Văn bản công chứng

Chủ đề   RSS   
  • #131844 19/09/2011

    luanls89
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2011
    Tổng số bài viết (336)
    Số điểm: 2899
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 144 lần


    Văn bản công chứng

    Xin chào luật sư, xin luật sư cho em hỏi: Văn bản công chứng ở nước ngoài có giá trị pháp lí ở Việt Nam hay không?

    Chuyên viên pháp lý: Nguyễn Thành Luân

    - Điện thoại: 0974.220.145

    - Gmail: thanhluanls89@gmail.com

    Sông có thể cạn, núi có thể mòn

    Song chân lý ấy không bao giờ thay đổi

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ ( Liên hệ 24/24)

     
    5035 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #132073   19/09/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14963)
    Số điểm: 99995
    Cảm ơn: 3501
    Được cảm ơn 5365 lần
    SMod

    Chào bạn, bạn muốn hỏi về công chứng ở đâu ? và giá trị pháp lý trong bối cảnh nào ?

    Có nhiều loại văn bản không cần công chứng, không cần con dấu mà vẫn có hiệu lực trong một số trường hợp nào đó. Chẳng hạn những văn bản từ công ty mẹ có hiệu lực ở cty con mà chẳng cần chữ ký hay con dấu nào cả.
     
    Báo quản trị |  
  • #132076   19/09/2011

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Chào hai bạn

    Giấy tờ, tài liệu nước ngoài muốn được sử dụng tại Việt Nam một cách hợp pháp thì cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Thông tư số 01/1999/TT-NG của Bộ Ngoại giao. Sau đó, giấy tờ, tài liệu nước ngoài được đem dịch sang tiếng Việt; bản tiếng Việt có công chứng là xong, sử dụng vô tư.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #132113   19/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Mục 1 Phần V Thông tư số 01/1999/TT-NG quy định:
    #ffffff;">


    V. CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG HỢP PHÁP HOÁ LÃNH SỰ, CHỨNG NHẬN LÃNH SỰ

    1. Viên chức có thẩm quyền của Việt Nam không hợp pháp hoá lãnh sự, chứng nhận lãnh sự trong trường hợp giấy tờ, tài liệu được lập ra hoặc để sử dụng ở nước đã ký với Việt Nam điều ước quốc tế có quy định miễn hợp pháp hoá lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu.

    Như vậy có nghĩa là không phải bất cứ một giấy tờ, tài liệu, văn bản của nước ngoài muốn được sử dụng tại Việt Nam cũng đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự. Mà có những trường hợp không cần phải hợp pháp hóa lãnh sự vẫn có giá trị sử dụng hợp pháp.

    Ví dụ như những loại giấy tờ và bản dịch quy định tại Điều 29 Quyết định số 61QĐ/CTN ngày 03/6/1999 về việc phê chuẩn Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa:

    #ffffff;">

    Điều 29. Miễn hợp pháp hoá

    Trong khi thực hiện Hiệp định này, các giấy tờ và bản dịch do Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết lập hoặc xác nhận, có chữ ký và đóng dấu chính thức không phải hợp pháp hoá dưới bất cứ hình thức nào.

    Hay như tại Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa nước CHXHCN VIệt Nam và nước Cộng hòa Pháp ghi nhận:

    #ffffff;">Điều 26. Miễn hợp pháp hoá


    Các giấy tờ nói tại Hiệp định này được miễn hợp pháp hoá.

    Tuy nhiên, trong trường hợp có nghi ngờ xác đáng về chữ ký, tư cách của người ký, hoặc về nhận dạng của con dấu hoặc con tem, thì cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết yêu cầu có thể đề nghị Cơ quan trung ương của Nước ký kết đã cấp giấy tờ hoặc tài liệu đó xác minh tính xác thực của giấy tờ. Chỉ được yêu cầu xác minh tính xác thực của giấy tờ trong những trường hợp đặc biệt và phải nêu rõ lý do.

    Vì vậy, để biết một loại giấy tờ, tài liệu, văn bản nào của nước ngoài có giá trị pháp lý ở Việt Nam hay không, cần phải biết đó là giấy tờ, tài liệu, văn bản gì. Đồng thời phải xem xét giữa Việt Nam và nước đó có ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp hay không và đối chiếu với Hiệp định đó để biết loại giấy tờ, tài liệu, văn bản đó có được miễn hợp pháp hóa lãnh sự hay không.





    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #132117   19/09/2011

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Cảm ơn BachThanhDC đưa ra trích dẫn. Mọi người tham khảo toàn văn tất nhiên sẽ đầy đủ hơn.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quoctranllc vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (20/09/2011)