Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý?

Chủ đề   RSS   
  • #608835 23/02/2024

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (435)
    Số điểm: 3330
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 52 lần


    Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý?

    Hiện nay, việc thực hiện trợ giúp pháp lý ngày càng được phổ biến trong xã hội. Vậy người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm những ai và phải tuân thủ quy định như thế nào trong quá trình công tác của mình?

    Người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ có những ai?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ bao gồm:

    - Trợ giúp viên pháp lý;

    - Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

    - Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;

    - Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

    Theo đó, người thực hiện trợ giúp pháp lý bao gồm trợ giúp viên pháp lý, luật sư, tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên trợ giúp pháp lý.

    Người thực hiện trợ giúp pháp lý có những quyền nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 như sau:

    - Thực hiện trợ giúp pháp lý;

    - Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;

    - Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và theo quy định của pháp luật về tố tụng;

    - Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;

    - Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

    - Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;

    - Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;

    - Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, pháp luật quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý sẽ có các quyền nêu trên

    Các hành vi nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý mà người thực hiện trợ giúp pháp lý nên biết?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý như sau:

    - Nghiêm cấm tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý có hành vi sau đây:

    + Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;

    + Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;

    + Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp người được trợ giúp pháp lý đồng ý bằng văn bản hoặc luật có quy định khác;

    + Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý, trừ trường hợp quy định tại Luật này và quy định của pháp luật về tố tụng;

    + Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;

    + Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.

    Như vậy, trên đây là các hành vi bị nghiêm cấm của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý nên biết.

    Từ những căn cứ nêu trên, có thể thấy trợ giúp pháp lý đang là ngành nghề đang quan tâm, những người thực hiện trợ giúp pháp lý cần phải nắm bắt, hiểu biết quy định pháp luật để tránh những hậu quả pháp lý xảy ra.

     
     
    63 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận