Xin tư vấn thủ tục nhận lại con ruột (đã cho làm con nuôi)?

Chủ đề   RSS   
  • #557555 10/09/2020

    Xin tư vấn thủ tục nhận lại con ruột (đã cho làm con nuôi)?

    Kính chào luật sư

    Gia đình tôi hồi năm ngoái có làm thủ tục cho con nuôi cho người cô.Nhưng bây giờ người cô sắp đi nước ngoài mà tôi ko muốn cho con đi.vậy giờ có nếu ko làm thủ tục nhận lại con thì giấy tờ sau này có ảnh hưởng gì ko ạ hay là phải làm thủ tục nhận lại con ạ.xin luật sư tư vấn giúp ạ. xin cảm ơn luật sư ạ.

     
    1163 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Thiennguyenbmt vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579587   23/01/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (853)
    Số điểm: 7307
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Xin tư vấn thủ tục nhận lại con ruột (đã cho làm con nuôi)?

    Xin trả lời câu hỏi như sau:

    Theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

    - Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

    - Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

    - Vi phạm một trong các quy định như: Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; ông bà nhận cháu làm con nuôi, anh chị em nhận nhau làm con nuôi…

    Như vậy, nếu vi phạm các điều nêu trên thì quan hệ nuôi con nuôi sẽ chấm dứt, khi đó, nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án có thể giao lại con cho cha mẹ đẻ.

    Ngoài ra, cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thể tự thoải thuận chấm dứt việc nuôi con nuôi: Tòa án sẽ chấp nhận dựa vào ý chí tự nguyện thỏa thuận của các bên đương sự và vì lợi ích chính đáng của con, mục đích là để con có một mái ấm gia đình, nơi có cha mẹ, một môi trường thân thiết và tự nhiên để đảm bảo trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục,... với tư cách một thành viên trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ tự thỏa thuận với nhau vì lợi ích chính đáng của con nuôi thì được Tòa án chấp nhận.

    Bên cạnh đó, cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ chỉ được thỏa thuận về chấm dứt nuôi con nuôi khi trẻ em chưa thành niên, đã thành niên  mà có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, đã thành niên mà mất khả năng lao động; đối với trẻ em 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì phải có sự đồng ý của trẻ em đó.

    Nếu hai bên thỏa thuận mà ảnh hưởng đến lợi ích của con nuôi thì việc chấm dứt nuôi con nuôi không được chấp nhận.

    Về thủ tục:

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là việc dân sự, nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền, đơn yêu cầu và các nội dung chính theo Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và kèm theo các giấy tờ sau:

    Chứng thư (bản sao chứng thực), sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực), giấy khai sinh của con nuôi (bản sao chứng thực), giấy chứng nhận nuôi con nuôi gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang cư trú để được giải quyết để chứng minh cho yêu cầu là có căn cứ và hợp pháp.

    Điều 362. Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự

    1. Người yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải gửi đơn đến Tòa án có thẩm quyền quy định tại Mục 2 Chương III của Bộ luật này.

    Trường hợp Chấp hành viên yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự theo quy định của Luật thi hành án dân sự thì có quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

    2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn;

    b) Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;

    c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;

    d) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;

    đ) Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);

    e) Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;

    g) Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    3. Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #579844   28/01/2022

    Xin tư vấn thủ tục nhận lại con ruột (đã cho làm con nuôi)?

    theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

    - Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

    - Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

    - Vi phạm một trong các quy định như: Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; ông bà nhận cháu làm con nuôi, anh chị em nhận nhau làm con nuôi…

    Như vậy, nếu vi phạm các điều nêu trên thì quan hệ nuôi con nuôi sẽ chấm dứt. Khi đó, nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án có thể giao lại con cho cha mẹ đẻ.

    Trong trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt được khôi phục.

     
    Báo quản trị |  
  • #581439   17/03/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Xin tư vấn thủ tục nhận lại con ruột (đã cho làm con nuôi)?

    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Theo quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

    - Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

    - Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

    - Vi phạm một trong các quy định như: Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; ông bà nhận cháu làm con nuôi, anh chị em nhận nhau làm con nuôi…

    Căn cứ vào quy định nêu trên, có thể thấy, nếu thuộc vào một trong các điều trên thì quan hệ nuôi con nuôi sẽ chấm dứt, khi đó, nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án có thể giao lại con cho cha mẹ đẻ.

    Trong trường hợp của anh/chị, cần đặc biệt lưu tâm việc cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thể tự thoả thuận chấm dứt việc nuôi con nuôi khi trẻ em chưa thành niên, đã thành niên  mà có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, đã thành niên mà mất khả năng lao động Đối với trẻ em 9 tuổi trở lên làm con nuôi thì phải có sự đồng ý của trẻ em đó. Tòa án sẽ chấp nhận dựa vào ý chí tự nguyện thỏa thuận của các bên đương sự và vì lợi ích chính đáng của con, mục đích là để con có một mái ấm gia đình, nơi có cha mẹ, một môi trường thân thiết và tự nhiên để đảm bảo trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục,... với tư cách một thành viên trong gia đình. Vì vậy, cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ tự thỏa thuận với nhau vì lợi ích chính đáng của con nuôi thì được Tòa án chấp nhận. Nếu hai bên thỏa thuận mà ảnh hưởng đến lợi ích của con nuôi thì việc chấm dứt nuôi con nuôi không được chấp nhận.

    Về thủ tục, theo quy định tại khoản 5 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi là việc dân sự, nộp đơn tại Tòa án cấp huyện nơi đang cư trú để được giải quyết.

    Hồ sơ nộp đến tòa án bao gồm:

    - Đơn yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

    - Căn cước công dân, sổ hộ khẩu của người làm đơn (bản sao chứng thực);

    - Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaophuongg24 vì bài viết hữu ích
    admin (29/03/2022)
  • #586906   30/06/2022

    leehuy97
    leehuy97
    Top 500
    Chồi

    Vietnam
    Tham gia:29/06/2022
    Tổng số bài viết (214)
    Số điểm: 1398
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 13 lần


    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, Chính phủ có quy định:

    “Những người liên quan do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu tố tâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến, những người liên quan phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ”.

     Căn cứ quy định trên, chỉ có 01 trường hợp duy nhất, cha mẹ đẻ được thay đổi quyết định cho con làm con nuôi của người khác nếu đáp ứng các điều kiện sau:

    - Chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động của yếu tố tâm lý, sức khỏe;

    - Thời hạn để thay đổi là 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến;

    - Phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi.

    Đặc biệt lưu ý: Sau thời hạn 15 ngày nêu trên, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.

    Như vậy, chỉ có duy nhất 01 trường hợp, cha mẹ đẻ được quyền thay đổi quyết định cho trẻ em làm con nuôi người khác.

    Mặc dù theo quy định của tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 19/2011/NĐ-CP, chỉ có duy nhất 01 trường hợp, cha mẹ đẻ được quyền thay đổi quyết định cho trẻ em làm con nuôi người khác. Thì có một số trường hợp khác được quy định tại Điều 25 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    Điều 25. Căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi

    Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

    2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

    3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi ;

    4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này”.

    - Theo đó nếu bên nhận con nuôi vi phạm một trong các quy định như: Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi; phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; ông bà nhận cháu làm con nuôi, anh chị em nhận nhau làm con nuôi…

    - Nếu vi phạm các điều nêu trên thì quan hệ nuôi con nuôi sẽ chấm dứt. Khi đó, nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động thì Tòa án có thể giao lại con cho cha mẹ đẻ.

    Trong trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đẻ đã chấm dứt được khôi phục.Như vậy có thể thấy để nhận lại con ruột đã cho làm con nuôi theo luật quy định thì có nhiều cách để áp dụng.

    Cập nhật bởi leehuy97 ngày 30/06/2022 04:01:18 SA Cập nhật bởi leehuy97 ngày 30/06/2022 03:19:55 SA
     
    Báo quản trị |