05 trường hợp đình công bất hợp pháp

Chủ đề   RSS   
  • #518100 13/05/2019

    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    05 trường hợp đình công bất hợp pháp

    Đình công là quyền lợi hợp pháp của người lao động, được pháp luật lao động thừa nhận. Theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Lao động 2012 thì “đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động”.

    Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

    Một cuộc đình công hợp pháp phải được thực hiện theo trình tự sau:

    1. Lấy ý kiến tập thể lao động.

    2. Ra quyết định đình công.

    3. Tiến hành đình công.

    Mặc dù, pháp luật thừa nhận đình công là quyền của người lao động tuy nhiên, không phải cuộc đình công nào cũng được coi là hợp pháp và được pháp luật thừa nhận. Theo quy định tại Điều 215 thì những trường hợp đình công bất hợp pháp gồm:

    1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

    2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

    3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

    4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

    5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.

    Có thể thấy, đình công là giải pháp sau cùng mà người lao động nên lựa chọn khi có các tranh chấp lao động tập thể về vật chất nhằm đạt được yêu cầu của mình. Tuy nhiên, những người lao động hãy lựa chọn đình công khi thật cần thiết và lựa chọn hình thức phù hợp, nhằm bảo vệ được lợi ích của mình nhưng không gây nhiều thiệt hại cho người sử dụng lao động. Bên cạnh đó, hãy tổ chức đình công phù hợp, không trái quy định pháp luật để hạn chế những rủi ro cũng như đảm bảo được quyền lợi cho mình.  

     
    27663 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    admin (12/04/2023) thanghi.info (14/05/2020) TRUTH (31/08/2019) thoangnet (14/05/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #518110   14/05/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


    Hậu quả của đình công trái pháp luật:

     Thứ nhất,  Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

    Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn Người sử dụng lao động xác định giá trị thiệt hại do cuộc đình công bất hợp pháp gây ra bao gồm:

    a)     Thiệt hại về máy móc, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hư hỏng sau khi trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý, tái chế (nếu có);

    b)      Chi phí khắc phục hậu quả do đình công bất hợp pháp gây ra gồm: Vận hành máy móc thiết bị theo yêu cầu công nghệ; sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị bị hư hỏng; tái chế nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm bị hư hỏng; bảo quản nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm trong thời gian diễn ra đình công; vệ sinh môi trường; bồi thường khách hàng hoặc phạt vi phạm hợp đồng do đình công xảy ra.  lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Thứ hai, đối với Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Mức độ xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào Nghị định 95/2013/NĐ- CP.

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thoangnet vì bài viết hữu ích
    TRUTH (31/08/2019) enychi (01/09/2019)
  • #518121   14/05/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Đình công trái luật gia tăng, lỗi không phải hoàn toàn thuộc về người lao động. Theo quy định, đình công chỉ được tiến hành sau khi trải qua bước hòa giải, tức là chỉ được đình công sau thời hạn 3 ngày nếu hòa giải không thành hoặc sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện đúng thỏa thuận. Bên cạnh đó, đình công phải diễn ra đúng trình tự: lấy ý kiến tập thể lao động; ra quyết định đình công; tiến hành đình công. Nếu trên 50% công nhân được lấy ý kiến đồng ý, Công đoàn mới ra quyết định đình công và thông báo cho chủ doanh nghiệp ít nhất 5 ngày trước khi đình công. Tuy nhiên, việc phải trải qua nhiều cấp bậc và thủ tục kéo dài là cái khó đối với tổ chức Công đoàn. Do đó, Cần cắt giảm bớt thủ tục

     
    Báo quản trị |  
  • #518419   18/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    thuytrangak viết:

    Đình công trái luật gia tăng, lỗi không phải hoàn toàn thuộc về người lao động. Theo quy định, đình công chỉ được tiến hành sau khi trải qua bước hòa giải, tức là chỉ được đình công sau thời hạn 3 ngày nếu hòa giải không thành hoặc sau thời hạn 5 ngày kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện đúng thỏa thuận. Bên cạnh đó, đình công phải diễn ra đúng trình tự: lấy ý kiến tập thể lao động; ra quyết định đình công; tiến hành đình công. Nếu trên 50% công nhân được lấy ý kiến đồng ý, Công đoàn mới ra quyết định đình công và thông báo cho chủ doanh nghiệp ít nhất 5 ngày trước khi đình công. Tuy nhiên, việc phải trải qua nhiều cấp bậc và thủ tục kéo dài là cái khó đối với tổ chức Công đoàn. Do đó, Cần cắt giảm bớt thủ tục

    Đúng rồi, trình tự và thủ tục đình công thực tế còn quá rườm rà, rắc rối, và không phải người lao động nào cũng hiểu rõ được đình công là quyền lợi và trình tự tổ chức đình công đúng là như thế nào. Hơn nữa, đình công đều phải qua tổ chức công đoàn kể cả ở nơi có tổ chức công đoàn cơ sở hay ở nơi không có tổ chức công đoàn cơ sở. Do đó, cần cắt giảm bớt thủ tục. 

     
    Báo quản trị |  
  • #518485   19/05/2019

    Thực tế là người lao động đã muốn đình công thì sẽ đình công theo hướng tự phát. Không phải người ta không muốn thực hiện theo hướng đúng luật mà là luật quá phức tạp. Hơn nữa trên thực tế, nếu tổ chức đình công tự phát thì gần như chắc chắn sẽ có tổ chức hòa giải cơ sở xuống giải quyết. Như vậy thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #518489   19/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


     

    LuatThanhLuat viết:

     

    Thực tế là người lao động đã muốn đình công thì sẽ đình công theo hướng tự phát. Không phải người ta không muốn thực hiện theo hướng đúng luật mà là luật quá phức tạp. Hơn nữa trên thực tế, nếu tổ chức đình công tự phát thì gần như chắc chắn sẽ có tổ chức hòa giải cơ sở xuống giải quyết. Như vậy thì vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn

     

     

    Theo Luật thì khi mà người lao động đình công không đúng trình tự, thủ tục thì "Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tuyên bố cuộc đình công vi phạm trình tự, thủ tục và thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi việc tổ chức và lãnh đạo đình công không tuân theo quy định tại Điều 212 và Điều 213 của Bộ luật này.

    Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường". 

    Như vậy không biết vấn đề sẽ được giải quyết nhanh hơn hay là không đây?

    Cập nhật bởi Haitran1995 ngày 19/05/2019 05:38:13 CH sửa cỡ chữ
     
    Báo quản trị |  
  • #518502   19/05/2019

    Tất nhiên là nhanh hơn bởi vì những lý do sau đây:

    Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật mà ban đang trích dẫn:

    "Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường".

    Trong trường hợp có đình công vi phạm trình tự thủ tục thì UBND huyện tổ chức buổi gặp gỡ trong thời hạn 12h để hòa giải, tìm biện pháp giải quyết. Như vậy, trong quy định của pháp luật đã bao hàm quy trình "rút gon thời gian giải quyết".

    Thứ hai: Thứ mà người lao động mong muốn là quyền lợi chứ không phải là một cuộc đình công. Người lao động không thật sự quan tâm đến hậu quả một cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục và cho dù có bất kỳ biện pháp gì mà không thỏa mãn được quyền lợi thì đình công không bao giờ kết thúc.Hơn nữa, xuất phát từ lợi ích của người sử dụng lao động là "hoạt động bình thường", và xuất phát từ lợi ích của nhà nước là bảo đảm nền chính trị xã hội ổn định, nếu có "đình công" thì các bên sẽ cố gắng giải quyết nhanh nhất.

    Như vậy, chỉ cần tổ chức một cuộc đình công tự phát đủ lớn, mọi chuyên sẽ được giải quyết nhanh chóng.

    Ý kiến của bạn thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #518510   19/05/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    LuatThanhLuat viết:

    Tất nhiên là nhanh hơn bởi vì những lý do sau đây:

    Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật mà ban đang trích dẫn:

    "Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được thông báo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động, công đoàn cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp gặp gỡ người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên để nghe ý kiến và hỗ trợ các bên tìm biện pháp giải quyết, đưa hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường".

    Trong trường hợp có đình công vi phạm trình tự thủ tục thì UBND huyện tổ chức buổi gặp gỡ trong thời hạn 12h để hòa giải, tìm biện pháp giải quyết. Như vậy, trong quy định của pháp luật đã bao hàm quy trình "rút gon thời gian giải quyết".

    Thứ hai: Thứ mà người lao động mong muốn là quyền lợi chứ không phải là một cuộc đình công. Người lao động không thật sự quan tâm đến hậu quả một cuộc đình công không đúng trình tự thủ tục và cho dù có bất kỳ biện pháp gì mà không thỏa mãn được quyền lợi thì đình công không bao giờ kết thúc.Hơn nữa, xuất phát từ lợi ích của người sử dụng lao động là "hoạt động bình thường", và xuất phát từ lợi ích của nhà nước là bảo đảm nền chính trị xã hội ổn định, nếu có "đình công" thì các bên sẽ cố gắng giải quyết nhanh nhất.

    Như vậy, chỉ cần tổ chức một cuộc đình công tự phát đủ lớn, mọi chuyên sẽ được giải quyết nhanh chóng.

    Ý kiến của bạn thế nào?

     

    Ý kiến của mình là, mình đồng ý một phần với ý kiến của bạn. Mình đồng ý khi đã tổ chức một cuộc đình công, điều mà người lao động cần là giải quyết được lợi ích mà mình mong muốn, và họ không quan tâm đến trình tự, thủ tục đúng quy định pháp luật của một cuộc đình công là như thế nào nên chỉ cần thỏa mãn được lợi ích thì mọi thứ sẽ trở lại bnhf thường.

    Mình cũng đồng ý là theo lý thuyết, nếu trong 12 giờ UBND huyện tổ chức buổi gặp gỡ trong  để hòa giải  thì cuộc đình công sẽ được giải quyết nhanh. Nhưng Gặp gỡ ở đây là để hòa giải và tìm biện pháp giải quyết, không có nghĩa là vấn đề sẽ được giải quyết. Người lao động tổ chức đình công theo mình nghĩ là nhằm mục đích gây tác động đến người sử dụng lao động, chứ không nhằm mục đích để cơ quan chức năng xuống giải quyết, nên là nếu nhanh nhất chỉ có thể là người sử dụng lao động thỏa hiệp và đáp ứng yêu cầu về lợi ích của người lao động thôi. Còn câu cuối của bạn thì mình không đồng ý. Hì hì

     
    Báo quản trị |  
  • #521410   23/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Pháp luật có quy định về việc đình công và quy định rõ về việc trường hợp nào được đình công và trường hợp nào không. Vậy nên nếu có trường hợp nào lợi dụng việc đình công vào mục đích xấu hoặc cố tình xúi dục người khác đình công trái với quy định của pháp luật thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

     
    Báo quản trị |  
  • #526814   29/08/2019

    Đôi khi các trường hợp đình công trái pháp luật thì theo cá nhân mình nghĩ lỗi không hẳn thuộc về người lao động mà còn về người sử dụng lao động. Có những trường hợp người sử dụng lao động không trả lương hay bắt người lao động làm quá số giờ quy định mà không hưởng được các đãi ngộ theo pháp luật ..vv dẫn đễn người lao động bức xúc và bất bình họ kéo nhau đình công, nhưng do sự không hiểu biết về pháp luật nhiều nên đình công trái luật gây ra hậu quả không tốt, ảnh hưởng đến ngươi sử dụng lao động và cả người lao động. Vì vậy theo cá nhân mình nên tuyên truyền luật pháp nhất là pháp luật về lao động cho người sử lao động để họ hiểu rõ vấn đề hơn, từ đó đưa ra các biện pháp đúng pháp luật để bảo vệ lợi ích. 

     
    Báo quản trị |  
  • #526857   30/08/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    thanhthuc30 viết:

    Đôi khi các trường hợp đình công trái pháp luật thì theo cá nhân mình nghĩ lỗi không hẳn thuộc về người lao động mà còn về người sử dụng lao động. Có những trường hợp người sử dụng lao động không trả lương hay bắt người lao động làm quá số giờ quy định mà không hưởng được các đãi ngộ theo pháp luật ..vv dẫn đễn người lao động bức xúc và bất bình họ kéo nhau đình công, nhưng do sự không hiểu biết về pháp luật nhiều nên đình công trái luật gây ra hậu quả không tốt, ảnh hưởng đến ngươi sử dụng lao động và cả người lao động. Vì vậy theo cá nhân mình nên tuyên truyền luật pháp nhất là pháp luật về lao động cho người sử lao động để họ hiểu rõ vấn đề hơn, từ đó đưa ra các biện pháp đúng pháp luật để bảo vệ lợi ích. 

    Đây cũng là lý do vì sao mà trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn,  tổ chức công đoàn sẽ được thành lập để tham mưu cũng  như bảo vệ quyền lợi cho nguời lao  động. Cho nên khi người  sử dụng không thực hiện đúng quy định theo pháp luật lao động, không đảm bảo đựoc quyền lợi, nguời lao động nên có  ý kiến với tổ chức công đoàn trong công ty, khi công đoàn không giải quyết đựoc thì biện pháp cuối cùng sẽ  là đình công.

     
    Báo quản trị |  
  • #527142   31/08/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Trên thực tế đình công mà hợp pháp chắc ít lắm, mình nghĩ đình công thì nó đột xuất lắm và diễn ra vô cùng nhanh chóng, không phải trải qua trình tự rườm rà trên đâu. Đa số những cuộc đình công sẽ xuất phát từ quyền lợi của người lao động bị xâm hại, qua nhiều lần ảnh hưởng, không thoả thuận được với người sử dụng lao động thì họ mới vùng dậy như vậy.

     
    Báo quản trị |  
  • #527376   01/09/2019

    Cảm ơn thông tin rất bổ ích mà bạn đã cung cấp!
    Như vậy mình tóm lại thì đối tượng của đình công phải là tập thể lao động, chỉ được tiến hành vì các tranh chấp về lợi ích người lao động. Một cuộc đình công hợp pháp phải theo thủ : Lấy ý kiến tập thể lao động, sau đó ra quyết định đình công và cuối cùng là tiến hành đình công. Việc đình công cũng được pháp luật điều chỉnh và người lao động nên biết đến những quy định này để tiến hành đình công mà không vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #528805   22/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 79 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Pháp luật quy định nhiều trình tự thủ tục rờm rà rắc rối như trên nên thực tế nước ta chưa có cuộc đình công nào hợp pháp. Hầu hết các cuộc đình công do tập thế người lao động tự phát không theo đúng quy trình trên luật. Điều này cũng dễ hiểu vì nếu muốn đình công mà phải chờ thực hiện hết thủ tục trên thì hơi thiệt thòi cho người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #531996   30/10/2019

    Theo như quy định trên thì khi người lao động đình công còn phải quan tâm đến điều kiện để đình công hợp pháp đó đình công vì lý do lợi ích của người lao động, và có thể thấy mặc dù đình công là quyền của người lao động những cũng đình công theo trình tự pháp luật quy định thì đình công mới hợp pháp và lợi ích của người lao động mới được pháp luật bảo vệ.

     
    Báo quản trị |  
  • #536859   04/01/2020

    Theo mình thấy đa số các cuộc đình công tại doanh nghiệp là người lao động đình công theo tự phát mà ít ai biết được rõ các trình tự, thủ tục như thế nào để đình công đúng theo quy định của pháp luật. Ngoài việc tránh những cuộc đình công bất hợp pháp thì để được đình công mình còn phải thực hiện theo thủ tục: lấy ý kiển tập thể lao động, ra quyết định đình công và cuối cùng mới tiến hành đình công. Cảm ơn vì bài viết bổ ích này của bạn giúp mình biết thêm thông tin.

     
    Báo quản trị |  
  • #538070   31/01/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1307)
    Số điểm: 9990
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Thủ tục đình công cần nhiều bước và cần nhiều thời gian nên thường các cuộc đình công đều diễn ra trái pháp luật hoặc do bên phía công đoàn không đủ tiếng nói để đứng ra kêu gọi, tổ chức đình công, người phát động đình công thường là những người có tiếng nói nhưng không tham gia vào Ban chấp hành công đoàn. Vì vậy mà tỉ lệ đình công trái pháp luật khá cao.

     
    Báo quản trị |  
  • #540510   04/03/2020

    Sự kiện đình công, nhìn chung sẽ gây thiệt hại cho NLĐ và cả NSDLĐ nếu việc đình công đó là không đúng như luật định. Bên cạnh đó, nó còn làm ảnh hưởng đến 1 phần nhỏ nền kinh tế của nước nhà. Và ảnh hưởng đến những NLĐ khác không tham gia trong cuộc đình công đó

     
     
    Báo quản trị |  
  • #542152   29/03/2020

    Việc đình công để đòi lại lợi ích của người lao động khi người sử dụng lao động bảo đảm được lợi ích cho người lao động thì hành động đình công là cần thiết. Tuy nhiên người sử dụng lao động cũng cần cập nhật thêm quy định để đình công đúng pháp luật, đòi lại lợi ích của mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #542196   29/03/2020

    Đình công là sự kiện mà khi người lao động muốn đòi lại lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên khó khăn là đa số những người lao động là đình công tự phát mà không nắm rõ được quy định về trình tự, thủ tục và trường hợp đình công như thế nào là hợp pháp dẫn đến đình công bất hợp pháp nên đa số những cuộc đình công không được giải quyết một cách thỏa đáng.

     
    Báo quản trị |  
  • #542198   29/03/2020

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    thuytien317 viết:

    Đình công là sự kiện mà khi người lao động muốn đòi lại lợi ích hợp pháp của mình, tuy nhiên khó khăn là đa số những người lao động là đình công tự phát mà không nắm rõ được quy định về trình tự, thủ tục và trường hợp đình công như thế nào là hợp pháp dẫn đến đình công bất hợp pháp nên đa số những cuộc đình công không được giải quyết một cách thỏa đáng.

    Một thực tế cũng đáng vui mừng là ở Việt Nam ít xảy ra hiện tượng đình công vì giữa người lao động và người sử dụng lao động có phương pháp hữu hiệu hơn đó là thỏa thuận. Lao động Việt Nam có vẻ cũng rất "hiền" và cũng đang còn ít biết đến luật pháp. Do đó, khi có tranh chấp họ thường chấp nhận thỏa thuận à nhận quyền lợi nhỏ hơn là chọn phương pháp đình công.

     
    Báo quản trị |