án nhân dân tối cao;
    - Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
    - Kiểm toán Nhà nước;
    - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    - BQL KKTCKQT Bờ Y;
    - Ngân hàng Chính sách Xã hội;
    - Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    - VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    - Lưu: Văn thư, KGVX (5b).

    KT. THỦ TƯỚNG
    PHÓ THỦ TƯỚNG




    Nguyễn Sinh Hùng

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #39134   25/04/2009

    thanh2009
    thanh2009

    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2009
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đối tượng bảo trợ XH

    Theo Nghị Định 67-2007 CP, đối tượng bảo trợ XH trong đó có người cao tuổi "Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội". Vậy xin hỏi với người không xác định được ngày tháng sinh, chỉ biết năm, vd SN 1924, thì thời điểm nào được hưởng trợ cấp XH? Tháng 1/2009, 7/2009 hay 1/2010? Hồ sơ xin trợ cấp XH gồm những gì? Xin quý anh chị LS tư vấn giúp, cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #39135   25/04/2009

    bennytruc
    bennytruc

    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2006
    Tổng số bài viết (69)
    Số điểm: 5438
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 6 lần


    cáh tính tuổi

    Mình dựa vào một văn bản khác mà có cách tính tuổi như sau:
    Nghị định số 19/2004/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003:

    Điều 3. Cách tính tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử

    .....................

    - Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh (dương lịch) của năm trước đến ngày, tháng, năm sinh (dương lịch) của năm sau.

    - Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.

    - Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.

    Về thủ tục thì bạn có thể tham khảo văn bản dưới đây nhé:

    Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xă hội do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành để hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ.

     
    Báo quản trị |  
  • #601348   31/03/2023

    nitrum01
    nitrum01
    Top 500


    Vietnam
    Tham gia:25/12/2022
    Tổng số bài viết (279)
    Số điểm: 2022
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 35 lần


    Chính sách ưu đãi của nhà nước

    Em xin chia sẽ một số thông tin sau:

    Hiện tại theo quy định của Luật bảo hiểm y tế thì trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi thuộc nhóm đối tượng do Nhà nước đóng, do đó anh liên hệ đến UBND xã, hoặc cơ quan BHXH nơi cháu bé sinh sống để được cấp thẻ ạ.

     

     
    Báo quản trị |