05 trường hợp đình công bất hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #518100 13/05/2019

    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    05 trường hợp đình công bất hợp pháp

    Đình công là quyền lợi hợp pháp của người lao động, được pháp luật lao động thừa nhận. Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Lao động 2012 thì “đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”.

    Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

    Một cuộc đình công hợp pháp phải được thực hiện theo trình tự sau:

    1. Lấy ý kiến tập thể lao động.

    2. Ra quyết định đình công.

    3. Tiến hành đình công.

    Mặc dù, pháp luật thừa nhận đình công là quyền của người lao động tuy nhiên, không phải cuộc đình công nào cũng được coi là hợp pháp và được pháp luật thừa nhận. Theo quy định tại Điều 215 thì những trường hợp đình công bất hợp pháp gồm:

    1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

    2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

    3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

    4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

    5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

    Có thể thấy, đình công là giải pháp sau cùng mà người lao động nên lựa chọn khi có các tranh chấp lao động tập thể về vật chất nhằm đạt được yêu cầu của mình. Tuy nhiên, những người lao động hãy lựa chọn đình công khi thật cần thiết và lựa chọn hình thức phù hợp, nhằm bảo vệ được lợi ích của mình nhưng không gây nhiều thiệt hại cho người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, hãy tổ chức đình công phù hợp, không trái quy định pháp luật để hạn chế những rủi ro cũng như đảm bảo được quyền lợi cho mình.  

     
    27662 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    admin (12/04/2023) thanghi.info (14/05/2020) TRUTH (31/08/2019) thoangnet (14/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #546078   14/05/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Hiện nay hầu hết, các cuộc đình công diễn ra đều là đình công bất hợp pháp, đa phần đều do bột phát mà không tuân theo trình tự, thủ tục, quy trình nhất định của pháp luật.
    Để giải quyết tình trạng này, cần thiết lập một cơ chế để các tổ chức công đoàn thực sự là người đại diện quyền lợi hợp pháp của người lao động; phải đủ sức mạnh để bảo vệ người lao động; đồng thời cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật tới người lao động để họ biết cách sử dụng các quyền của người lao động mà tự bảo vệ mình, cũng như biết đấu tranh một cách có tổ chức, đúng pháp luật mỗi khi lợi ích của họ bị xâm phạm. Xây dựng một quan hệ lao động lành mạnh giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua thương lượng tập thể, đối thoại xã hội.
     
    Báo quản trị |  
  • #552853   26/07/2020

    Khi có quyết định của Toà án về cuộc đình công được xem là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Nếu gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, người lao động còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

     
    Báo quản trị |  
  • #559052   29/09/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Thật ra thì chả người lao động nào muốn đình công cả, tuy nhiên bởi vì có sự xâm phạm và lợi ích hợp pháp của họ nên họ mới đình công. Tuy nhiên, do kiến thức pháp luật còn hạn chế nên nhiều cuộc đình công trở thành cuộc đình công bất hợp pháp. Do đó, mỗi cá nhân người lao động nên tìm hiểu thêm kiến thức pháp luật, để nếu có xảy ra đình công thì cuộc đình công nên là cuộc đình công hợp pháp.

     
    Báo quản trị |  
  • #559121   29/09/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề 05 trường hợp đình công bất hợp pháp được nêu ra bên trên, theo quan điểm cá nhân của mình thì để xác định là đình công hợp pháp là rất khó nên mình thấy những vụ lên báo đình công đều bị xác định là đình công bất hợp pháp, theo mình thấy quy định về việc đình công này cần được chi tiết hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #563960   30/11/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Thật sự thì chả có người lao động nào muốn đình công cả, ai cũng muốn kiếm thêm thu nhập để lo cho cuộc sống của bản thân cũng như gia đình. Tuy nhiên, khi tiến hành đình công thì người lao động cần nên biết đình công như thế nào là hợp pháp, đình công như thế nào là bất hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho bản thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #581864   28/03/2022

    05 trường hợp đình công bất hợp pháp

    Về vấn đề này, tại Bộ luật Lao động 2019 có quy định lại các trường hợp đình công bất hợp pháp như sau:

    • Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
    • Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
    • Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
    • Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
    • Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
    • Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #581996   29/03/2022

    05 trường hợp đình công bất hợp pháp

    Cảm ơn chia sẻ của tác giả, bên cạnh đó Sau khi quyết định của tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công được công bố, nếu cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và làm việc trở lại.

    Nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

    Trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #583741   30/04/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    05 trường hợp đình công bất hợp pháp

    Cảm ơn bạn đã cung cấp những nội dung trên. Trên thực tế, quyền đình công được ra đời nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, tránh tình trạng người lao động bị người sử dụng lao động ép, bóc lột sức lao động trong quá trình làm việc. Chính vì vậy cần phải tuyên truyền kiến thức pháp luật về lao động nói chung và đình công nói riêng để người lao động được nắm rõ.

     
    Báo quản trị |  
  • #583786   30/04/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 5096
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    05 trường hợp đình công bất hợp pháp

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin vô cùng hữu ích về 05 trường hợp đình công bất hợp pháp.

    Người lao động cần lưu ý các quy định này để việc đình công đạt được mục đích thay vì sẽ bị xử phạt nếu bị coi là đình công bất hợp pháp theo quy định của Bộ luật Lao động 2019.

     
    Báo quản trị |  
  • #583793   30/04/2022

    05 trường hợp đình công bất hợp pháp

    Theo quy định Bộ luật lao động 2019 quy định các trường hợp đình công bất hợp pháp:
    Điều 204. Trường hợp đình công bất hợp pháp
     
    1. Không thuộc trường hợp được đình công quy định tại Điều 199 của Bộ luật này.
     
    2. Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
     
    3. Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành đình công theo quy định của Bộ luật này.
     
    4. Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật này.
     
    5. Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật này.
     
    6. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 210 của Bộ luật này.
     
    Báo quản trị |