Vấn đề về thời hạn, thời hiệu - Bài dự thi Vòng 2 của QuyetQuyen945

Chủ đề   RSS   
  • #85505 28/02/2011

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Vấn đề về thời hạn, thời hiệu - Bài dự thi Vòng 2 của QuyetQuyen945

    Chào cả nhà!

     
    Lời đầu tiên QQ chân thành cảm ơn tất cả các anh chị em trên diễn đàn đã tin tưởng và bình chọn vòng 1 cho QQ, để giờ QQ được tiếp tục tham gia một cuộc thi bổ ích như thế này, cuộc thi thi với chính bản thân mình.

     

    Để đáp lại tấm lòng của anh chị em QQ xin tiếp tục tham gia vòng 2 cuộc thi Dân Luật cùng vui, QQ xin chọn chủ đề dự thi là: “ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ HIỆN HÀNH.”

     

    QQ quyết định chọn chủ đề này bởi lẽ hiện nay mặc dù Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Tố Tụng Dân sự 2004 đã có những quy định cụ thể nhưng có nhiều điểm chưa thưc sự hợp lý và cách áp dụng cũng chưa có được một sự thống nhất cụ thể, dẫn đến sự khó khăn và nhiều hệ quả khác ảnh hưởng đến công việc áp dụng pháp luật.

     

    Thông qua chủ đề QQ đưa ra các quy định của pháp luật hiện hành và phân tích những quy định đó, tiếp đến là đưa ra những đề xuất của mình, để cùng với các anh chị trên diễn đàn chúng ta cùng nhau thảo luận và tìm ra những quy định phù hợp nhất.

     

    #ff0000;">Thứ nhất về vấn đề thời hạn

    Điều 149, 153 BLDS 2005 có quy định:

     

    Điều 149. Thời hạn 

    1. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

    2. Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

     

    Điều 153. Kết thúc thời hạn 

     

    1. Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại #ff0000;">thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn

    .....................

     

    6#ff0000;">. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào #ff0000;">lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

     

    #ff0000;">QQ  thấy quy định tại khoản 6 điều 153 chưa thực sự hợp lý, theo quy định như trên thì thời điểm kết thúc là vào lúc 24h (chính xác là 23:59:59)

    QQ lấy ví dụ thế này nha:

    A thỏa thuận sẽ bán 1 chiếc máy tính  cho B và B đặt cọc cho A là 1 triệu, thời hạn thực hiện hợp đồng là 3 ngày, đến ngày cuối cùng đúng vào lúc 23h 30 phút  thì B đến nhà A để tiến hành thực hiện hợp đồng nhưng khi đến thực hiện hợp đồng thì A lại không thực hiện hợp đồng với B nữa và nói rằng: “tôi chờ anh cả ngày hôm nay mà anh không chịu đến, giờ đã khuya rồi không mua bán gì hết, anh về đi, tiền cọc tôi cũng không trả cho anh đâu bởi anh đã vi phạm hợp đồng.”

    Như vậy theo các bạn trong tình huống trên thì chúng ta xử lý thế nào đây? Nếu như áp dụng theo khoản 6 điều 152 thì A không có quyền từ chối thực hiện hợp đồng vì thời hạn thực sự là chưa hết. Nếu A không bán máy tính cho B thì A phải trả lại tiền đặt cọc và bồi thường thiệt hại (trả cho B 1 khoản tương đương hoặc theo thỏa thuận..) mọi người xem như vậy liệu có hợp lý hay không?

    Theo QQ quy định như trên là chưa hợp lý, chúng ta cần quy định lại 1 cách cụ thể và phù hợp hơn như sau:

    6#ff0000;">. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào #ff0000;">lúc mười bảy giờ (17h00)của ngày đó đối với những giao dịch dân sự cần phải được công chứng chứng thực mới có hiệu lực và vào lúc hai mươi  mốt giờ (21h00) đối với các giao dịch dân sự còn lại.#ff0000;">( Khoản 6 điều 153 )

    #ff0000;">Thông thường thì cơ quan Nhà nước chỉ làm việc muộn nhất đến 17h30 nên các giao dịch mà cần có sự chứng nhận của cơ quan Nhà nước thì cần phải thực hiện trước thời gian trên, để đảm bảo tính có hiệu lực của giao dịch.

    Các giao dịch dân sự còn lại tuy không cần chứng nhận của cơ quan Nhà nước nhưng ai ai chúng ta cũng có thời gian nghĩ ngơi đúng không ? vì thế QQ nghĩ cần phải quy định 1 cách cụ thể như vậy sẽ hay hơn khi chúng ta cứ quy định là 24h thật không phù hợp chút nào cả.

    #ff0000;">------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    #ff0000;">Khoản 2 Điều 152  BLDS 2005 cũng có 1 quy định thế này:

     

    2. Khi thời hạn tính bằng #ff0000;">tuần thì thời hạn kết thúc tại #ff0000;">thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn

     

    Như vậy 1 tuần ở đây được áp dụng như thế nào đây ? ai ai trong chúng ta cũng biết rằng là 1 tuần có 7 ngày nhưng với quy định này thì QQ sẽ chứng minh rằng các nhà làm luật của chúng ta đã cho thêm 1 ngày à 1 tuần có 8 ngày.

    Trường hợp cụ thể như sau :

     

    Ngày 3/2 – ngày thứ 3 A và B thỏa thuận với nhau bán 1 chiếc  máy tính, thời hạn là 1 tuần. Như vậy thời điểm kết thúc sẽ là thời điểm nào ?

    Hiện nay vẫn có 2 thời điểm khác nhau :

    Thời điểm 1, do ngày thỏa thuận là ngày 3/2 nên ngày đầu tiên không tính và thời hạn được tính là từ  ngày 4/2, thời hạn 1 tuần là 7 ngày như vậy thời điểm kết thúc sẽ là 24h ngày 10/2- ngày thứ 3.

    Thời điểm 2,  tương tự chúng ta có ngày bắt đầu của thời hạn là ngày 4/2- thứ 4, thời điểm kết thúc thời hạn là ngày kết thúc tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn, đó là 24h ngày thứ 4 của tuần kế tiếp, ngày này là ngày 11/2. #ff0000; font-family: wingdings;">à#ff0000;">(1 tuần = 8 ngày)

    Như  vậy theo mọi người chúng ta áp dụng quy định nào là đúng đắn ?

    Theo QQ thì cách xác định thứ nhất là đúng đắn, hợp lý nhưng không hợp luật vì thế khoản 2 cần được sửa đổi lại như sau :

    2. Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày #ff0000;">liền trước ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn#ff0000;">.( Khoản 2 Điều 152)

    #ff0000;"> 

    #ff0000;">Trên đây là 2 vấn đề đang chưa phù hợp về những quy định của pháp luật Dân sự QQ đưa ra để cùng trao đổi với mọi người.

    #ff0000;">------------------------------------------------------------------------------------------------------------

    #ff0000;"> #ff0000;"> 

    #ff0000;">Thứ hai về thời hiệu

     

    Trong thời gian qua có rất nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề thay đổi những quy định về thời hiệu khởi kiện, có ý kiến nên bỏ hẳn quy định về thời hiệu khởi kiện này, cũng có ý kiến không nên bỏ mà chỉ nên kéo dài thời hiệu ra thêm…

    Vậy  tại sao lại có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này như vậy? QQ sẽ cùng các bạn mổ sẻ vấn đề này nhé!

    Theo quy định tại điều 159 BLTTDS 2004 thì

    Điều 159. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu

    “.....

    3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau:

    a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm;

    b) Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.”

     

    Như vậy, hầu hết thời hiệu khởi kiện là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan tổ chức…bị xâm phạm. #ff0000;">Theo QQ thì 2 năm không phải là thời hiệu phù hợp.

    #ff0000;">Khoản 1 Điều 136 BLDS 2005 quy định : Thời hiệu khởi yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu từ điều 130 đến 134 là 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.

    QQ thấy ở đây có điểm chưa hợp lý :

     

    Điều 132 : Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa  mà luật quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án là 2 năm kể từ ngày xác lập thì thật không hợp lý chút nào cả.

    Để dễ hiểu QQ lấy ví dụ thế này.

    Ông A do bị ông B (cậy thế, cậy quyền) đe dọa mà buộc phải xác lập 1 giao dịch với ông B. Sau khi xác lập giao dịch thì ông B tiếp tục đe dọa làm cho ông A không giám khởi kiện ra Tòa cho đến khi hết 2 năm thì ông B không đe dọa nữa lúc này ông A mới là đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dich vô hiệu thì  Tòa án không thụ lý vì thời hiệu khởi kiện đã hết.

    #ff0000;">Thử hỏi như vậy luật đã thực sự phù hợp chưa? Đã công bằng chưa? Đã bảo vệ quyền lợi của người bị đe dọa chưa? Luật đã thực hiện đúng vai trò của mình là bảo vệ cho người yếu thế chưa? Trong thời đại ngày nay các hành vi lừa dối, đe dọa ngày càng được thực hiện một cách tinh vi hơn, nguy hiểm hơn vì thế chúng ta cần phải thay đổi quy định này.

    #ff0000;">#ff0000;">Theo QQ thì đối với điều 132 này thì không nên quy định thời hiệu khởi kiện nữa mà phải đưa điều này vào khoản 2 điều 136 mới hợp lý

    #ff0000;">Về thời hiệu khởi kiện quy định là 2 năm thì QQ thấy chưa thật sự phù hợp. Mặc dù biết nhà làm luật quy định thời gian như vậy là để đảm bảo cho việc thi hành pháp luật được chặt chẽ hơn và cũng dễ dàng cho Tòa án trong việc xét xử và thu thập chứng cứ… vì mọi thứ đều bị thay đổi theo thời gian mà.

    #ff0000;">Nhưng 2 năm thì không phải thời gian phù hợp bởi lẽ, pháp luật cần phải dựa trên nền tảng văn hóa –xã hội, tâm lý của nơi mà nó áp dụng, ai ai trong chúng ta cũng biết được phần nào tâm lý của người Việt chúng ta là ngại ra Tòa, ngại kiện cáo, sống thiên về tình hơn là về lý, vì thế họ chỉ đưa nhau ra Tòa khi nào mà họ không thể tự giải quyết được với nhau.

    Đơn cử thế này ;

    A cho B vay 50. triệu để làm vốn kinh doanh hẹn 1 năm sau sẽ trả, đến hẹn B không trả A đòi B nhưng B vẫn lấy lí do này nọ…rồi hẹn lần… tất nhiên là bạn bè nên việc bạn hẹn chẳng nhẽ A không đồng ý? Và khi đồng ý chẳng nhẽ lại bắt B viết lại giấy hẹn trả nợ? như vậy nó vô tình làm mất di tình bạn của 2 người.

    Thế là chờ hoài mà không thấy bạn trả tiền A mới miễn cưỡng làm đơn ra Tòa để đòi nợ, nhưng ôi thôi thời hạn khởi kiện đã hêt mất rồi..

    Như vậy thì thật sự luật quy định #ff0000;">thời hiệu này là chưa thực sự phù hợp mà thời hiệu này theo QQ thì cần phải nâng lên là 4 năm.

    Để xem xét vấn đề một cách khách quan thì chúng ta có thể tham khảo thêm ý kiến sau của

    PGS-TS-Luật sư Phạm Hoài Hải, ông là người ủng hộ quan điểm bỏ hẳn quy định thời hiệu khởi kiện

     

    Ông cho rằng quyền khởi kiện là quyền của người dân, được nhà nước, pháp luật bảo hộ. Do vậy, người dân khởi kiện thì tòa án phải thụ lý. Một số ý kiến cho rằng nếu không có quy định về thời hiệu khởi kiện thì sẽ không hạn chế được những tranh chấp đã xảy ra quá lâu khiến cho việc thụ lý, giải quyết án của tòa không đạt được hiệu quả mà nhiều khi còn phát sinh tác dụng ngược. Tuy nhiên, hiện nay án tồn đọng của tòa đã được giải quyết rất tốt. Công tác xét xử của tòa được nâng cao nên đã giảm đáng kể án tồn, án quá hạn. Vì vậy, việc bỏ thời hiệu khởi kiện sẽ không thể khiến án chồng án. Từ đó, cần phải sớm bỏ thời hiệu khởi kiện, đảm bảo nguyên tắc cái gì có lợi cho dân thì làm.

    Thêm 1 vấn đề về những quy định về thời hiệu khởi kiện mà QQ thấy cũng rất bất cập muốn chi sẻ cùng mọi người đó là: “Thời hiệu khởi kiện thừa kế đang rối

    Theo quy định  tại điều 645 BLDS 2005 thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền yêu câu thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Như thế cùng đồng nghĩa với điều là sau 10 năm các đồng thừa kế sẽ mất đi quyền khởi kiện của mình.

     
    Thế nhưng theo quy định của nghị quyết 02/2004/NQ-HDTP

     

    2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

    a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

    Tuy nhiên, việc chia tài sản chung này cần phải có sự đồng ý của các bên mà quan trọng là của bên đang chiếm hữu hợp pháp. Chỉ cần họ không đồng ý thì xem như là Tòa cũng đành bó tay. Và quy định tại nghị quyết cũng xem như vô dụng.

    Để tháo gỡ vướng mắc này thì đang có 2 luồng quan điểm trái chiều

    Luồng thứ nhất cho rằng Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao phải sửa đổi hướng dẫn theo hướng tòa án phải thụ lý, giải quyết yêu cầu chia tài sản chung nếu các đồng thừa kế chứng minh được đó là di sản mà họ có phần thừa kế và không có tranh chấp về hàng thừa kế.

    Luồng thứ hai được nhiều người đồng tình hơn là nên bỏ hẳn hướng dẫn về việc chia tài sản chung. Cụ thể, sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế, tòa sẽ không thụ lý, giải quyết bất cứ một yêu cầu phân chia di sản nào nữa.

    QQ thì lại có suy nghĩ  hơi khác 2 luồng quan điểm trên 1 chút đó là:

    Thứ nhất nếu đã hết thời hiệu khởi kiện thì Tòa án không thụ lý nữa, vì luật đã cho anh 1 thời gian nhất định rồi mà anh không thực hiện thì coi như anh đã từ bỏ quyền lợi của mình rồi và 1 điều quan trọng là mọi thứ đều thay đổi theo thời gian trong đó có các chứng cứ chứng minh, việc này làm cho Tòa án gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập chứng cứ và xét xử.

     Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại đó là chúng ta cần kéo dài thời hiệu này ra bởi như QQ đã phân tich tâm lý người Việt ở trên rồi họ ngại ra Tòa và cũng rất nhiều người dân họ không hề biết việc quy định thời hiệu, nên đôi khi họ cũng bị thiệt thòi.

    #ff0000;">Vì thế theo QQ thì tới đây khi chúng ta sửa đổi BLDS 2005 thì nên dãn thời gian này lên 15 năm là phù hợp và sau thời hạn này thì đương nhiên là họ sẽ mất quyền của mình nếu họ không khởi kiện. Không biết ý kiến của các bạn thế nào?

    Trên đây là một số vấn đề mà QQ muốn trao đổi với anh chị em của diễn đàn, QQ mới chỉ là 1 sinh viên trình độ và tư duy còn nhiều hạn chế nên có nhiều chổ QQ chưa nhận ra được, chưa phân tích thật sự sâu sắc..QQ rất mong đón nhận những ý kiến đóng góp của toàn thể anh chị em trên diễn đàn để được nâng cao thêm khả năng của mình!

    Trân trọng cảm ơn BQT và toàn thể các members!

    Thân!

     
    71079 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    trinhlan_sgulaw (05/05/2017) cunkhung (31/10/2012) mrko0l92 (15/06/2012) admin (28/02/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #85577   28/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Xin chào mọi người!
    Chào QQ!
    Tình huống khá hay, tuy nhiên dài quá, không biết mọi người có làm biếng relly không.
    Xin đóng góp vài ý kiến nhé.
    Về thời hạn. Theo QQ có hai lý do chính để tạo nên sự không hợp lý
    "

    QQ lấy ví dụ thế này nha:

    A thỏa thuận sẽ bán 1 chiếc máy tính  cho B và B đặt cọc cho A là 1 triệu, thời hạn thực hiện hợp đồng là 3 ngày, đến ngày cuối cùng đúng vào lúc 23h 30 phút  thì B đến nhà A để tiến hành thực hiện hợp đồng nhưng khi đến thực hiện hợp đồng thì A lại không thực hiện hợp đồng với B nữa và nói rằng: “tôi chờ anh cả ngày hôm nay mà anh không chịu đến, giờ đã khuya rồi không mua bán gì hết, anh về đi, tiền cọc tôi cũng không trả cho anh đâu bởi anh đã vi phạm hợp đồng.”

    Như vậy theo các bạn trong tình huống trên thì chúng ta xử lý thế nào đây? Nếu như áp dụng theo khoản 6 điều 152 thì A không có quyền từ chối thực hiện hợp đồng vì thời hạn thực sự là chưa hết. Nếu A không bán máy tính cho B thì A phải trả lại tiền đặt cọc và bồi thường thiệt hại (trả cho B 1 khoản tương đương hoặc theo thỏa thuận..) mọi người xem như vậy liệu có hợp lý hay không?

    Theo QQ quy định như trên là chưa hợp lý, chúng ta cần quy định lại 1 cách cụ thể và phù hợp hơn như sau:

    6#ff0000;">. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào #ff0000;">lúc mười bảy giờ (17h00)của ngày đó đối với những giao dịch dân sự cần phải được công chứng chứng thực mới có hiệu lực và vào lúc hai mươi  mốt giờ (21h00) đối với các giao dịch dân sự còn lại.#ff0000;">( Khoản 6 điều 153 )

    #ff0000;">Thông thường thì cơ quan Nhà nước chỉ làm việc muộn nhất đến 17h30 nên các giao dịch mà cần có sự chứng nhận của cơ quan Nhà nước thì cần phải thực hiện trước thời gian trên, để đảm bảo tính có hiệu lực của giao dịch.

    Các giao dịch dân sự còn lại tuy không cần chứng nhận của cơ quan Nhà nước nhưng ai ai chúng ta cũng có thời gian nghĩ ngơi đúng không ? vì thế QQ nghĩ cần phải quy định 1 cách cụ thể như vậy sẽ hay hơn khi chúng ta cứ quy định là 24h thật không phù hợp chút nào cả."
    Theo QQ cho rằng sự không hợp lý thứ nhất ở việc quy định thời hạn rơi vào thời điểm cuối ngày bởi hai lý do: Vì lúc đó "không tiện" cho việc giao dịch và vào lúc ấy cơ quan có thẩm quyền không thể công chứng...
    Theo tôi, thì tôi có những quan điểm như sau: Chúng ta không thể lấy lý do là vào giờ đó cơ quan chức năng không còn làm việc để giải thích cho sự bất ổn việc quy định thời hạn như trong BLDS, vì tôi giả sử như có một hợp đồng cần phải đảm bảo về mặt hình thức chẳng hạn, vậy khi các bên thỏa thuận với nhau thì sẽ có những dự liệu để hợp đồng mang tính khả thi về hiệu lực, rất ít và hiếm những trường hợp, các hợp đồng phải được giao kêt được thỏa thuận mà bó hẹp về thời gian đến mức không thể dự liệu hay có khả năng thi hành nếu có bắt buộc tính hình thức (cái này mang ý nghĩa thực tế)....hơn nữa, cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc công chứng, chứng thực là những cơ quan hành chính, phải có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, nếu như suy luận của QQ thì có lẽ cơ quan công chứng, chứng thực sẽ không được nghỉ trưa hoặc căn cứ vào nội dung của hợp đồng mà "đêm" trước khi hợp đồng có hiệu lực thì cơ quan công chứng cũng phải làm việc. Việc chúng ta nêu lý do như vậy để phản anh sự bất cập là chưa hợp lý (QQ cho là thời hạn nên kết thúc ở mốc thời gian là 17h, vậy tại sao lại không là 11h, trước ca nghỉ trưa....).
    Lý do thứ hai mà QQ đưa ra là tính bất cập về mặt thời gian trong quá trình giao dịch dân sự. Trong đó thể hiện rõ ý là nếu vào ban đêm thì việc giao dịch dân sự sẽ khó khăn, hoặc không được chấp nhận....Thực tế có nhiều vụ án liên quan đến vấn đề trên, đây là thời điểm chuyển rủi ro, thường xảy ra đối với các hợp đồng giao nhận vật....
    Lý do này có vẻ hợp lý hơn....tuy nhiên đây là vấn đề mà cũng từng được nhiều người quan tâm, ngay cả bản thân tôi, khi còn học vấn đề này thì cũng được các thầy cố nhắc đến....cũng vì vậy, tôi cũng đã để ý, tìm hiểu và nhận thấy rằng, với các vụ án liên quan xảy ra, ai cũng biết việc này là bất hợp lý, luật sư biết, thẩm phán biết, nhà làm luật cũng biết...chỉ có dân "đen" không am hiểu là không biết, tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ sự kiến nghị sửa đổi nào...có lẽ chuyện này không được chú trọng nhiều lắm nên....
    Ngoài ra QQ còn có nêu trường hợp một tuần được quy định là 8 ngày...điều này là không hợp lý, chỉ có 7 ngày thôi, không thể hiểu theo ý của QQ được mà phải căn cứ vào các quy định của Pháp luật.
    Mọi người cùng thảo luận ha.
    Thân chào!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nkkhuy vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (28/02/2011) cunkhung (31/10/2012)
  • #85672   28/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    nkkhuy viết:
    Xin chào mọi người!
    Chào QQ!
    Tình huống khá hay, tuy nhiên dài quá, không biết mọi người có làm biếng relly không.
    Xin đóng góp vài ý kiến nhé.

    Theo QQ cho rằng sự không hợp lý thứ nhất ở việc quy định thời hạn rơi vào thời điểm cuối ngày bởi hai lý do: Vì lúc đó "không tiện" cho việc giao dịch và vào lúc ấy cơ quan có thẩm quyền không thể công chứng...

    Theo tôi, thì tôi có những quan điểm như sau: Chúng ta không thể lấy lý do là vào giờ đó cơ quan chức năng không còn làm việc để giải thích cho sự bất ổn việc quy định thời hạn như trong BLDS, vì tôi giả sử như có một hợp đồng cần phải đảm bảo về mặt hình thức chẳng hạn, vậy khi các bên thỏa thuận với nhau thì sẽ có những dự liệu để hợp đồng mang tính khả thi về hiệu lực, rất ít và hiếm những trường hợp, các hợp đồng phải được giao kêt được thỏa thuận mà bó hẹp về thời gian đến mức không thể dự liệu hay có khả năng thi hành nếu có bắt buộc tính hình thức (cái này mang ý nghĩa thực tế)....hơn nữa, cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc công chứng, chứng thực là những cơ quan hành chính, phải có những khoảng thời gian nghỉ ngơi, nếu như suy luận của QQ thì có lẽ cơ quan công chứng, chứng thực sẽ không được nghỉ trưa hoặc căn cứ vào nội dung của hợp đồng mà "đêm" trước khi hợp đồng có hiệu lực thì cơ quan công chứng cũng phải làm việc.#ff0000;"> Việc chúng ta nêu lý do như vậy để phản anh sự bất cập là chưa hợp lý (QQ cho là thời hạn nên kết thúc ở mốc thời gian là 17h, vậy tại sao lại không là 11h, trước ca nghỉ trưa....).

    Lý do thứ hai mà QQ đưa ra là tính bất cập về mặt thời gian trong quá trình giao dịch dân sự. Trong đó thể hiện rõ ý là nếu vào ban đêm thì việc giao dịch dân sự sẽ khó khăn, hoặc không được chấp nhận....Thực tế có nhiều vụ án liên quan đến vấn đề trên, đây là thời điểm chuyển rủi ro, thường xảy ra đối với các hợp đồng giao nhận vật....

    Lý do này có vẻ hợp lý hơn....tuy nhiên đây là vấn đề mà cũng từng được nhiều người quan tâm, ngay cả bản thân tôi, khi còn học vấn đề này thì cũng được các thầy cố nhắc đến....cũng vì vậy, tôi cũng đã để ý, tìm hiểu và nhận thấy rằng, với các vụ án liên quan xảy ra, ai cũng biết việc này là bất hợp lý, luật sư biết, thẩm phán biết, nhà làm luật cũng biết...chỉ có dân "đen" không am hiểu là không biết, tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ sự kiến nghị sửa đổi nào...có lẽ chuyện này không được chú trọng nhiều lắm nên....
    #ff0000;">Ngoài ra QQ còn có nêu trường hợp một tuần được quy định là 8 ngày...điều này là không hợp lý, chỉ có 7 ngày thôi, không thể hiểu theo ý của QQ được mà phải căn cứ vào các quy định của Pháp luật.
    Mọi người cùng thảo luận ha.
    Thân chào!




    Anh Huy thân!

    Không hẹn mà gặp anh em lại là người phản hồi bài của nhau đầu tiên

    Sau bài phản hồi của anh em cũng xin phép đưa ra thêm quan điểm của em về vấn đề như sau:

    Em chọn mốc thời gian là 17h00 mà không chọn mốc 11h00 vì :

    Tất nhiên thời gian buổi trưa là thời hạn "tạm nghỉ" trong 1 ngày làm việc thôi chứ không phải thời gian kết thúc của 1 ngày làm việc ( đối với cơ quan Nhà nước)

    Về vấn đề thời hạn của 1 tuần là bao nhiêu ngày thì em đã chỉ ra 2 cách tính như trên và mỗi cách tính đều có cơ sở và lý do của nó hết, chứ không phải tự sẻ điều luật ra đâu. Em thấy cách giải thích ở trên đều hợp lý mà, một bên là điều luật quy định, một bên là cách hiểu của người áp dụng, đã có sự không thống nhất dẫn đến nhiều kết quả khác nhau, như vậy chưa thật hợp lý. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện thì cần phải có những quy định chặt chẽ, dễ hiểu, và từ ngữ phải đơn nghĩa để mọi người ai đọc vào cũng có thể hiểu được và cách hiểu thống nhất.

    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #85585   28/02/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Chào QuyetQuyen945, Bài bạn hơi dài nên tôi mới chỉ có ý kiến phần thời hạn theo ngày.
    Nếu quy định như bạn cũng chẳng sao cả nhưng cũng không giải quyết được vấn đề gì cả, thậm chí còn rối rắm hơn... vì 1 giao dịch dân sự giả sử có thời hạn thực hiện là 10 ngày thì theo bạn có bao nhiêu phần trăm là được thực hiện vào những giờ cuối cùng của ngày cuối cùng? từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 9 việc thực hiện nghĩa vụ có thể diễn ra bất cứ khi nào (kể cả giữa đêm), tức là nếu 1 bên không có tinh thần hợp tác vẫn có thể giữa đêm đến yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ cơ mà. Như vậy là dẫu thay đổi như bạn cũng không thể tránh được sự gọi là nghỉ ngơi bất tiện gì đó...
    Tiếp nữa bạn cho rằng phải quy định thời hạn thành giờ cụ thể như vậy thì những giờ còn lại của ngày hết thời hạn đó không được tính vào thời hạn trong ngày cuối cùng đó thì có vẻ như không mang tính chất là "thời hạn theo ngày"... Đồng thời người khác lại cho rằng tại sao lại phải quy định vào giờ đó mà không phải giờ khác (tại sao lại 9 giờ tối mà không phải là 10 giờ...)

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (28/02/2011)
  • #85681   28/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hasosa viết:
    Chào QuyetQuyen945, Bài bạn hơi dài nên tôi mới chỉ có ý kiến phần thời hạn theo ngày.
    Nếu quy định như bạn cũng chẳng sao cả nhưng cũng không giải quyết được vấn đề gì cả, #ff0000;">thậm chí còn rối rắm hơn... vì 1 giao dịch dân sự giả sử có thời hạn thực hiện là 10 ngày thì theo bạn có bao nhiêu phần trăm là được thực hiện vào những giờ cuối cùng của ngày cuối cùng? từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 9 việc thực hiện nghĩa vụ có thể diễn ra bất cứ khi nào (kể cả giữa đêm), tức là nếu 1 bên không có tinh thần hợp tác vẫn có thể giữa đêm đến yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ cơ mà. Như vậy là dẫu thay đổi như bạn cũng không thể tránh được sự gọi là nghỉ ngơi bất tiện gì đó...
    #ff0000;">Tiếp nữa bạn cho rằng phải quy định thời hạn thành giờ cụ thể như vậy thì những giờ còn lại của ngày hết thời hạn đó không được tính vào thời hạn trong ngày cuối cùng đó thì có vẻ như không mang tính chất là "thời hạn theo ngày"... Đồng thời người khác lại cho rằng tại sao lại phải quy định vào giờ đó mà không phải giờ khác (tại sao lại 9 giờ tối mà không phải là 10 giờ...)



    Thân chào anh Hasosa!

    Rất cảm ơn vì đã đọc bài của em, tuy bài hơi dài

    Em cũng xin phép có ý kiến như sau!

    Em đồng ý với ah là tỉ lệ xác lập hợp đồng vào ngày cuối cùng của thời hạn là chiếm tỷ lệ nhỏ, nhưng nó không đồng nghĩa là không quan trọng vì theo kinh nghiệm của em thì các tranh chấp chủ yếu xảy ra vào thời điểm cuối này đó anh ạ.

    Em xin lấy lại ví dụ ở trên và có thêm tình tiết nhỏ vào đó là thế này:

    Trong thời hạn thực hiện hợp đồng B phải chạy vạy đi vay tiền để mua máy tính và phải đến lúc 23h55 phút thì B mới chạy đến nhà B để thực hiện hợp đồng như vậy theo anh A không thực hiện hiện hợp đồng thì thế nào? đó chính là những nguyên nhân gây phát sinh tranh chấp nhiều nhất, do sự thiếu cụ thể nên rất dễ phát sinh tranh chấp.


    Cũng theo như cách lý giải của anh nếu có quy định hạn chế được ngày cuối cùng thì cũng không hạn chế được những ngày kia thì em cũng chưa thật sự đồng ý mấy.

    Vì thực tế mà nói các bên thông thường họ sẽ xác lập vào các thời gian khác chứ ít ai lại đi xác lập giao dịch vào những thời điểm không hợp lý như vậy. Thực sự khi nào họ "bí quá" như ví dụ trên thì họ mới dùng lý lẽ của luật thui. Vì thế theo em nên quy định hợp lý hơn.

    Và anh cũng hỏi #ff0000;">"tại sao lại 9 giờ tối mà không phải là 10 giờ"

    Con  người chúng ta làm việc thì cần có thời gian nghỉ ngơi( trong này có ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí..) và tùy với đặc thù công việc của mỗi người sẽ có 1 thời gian, thời lượng nghỉ ngơi khác nhau, nhưng chung quy lại thì em thấy thời gian nghỉ ngơi nhiều nhất là vào thời gian 21h00 đến 5h00 hôm sau. Nên em chọn thời hạn như trên.

    Chúc anh sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.

    Thân!



     
    Báo quản trị |  
  • #85598   28/02/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào QQ,

    Về vấn đề thời điểm kết thúc của thời hạn ngày, em quên mất là điều 150 BLDS có qui định cho phép các bên tự thỏa thuận à?

    Nên đề nghị của em là không khả thi vì nó ảnh hưởng đến tập quán của một số ngành nghề đang được áp dụng thống nhất trên thế giới ví dụ như ngân hàng, bảo hiểm.

    Còn về thời điểm kết thúc của thời hạn tuần, theo qui định của BLDS thì ví dụ 1 của em là đúng theo qui định của BLDS chứ không phải là ví dụ 2 (Do đó một tuần có thể chỉ có 6 ngày nếu hợp đồng được ký kết và có hiệu lực lúc 23:59 của ngày thứ 3). Anh cũng không nghĩ là cần thiết phải thay đổi nội dung này vì nó giống như hệ mét hay inch mọi người đang xài. Nếu mọi người hiểu giống như nhau thì chẳng có vấn đề gì xảy ra cả. Nếu muốn họ có thể thay đổi sang hệ "ngày" và qui định cụ thể cả giờ chấm dứt hợp đồng mà.

    Về vấn đề thời hiệu anh đồng ý với em là qui định như BLDS hiện nay là quá bất lợi cho bên có yêu cầu. Bởi vì nếu bảo mở hoặc xóa bỏ thời hiệu khởi kiện sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập chứng cứ (việc này có thuộc trách nhiệm của tòa đâu?) hoặc xác định, đánh giá chứng cứ (không mở làm sao biết thẩm phán không làm được?) hoặc gặp khó khăn trong công tác xét xử do án nhiều (phải xem lại cách tổ chức hệ thống tư pháp chứ, nơi làm không hết nơi ngồi chơi xơi nước cả năm) thì đó là những lý do mang tính hình thức chứ không phải bản chất của vấn đề.

    Vì theo anh quyền khởi kiện để bảo vệ lợi ích là một dạng của quyền con người (không có quyền này thì các quyền con người khác là vô nghĩa vì các quyền đó sẽ bị xâm hại mà không được bảo vệ) nên tốt nhất là không nên xác định thời hạn khởi kiện. Quyền khởi kiện chỉ chấm dứt khi bên yêu cầu đồng ý hoặc mất đi.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (28/02/2011)
  • #85684   28/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Anh Hải thân mến!

    Không phải em quên điều 150 đâu, hi hi, nguyê tắc kinh điểm của luật Dân sự là thỏa thuận mà, nếu các bên thỏa thuận với nhau được rồi thì chắc không cần dùng đến luật rồi ( trừ trường hợp là các thỏa thuận đó vi phạm pháp luật và trái với đạo đức xã hội..).

    Vấn đề em muốn nêu đó là áp dụng luật trong trường hợp có tranh chấp anh ạ.

    Vấn đề về thời hạn 1 tuần thì em thấy thời điểm thứ 2 là đúng theo quy định của luật mà anh, ngày tương ứng mà. Vấn đề này em cũng đã giải thích rõ ở bài viết trên rùi, hợp luật nhưng mà không hợp lý.

    #fdeada;">Anh cũng không nghĩ là cần thiết phải thay đổi nội dung này vì nó giống như hệ mét hay inch mọi người đang xài. Nếu mọi người hiểu giống như nhau thì chẳng có vấn đề gì xảy ra cả. Nếu muốn họ có thể thay đổi sang hệ "ngày" và qui định cụ thể cả giờ chấm dứt hợp đồng mà

    Anh ạ, với quy định của luật nước mình như hiện nay  thì em nghĩ hơi khó để ai cũng có thể hiểu giống nhau được, về nguyên tắc là khi soạn thảo luật chúng ta phải sử dụng từ ngữ đơn nghĩa vậy mà đâu phải lúc nào cũng áp dụng được đúng không anh. Vì thế mỗi người có thể hiểu 1 cách khác nhau mà, cái quan trọng mà em luôn chú trọng đó là phải đưa ra được lập luật để bảo vệ cách hiểu của mình.

    Vấn đề đề xuất" sửa luật" của em ở trê đó dầu sao cũng chỉ là ý tưởng của 1 sinh viên luật mà thôi, còn vấn đề sửa được hay không? đã hợp lý hay không thì chắc anh em mình còn phải  bàn nhiều anh nhỉ. hihi

    Về vấn đề thời hiệu thì anh em có cùng quan điểm nên ok nhé anh.

    Em chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của anh, em sẽ tiếp nhận để sau này có thể làm lại vấn đề này hay hơn , cảm ơn anh rất nhiều!

    thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #85693   28/02/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Chào bạn QQ, tôi có 2 ý với bài hồi đáp của bạn như sau:
    - Bạn viết:

    Em xin lấy lại ví dụ ở trên và có thêm tình tiết nhỏ vào đó là thế này:

    Trong thời hạn thực hiện hợp đồng B phải chạy vạy đi vay tiền để mua máy tính và phải đến lúc 23h55 phút thì B mới chạy đến nhà B để thực hiện hợp đồng như vậy theo anh A không thực hiện hiện hợp đồng thì thế nào? đó chính là những nguyên nhân gây phát sinh tranh chấp nhiều nhất, do sự thiếu cụ thể nên rất dễ phát sinh tranh chấp.

    Tình huống bạn lấy ví dụ này ta hiểu là do 2 bên không có sự thỏa thuận kỹ càng về thời gian thực hiện nghĩa vụ rồi đúng không. Vậy nếu bên đến thực hiện nghĩa vụ mà vẫn nằm trong thời hạn thì rõ ràng người đó sẽ là người đúng luật và thắng kiện... vấn đề chỉ là bằng chứng...
    Mặt khác bạn lập luận trong tình huống này chưa đúng vì thực tế bạn đang đề cập đến sự bất tiện vì thời gian không hợp lý... chứ kể cả thời gian giữa ban ngày (như 2 bên thỏa thuận theo giờ) mà một bên đến cận giờ như vậy thì cũng có khác gì như ví dụ bạn nêu...

    - Bạn viết:
    Cũng theo như cách lý giải của anh nếu có quy định hạn chế được ngày cuối cùng thì cũng không hạn chế được những ngày kia thì em cũng chưa thật sự đồng ý mấy.

    Vì thực tế mà nói các bên thông thường họ sẽ xác lập vào các thời gian khác chứ ít ai lại đi xác lập giao dịch vào những thời điểm không hợp lý như vậy. Thực sự khi nào họ "bí quá" như ví dụ trên thì họ mới dùng lý lẽ của luật thui. Vì thế theo em nên quy định hợp lý hơn.

    Theo tôi lập luận của bạn có thể nói là tiền hậu bất nhất (xin đừng giận)
    Vì thực tế bạn đề cập đến sự bất tiện vì giữa đêm một bên đến đòi thực hiện nghĩa vụ đúng không; thì tôi đưa ra 1 ví dụ (là 10 ngày) - như vậy là theo ý bạn nêu thì chỉ hạn chế được sự bất tiện... của 1 ngày = 10%, còn 9 ngày kia = 90% là không nhưng nay bạn lại bảo là khó xẩy ra tình huống đó... (mặc dù là 90% thời hạn) vậy thì có khác gì bạn phủ nhận ý kiến ban đầu của bạn./.

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #85698   28/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Thân chào anh Hà!

    Em cảm ơn những lời  góp ý chân thành của anh!

    Em cũng xin có ý kiến nhỏ phản hồi như sau:

    Trong ví dụ trên của em thì người mua sẽ có nhiều cơ hội thắng kiện, nếu bên mua chứng minh được họ đến để xác lập giao dịch trước 24h.

    Tuy nhiên, như vậy thì em thấy luật chưa phù hợp và chưa công bằng bởi lẽ, bên bán đã chờ bên mua cả ngày rồi và đã đến lúc đi ngủ vậy mà bên mua đến xác lập hợp đồng, bên bán phải bỏ đi giấc ngủ...Nếu giả xử đặt bản thân mình vào trường hợp này thì em cũng thấy bực mình và không muốn xác lập giao dịch.

    #c6d9f0;" /> #c6d9f0;">Mặt khác bạn lập luận trong tình huống này chưa đúng vì thực tế bạn đang đề cập đến sự bất tiện vì thời gian không hợp lý... chứ kể cả thời gian giữa ban ngày (như 2 bên thỏa thuận theo giờ) mà một bên đến cận giờ như vậy thì cũng có khác gì như ví dụ bạn nêu

    Theo em là khác nhau đó anh ah, nếu như trong quá trình thực hiện xác lập giao dịch mà có các vấn đề phát sinh thì các bên rất dễ dàng thỏa thuận với nhau, và việc xác lập giao dịc cũng khá là thuậ tiện, nhất là vào ban ngày.

    #c6d9f0;">Theo tôi lập luận của bạn có thể nói là tiền hậu bất nhất (xin đừng giận)
    Vì thực tế bạn đề cập đến sự bất tiện vì giữa đêm một bên đến đòi thực hiện nghĩa vụ đúng không; thì tôi đưa ra 1 ví dụ (là 10 ngày) - như vậy là theo ý bạn nêu thì chỉ hạn chế được sự bất tiện... của 1 ngày = 10%, còn 9 ngày kia = 90% là không nhưng nay bạn lại bảo là khó xẩy ra tình huống đó... (mặc dù là 90% thời hạn) vậy thì có khác gì bạn phủ nhận ý kiến ban đầu của bạn./.



    Em hề thay đổi ý kiến của mình anh ạ, tại anh chưa hiểu hết ý của em thôi.

    Điều mà em quan tâm không phải là thời điểm nào sẽ có nhiều giao dịch được xác lập mà là vào những thời điểm nào thì các giao dịch đó dễ nảy sinh tranh chấp hơn anh ạ!

    Chưa hẳn là các giao dịch mà thực hiện vào 9 ngày đầu sẽ có phát sinh tranh chấp nhiều  hơn 1 ngày cuối  đó anh ạ.

    Mà nhiệm vụ của luật là để xử lý các tranh chấp, cho dù số lượng tranh chấp là ít hay nhiều, tranh chấp ở thời gian nào?

    Mục đích của luật là hạn chế các tranh chấp càng nhiều càng tốt, vì thế quy định của luật cần rõ ràng và phù hợp với thực tiễn như vậy thì mới thể hiện được sức mạnh của mình được.

    Và em cũng xin nhấn mạnh lại rằng trong quan hệ pháp luật Dâ sự thì nguyên tắc thỏa thuận là nguyên tắc kinh điển vì thế, các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận về thời hạn 1 cách cụ thể với nhau.

    Luật chỉ được áp dụng khi các bên không thỏa thuận được mà thôi.

    thân chào và chúc sức khỏe anh!

     
    Báo quản trị |  
  • #85700   28/02/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Điều 132 : Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa  mà luật quy định thời hiệu yêu cầu Tòa án là 2 năm kể từ ngày xác lập thì thật không hợp lý chút nào cả.

    Để dễ hiểu QQ lấy ví dụ thế này.

    Ông A do bị ông B (cậy thế, cậy quyền) đe dọa mà buộc phải xác lập 1 giao dịch với ông B. Sau khi xác lập giao dịch thì ông B tiếp tục đe dọa làm cho ông A không giám khởi kiện ra Tòa cho đến khi hết 2 năm thì ông B không đe dọa nữa lúc này ông A mới là đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dich vô hiệu thì  Tòa án không thụ lý vì thời hiệu khởi kiện đã hết.

    #ff0000;">Thử hỏi như vậy luật đã thực sự phù hợp chưa? Đã công bằng chưa? Đã bảo vệ quyền lợi của người bị đe dọa chưa? Luật đã thực hiện đúng vai trò của mình là bảo vệ cho người yếu thế chưa? Trong thời đại ngày nay các hành vi lừa dối, đe dọa ngày càng được thực hiện một cách tinh vi hơn, nguy hiểm hơn vì thế chúng ta cần phải thay đổi quy định này.

    #ff0000;">Theo QQ thì đối với điều 132 này thì không nên quy định thời hiệu khởi kiện nữa mà phải đưa điều này vào khoản 2 điều 136 mới hợp lý



    Vụ này không chính xác rồi nhé QQ, nó vẫn còn thời hiệu khởi kiện chứ, ông B luôn đe dọa ông A không cho ông A khởi kiện, như vậy là quyền lợi chính đáng của ông A vẫn đang liên tục bị xâm phạm, chứ không phải tính thời điểm bị xâm phạm từ sau khi xác lập giao dịch và bị đe dọa. Trong trường hợp này phải tính thời hiệu khởi kiện từ thời điểm ông B kết thúc hành vi đe dọa.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #85707   28/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    @ Boyluat!

    Khoản 1 Điều 136 BLDS 2005 quy định : #ffff00;">Thời hiệu khởi yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu từ điều 130 đến 134 là 2 năm #ff0000;">kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.

    Vậy cậu căn cứ vào đâu mà bảo là thời hiệu khởi kiện vẫn còn?

    Và nếu có quy định thì làm sao mà xác định được thời điểm nào ông B mới hết bị đe dọa ?

    Theo QQ cần phải sửa lại điều luật trên, thời hiệu đối với điều 132 là không bị hạn chế.

    Cả nhà cho ý kiến nha!
     
    Báo quản trị |  
  • #93346   06/04/2011

    hienkhung
    hienkhung

    Chồi

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2010
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 1109
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Tôi nghĩ boyluat đã nhầm lẫn rồi. Bạn cho là ông A bị ông B đe dọa nên ông A chưa hết thời hạn khởi kiện...là không đúng. Thời hiệu mà bạn nói đến là thời hiệu khởi kiện đối với hành vi đe dọa của ông B chứ không phải là thời hiệu khởi kiện đối với giao dịch dân sự trong tình huống QQ đưa ra.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hienkhung vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (06/04/2011) cunkhung (31/10/2012)