Từ chối tài sản thừa kế

Chủ đề   RSS   
  • #93900 08/04/2011

    robyna

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 104
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Từ chối tài sản thừa kế

    Xin chào Luật sư!

    Ông tôi chết đi để lại một thửa đất và ngôi nhà mà không có di chúc. Ông tôi có 3 người con (bố tôi, cô và một người chú). 3 người đồng ý để lại toàn bộ thửa đất cho bố tôi nhưng vì cô tôi đang ở nước ngoài nên không thể trực tiếp ký vào Biên bản phân chia tài sản thừa kế.

    Cô tôi có viết giấy từ chối tài sản thừa kế (có xác nhận của Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Séc) nhưng khi bố tôi nộp hồ sơ xin cấp GCN thì UBND quận trả về với lý do: từ chối tài sản thừa kế chỉ có hiệu lực trong 6 tháng kể từ ngày mở di chúc. Nhưng thực tế ông tôi không để lại di chúc thì phải giải quyết như thế nao?

    Xin Luật sư tư vấn giúp, xin cảm ơn.
     
    9702 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #94094   09/04/2011

    NguyenNhatTuan
    NguyenNhatTuan
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2009
    Tổng số bài viết (10479)
    Số điểm: 58059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 4565 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Bộ luật dân sự năm 2005 quy định việc từ chối nhận di sản thừa kế như sau:


    Điều 642. Từ chối nhận di sản

    1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

    2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.

    3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế.

    Lưu ý: Ngày mở thừa kế (không phải mở di chúc) là ngày người để lại tài sản chết.

    Thân


    Luật sư, Thạc sỹ Luật học NGUYỄN NHẬT TUẤN

    Trưởng văn phòng Luật sư PHÚ VINH - Đoàn Luật sư Tp. Hồ Chí Minh

    Địa chỉ: 332/42i Phan Văn Trị, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

    ĐT liên hệ: 028.35160119; Di động: 0913.623.699

    Website: www.luatsuphuvinh.com;

    Email: nguyennhattuan71@yahoo.com

    nguyennhattuan040671@gmail.com

    Các lĩnh vực, công việc đảm nhận:

    - Tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý trong mọi lĩnh vực pháp luật;

    - Luật sư bào chữa, bảo vệ trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, thương mại, hôn nhân gia đình, thừa kế, tranh chấp đất đai, tài sản...;

    - Luật sư đại diện theo ủy quyền trong tố tụng, đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng liên quan đến pháp luật;

    - Thực hiện các dịch vụ pháp lý như: dự thảo đơn từ, văn bản, hợp đồng, di chúc, thỏa thuận...

    - Thực hiện các dịch vụ pháp luật khác...

    Chất lượng uy tín, chi phí hợp lý

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyenNhatTuan vì bài viết hữu ích
    robyna (30/05/2011)
  • #96119   18/04/2011

    Ls_LeDoanTuan
    Ls_LeDoanTuan
    Top 200
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2011
    Tổng số bài viết (401)
    Số điểm: 2314
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 127 lần


    Chào bạn!

    Vấn đề về mặt luật pháp liên quan đến khước từ di sản thừa kế của bạn đã được các luật sư trả lời khá đầy đủ và đúng pháp luật đó.

    tôi chỉ có thể có vài ý kiến với bạn về mặt thủ tục nhé!

    Sự việc ông nội bạn qua đời và không để lại di chúc, thì theo quy định pháp luật trường hợp thừ kế này sẽ chia theo quy định pháp luật.

    Vậy đối với trường hợp của gia đình bạn, các cô, chú muống nhường quyền thừa kế của họ cho ba của bạn thì nên làm thủ tục khước từ trong vòng 6 tháng kể từ ngày ông nội bạn qua đời. nếu cô bạn đã làm văn bản khước từ mà cơ quan nhà nước kiểm tra phát hiện việc khước từ này không hợp pháp, vì hết thời hạn khước từ.

    Theo tôi bạn có thể bàn bạc và nói với cô làm giấy ủy quyền ở nước ngoài gửi về đây để cho ai đó trong gia đình bạn (trừ ba của bạn) thay mặt cô ký văn bản phân chia thừa kế.

    Chúc bạn thành công.

    Thân ái!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls_LeDoanTuan vì bài viết hữu ích
    robyna (30/05/2011)