Vật có giá nhặt được trong giờ làm việc: rốt cuộc thuộc về ai?

Chủ đề   RSS   
  • #398150 31/08/2015

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Vật có giá nhặt được trong giờ làm việc: rốt cuộc thuộc về ai?

    Sau khi giải quyết ổn thỏa vụ chị Hồng bán ve chai đã nhặt được 5 triệu Yên Nhật, thì nay,lại thêm 1 vụ việc tương tư - chị Mai là công nhân Nhà máy xử lý rác nhặt được 5 lượng vàng trong lúc làm việc.

    Nói là tương tự vì cùng hoàn cảnh nhận được vật có giá trong lúc làm việc, nhưng khác ở chỗ, công việc của chị Hồng là công việc tự do, không chịu sự quản lý của người sử dụng lao động, còn chị Mai làm công việc trong Nhà máy, chịu sự quản lý của người sử dụng lao động.

    Tóm lược vụ việc:

    Chị Mai là công nhân Nhà máy xử lý rác.

    Ngày 04/8/2014, trong lúc làm việc, chị đã nhặt được ví da có một vòng vàng, 4 dây chuyền, 3 mặt dây lớn nhỏ, 10 nhẫn, 3 đôi bông tai, một mặt dây chuyền bị gãy...tổng giá trị gần 5 lượng vàng.

    Sau khi nhặt được, chị chỉ nói với các đồng nghiệp và tự cất giữ, ít phút sau, lãnh đạo Nhà máy lập biên bản giữ số vàng này.

    Ngày 15/8/2014, Công an đã đăng tin tìm chủ sở hữu số vàng này nhưng đến nay chưa có ai đến nhận.

    Được biết sau ngày nhặt được số tài sản này, chị Mai cũng bị công ty cho nghỉ việc.

    Như vậy, cùng một hoàn cảnh sự việc nhưng đối tượng thực hiện khác nhau, thì liệu có áp dụng theo Bộ luật dân sự 2005 như với vụ việc của chị Hồng? Hay là phải áp dụng theo Bộ luật lao động 2012?

    Đặt giả thuyết về thỏa thuân giữa người sử dụng lao động và người lao động xử lý số tài sản nhặt được này:

    - Trường hợp 1: Thỏa ước lao động tập thể không có thỏa thuận việc giải quyết khi người lao động nhặt được vật có giá trong lúc làm việc.

    Như vậy, giải quyết như thế nào khi xảy ra tranh chấp tài sản này thuộc về ai? Thuộc về người lao động hay người sử dụng lao động?

    - Trường hợp 2: Thỏa ước lao động tập thể thỏa thuận việc giải quyết nếu người lao động nhặt được vật có giá trong lúc làm việc.

    Nếu có thỏa thuận nhưng thỏa thuận này có lợi cho người sử dụng lao động hơn, chẳng hạn, người sử dụng lao động sẽ được hưởng 70% giá trị tài sản, còn người lao động được hưởng 30% thì liệu thỏa thuận này có vi phạm quyền lợi của người lao động không khi thực chất công nhặt được là của người lao động?

    Mấy bạn Dân Luật giúp mình giải đáp thắc mắc vụ này với…:-P

     
    5415 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #398200   01/09/2015

    suponge
    suponge
    Top 200
    Male
    Lớp 3

    Hoà Bình, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2015
    Tổng số bài viết (418)
    Số điểm: 4213
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 106 lần


    Bác biết thừa rồi còn bày đặt muốn giúp =)))

     
    Báo quản trị |  
  • #398256   01/09/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Công việc xử lý rác là loại công việc đặc thù! về nguyên tắc khi xử lý rác mà phát hiện vật có hoặc còn giá trị thì phải thông báo ngay cho người quản lý trực tiếp để thực hiện thủ tục tìm chủ sở hữu theo quy định tại Điều 241 Bộ luật dân sự.

    Về lý, người phát hiện hoặc nhặt được vật bị đánh rơi sẽ được hưởng giá trị theo quy định của luật dân sự nếu sau 12 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền thông báo tìm chủ sở hữu nhưng không tìm được. Tuy nhiên, do công việc xử lý rác là công việc đặc thù và trong HĐLĐ có quy định điều khoản "phân chia" giá trị vật phát hiện, tìm được sau khi không tìm được chủ sở hữu thì áp dụng theo HĐLĐ, nếu không quy định thì người lao động sẽ được hưởng.

    Không biết chị Mai bị cho thôi việc vì lý do gì nhưng nếu vì lý do không nộp lại tài sản cho người sử dụng lao động là không hợp lý.

    Quan điểm của riêng tôi thì ủng hộ việc người phát hiện được/nhặt được tài sản sẽ được hưởng phần giá trị theo quy định của pháp luật dân sự bất kể là người đó có phải là người lao động hay người sử dụng lao động hay không!

    Cập nhật bởi khoathads ngày 01/09/2015 11:31:00 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    honghanguyen89 (01/09/2015)
  • #398301   01/09/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    shin_butchi viết:

    ....Đặt giả thuyết về thỏa thuân giữa người sử dụng lao động và người lao động xử lý số tài sản nhặt được này:

    - Trường hợp 1: Thỏa ước lao động tập thể không có thỏa thuận việc giải quyết khi người lao động nhặt được vật có giá trong lúc làm việc.

    Như vậy, giải quyết như thế nào khi xảy ra tranh chấp tài sản này thuộc về ai? Thuộc về người lao động hay người sử dụng lao động?

    - Trường hợp 2: Thỏa ước lao động tập thể thỏa thuận việc giải quyết nếu người lao động nhặt được vật có giá trong lúc làm việc.

    ...

    Tôi dám cá rằng 100% các bản thỏa ước lao động tập thể đã đăng ký cho đến nay không có thỏa thuận việc giải quyết khi người lao động nhặt được vật có giá trong lúc làm việc.

     
    Báo quản trị |