Bến xe hàng như thế nào mới đạt quy chuẩn?

Chủ đề   RSS   
  • #609066 05/03/2024

    phucpham2205
    Top 500
    Lớp 5

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 6501
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 134 lần
    SMod

    Bến xe hàng như thế nào mới đạt quy chuẩn?

    Ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành Thông tư 47/2023/TT-BGTVT về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe hàng. Vậy bến xe hàng là gì? Bến xe hàng như thế nào thì mới đạt quy chuẩn?

    (1) Bến xe hàng là gì?

    Căn cứ theo Khoản 13 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về bến xe hàng như sau:

    “Bến xe ô tô hàng (bến xe hàng) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa.”

    Như vậy, bến xe ô tô hàng hay còn gọi là bến xe hàng là là điểm tập kết quan trọng trong hệ thống giao thông đường bộ. Chức năng chính của bến xe hàng là giúp xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng.

    (2) Bến xe hàng như thế nào mới đạt quy chuẩn?

    QCVN 114:2023/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 47/20223/TT-BGTVT sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ 01/07/2024, Quy chuẩn này quy định một bến xe hàng đạt chuẩn phải đáp ứng được những quy định như sau:

    Quy định chung:

    - Điểm đấu nối của đường ra - vào bến xe hàng với đường quốc lộ phải được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định 11/2010/NĐ-CP.

    - Đường ra, vào bến xe hàng phải được thiết kế bảo đảm lưu thông an toàn của phương tiện ra, vào bến.

    - Đường lưu thông trong bến xe hàng: Có biển báo hiệu, vạch kẻ đường để đảm bảo an toàn. 

    - Phòng cháy chữa cháy: Tuân thủ quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy. 

    - An toàn: Các công trình, thiết bị phải bảo đảm an toàn cho người, hàng hóa và phương tiện. Bố trí tách biệt các khu vực xếp dỡ, bảo quản theo loại hàng hóa (khô, tươi sống, dễ cháy nổ, nguy hiểm...). 

    - Hệ thống điện, nước, chiếu sáng, thông tin liên lạc: Đảm bảo theo quy định tại QCVN 07-1:2016/BXD, QCVN 07-2:2016/BXD, QCVN 07-5:2016/BXD, QCVN 07-7:2016/BXD, QCVN 07-8:2016/BXD và QCVN 07-9:2016/BXD.

    Quy định về các hạng mục cơ bản: gồm 02 nhóm là: các công trình bắt buộc và các công trình dịch vụ thương mại.

    - Các công trình bắt buộc gồm:

    + Văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ

    + Khu vệ sinh

    + Cây xanh, thảm cỏ

    + Đường ra, vào bến xe hàng

    + Hệ thống cung cấp thông tin

    + Hệ thống thoát nước

    + Hệ thống phòng cháy và chữa cháy

    + Bãi đỗ xe ô tô hàng hóa.

    - Các công trình dịch vụ thương mại: tùy theo nhu cầu kinh doanh của bến xe hàng.

    Quy định về diện tích tối thiểu và các hạng mục công trình: 

    - Phân loại: Bến xe hàng được chia thành 06 loại khác nhau. Quy định về các hạng mục công trình tương ứng với từng loại bến xe hàng như trong bảng sau đây:

    STT

    Tiêu chí phân loại

    ĐVT

    Loại bến xe hàng

    Loại 1

    Loại 2

    Loại 3

    Loại 4

    Loại 5

    Loại 6

    1

    Tổng diện tích (tối thiểu)

    m2

    30.000

    20.000

    10.000

    5.000

    3.000

    1.000

    2

    Trang thiết bị bốc, xếp bằng cơ giới

     

    Không bắt buộc

    Không bắt buộc

    Không bắt buộc

    Không bắt buộc

    3

    Văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ (tối thiểu)

    Chỗ

    Có, diện tích theo nhu cầu

    4

    Diện tích khu vệ sinh

    m2

    Có, diện tích theo nhu cầu

    5

    Diện tích dành cho cây xanh, thảm cỏ

    m2

    Tỷ lệ diện tích cây xanh, thảm cỏ tối thiểu 1% tổng diện tích

    6

    Đường xe ra, vào bến

    -

    riêng biệt

    riêng biệt

    riêng biệt

    Chung hoặc riêng biệt

    Chung hoặc riêng biệt

    Chung hoặc riêng biệt

    7

    Mặt sân bến

    -

    Nhựa hoặc bê tông xi măng

    8

    Hệ thống cung cấp thông tin

    Có hệ thống phát thanh, thông tin chỉ dẫn lái xe

    9

    Hệ thống thoát nước

    Có hệ thống tiêu thoát nước theo quy định tại QCVN 07-2:2016/BXD

    10

    Hệ thống phòng cháy và chữa cháy

    Theo quy định về phòng cháy, chữa cháy

    Ngoài ra, bến xe hàng còn phải được ngăn cách với khu vực xung quanh bằng tường rào. Ngoại trừ trường hợp bến xe hàng nằm trong khu vực cửa khẩu, khu công nghiệp, cảng và bến xe hàng nằm trong khu hạ tầng kỹ thuật khác đã có tường rào ngăn cách biệt lập với khu vực xung quanh.

    QCVN 114:2023/BGTVT còn quy định chi tiết về tiêu chuẩn của các hạng mục như sau:

    Hạng mục

    Quy định chi tiết

    Bãi đỗ xe và đường lưu thông

    - Thiết kế: Hướng đỗ xe hợp lý, phù hợp với quy mô diện tích và không gian của bến xe hàng. Đáp ứng nhu cầu đỗ xe của từng loại phương tiện. Bảo đảm an toàn, thuận tiện. 

    - Diện tích: Diện tích tối thiểu cho một vị trí đỗ của xe ô tô tải là 40 m2. Có vạch sơn để phân định rõ từng vị trí đỗ xe theo quy định tại QCVN 07-4:2016/BXD

    - Đường lưu thông: Có các biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Có bán kính quay xe phù hợp (bán kính tối thiểu không nhỏ hơn 10m tính theo tim đường) theo quy định tại QCVN 07-4:2016/BXD  để đảm bảo cho các loại phương tiện lưu thông an toàn. 

    - Đường ra, vào bến: Thiết kế theo quy định tại QCVN 07-4:2016/BXD đảm bảo lưu thông. Hạn chế tối thiểu xung đột giữa dòng phương tiện vào và ra. Hệ thống báo hiệu, rào chắn và các công trình đảm bảo an toàn giao thông khác được thiết kế, lắp đặt theo quy định tại QCVN 41: 2019/BGTVT.

    Khu vệ sinh

    - Biển chỉ dẫn: rõ ràng, dễ nhận biết bảo đảm thuận tiện cho người sử dụng. Vị trí bố trí không ảnh hưởng đến môi trường của các khu vực khác trong bến xe hàng.

    - Đảm bảo: chống thấm, chống ẩm ướt, thoát mùi hôi thối, thông thoáng, tường, mặt sàn và thiết bị sạch sẽ, số lượng, chất lượng các loại thiết bị vệ sinh theo quy định.

    - Được thông gió và đảm bảo vệ sinh môi trường

    - Nền và tường: sử dụng loại vật liệu dễ làm vệ sinh

    - Chậu để rửa tay: tại vị trí bố trí nên được lắp đặt bàn, gương, móc treo.

    - Hệ thống thoát nước: bảo đảm không để nước ứ đọng trên nền trong khu vệ sinh.

    Hệ thống cấp thoát nước

    - Hệ thống cấp nước: bảo đảm hoạt động ổn định, có khả năng cung cấp đủ lượng nước cho nhu cầu sử dụng của bến xe hàng

    - Trong trường hợp tự khai thác nguồn nước: chất lượng nước phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt bảo đảm đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu chất lượng theo quy định tại QCVN 01-1:2018/BYT

    - Hệ thống thoát nước: bao gồm hệ thống thoát nước thải và hệ thống thoát nước mưa và đấu nối với hệ thống thoát nước tại địa phương. Đồng thời, bảo đảm không để ứ đọng nước làm gián đoạn hoạt động của bến xe hàng.

    Phòng cháy chữa cháy

    - Xây dựng và lắp đặt các trang thiết bị phòng và chống cháy, chữa cháy theo đúng quy định tại QCVN 06:2022/BXD 

    - Niêm yết quy định về phòng và chống cháy, chữa cháy trong khu vực bến xe hàng.

    Bảo vệ môi trường

    - Thu gom, xử lý nước thải theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT

    - Bố trí đủ thùng rác tại tất cả các khu vực để bảo đảm vệ sinh môi trường

    - Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh trong khu vực

    Hệ thống cung cấp thông tin

    - Có hệ thống phát thanh và bảng thông tin chỉ dẫn cố định (hoặc màn hình điện tử). Niêm yết về thông tin giá các loại dịch vụ cung cấp.

    - Trường hợp có xe hoạt động vận tải quốc tế phải cung cấp thông tin quy định tại điểm 2.3.8.1 QCVN 114:2023/BGTVT tối thiểu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

    (3) Quản lý và tổ chức thực hiện kinh doanh bến xe hàng

    Về quản lý bến xe hàng:

    Bến xe hàng muốn được đưa vào khai thác cần phải thực hiện công bố theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Mẫu công bố đưa bến xe hàng vào khai thác được quy định tại Phụ lục A của QCVN 114:2023/BGTVT.

    Xem và tải về Mẫu công bố đưa bến xe hàng vào khai thác tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/05/mau-cong-bo-dua-ben-xehang-vao-khai-thac.docx

    Bến xe hàng sau khi nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các hạng mục công trình làm thay đổi các tiêu chí phân loại bến xe theo quy định tại bảng 1 của QCVN 114:2023/BGTVT hoặc thay đổi đơn vị kinh doanh bến xe hàng thì phải thực hiện công bố lại. Việc công bố lại thực hiện theo quy định nêu trên.

    Về tổ chức thực hiện:

    - Đối với đơn vị kinh doanh bến xe hàng:

    + Tuân thủ các quy định tại QCVN 114:2023/BGTVT và các quy định pháp luật có liên quan.

    + Thực hiện quy định về việc Quản lý bến xe hàng như đã nêu trên và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin công bố.

    + Sử dụng công nghệ thông tin để lưu trữ, trích xuất liên quan đến thông tin xe ra, vào bến và cung cấp dữ liệu cho Sở Giao thông vận tải địa phương khi có yêu cầu.

    - Đối với Sở giao thông vận tải:

    + Tiếp nhận văn bản công bố của đơn vị kinh doanh bến xe hàng trên địa bàn địa phương. 

    + Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn trên địa bàn mình quản lý.

    - Đối với Cục Đường bộ Việt Nam: chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, việc thực hiện Quy chuẩn này.

    Tổng kết lại, bến xe hàng hay còn gọi là bến xe ô tô hàng là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, thực hiện chức năng phục vụ xe ô tô vận tải hàng hóa xếp, dỡ hàng hóa và các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải hàng hóa. Đơn vị muốn kinh doanh bến xe hàng cần thực hiện theo đúng quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe hàng.

     
    39 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận