“Từ chối phục vụ vĩnh viễn” 2 ô tô vào cao tốc của VEC có vượt quá thẩm quyền?

Chủ đề   RSS   
  • #513596 13/02/2019

    nguyenducphong_123456
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2018
    Tổng số bài viết (154)
    Số điểm: 3561
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 122 lần


    “Từ chối phục vụ vĩnh viễn” 2 ô tô vào cao tốc của VEC có vượt quá thẩm quyền?

    Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

    Một đến hai ngày trở lại đây mọi người xôn xao nhiều với thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn trên tất cả các tuyến cao tốc do Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) quản lý đối với hai phương tiện mang Biển kiểm soát (BKS) 51A-558.50 và 51G - 772.56.

    Theo Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Đường Cao Tốc Việt Nam (VEC E) đơn vị đã thay mặt VEC thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn, nguyên nhân là do hai phương tiện này đã có các hành vi không tuân thủ hiệu lệnh của nhân viên điều khiển giao thông, hành động phá hoại tài sản, đe dọa đánh đuổi nhân viên điều khiển giao thông, gây ùn tắc tại trạm, gây hoang mang cho nhân viên phục vụ tại trạm thu phí, làm mất trật tự an ninh tại khu vực.

    Theo bản thân tôi nếu có thông báo từ chối thì đây là một thông báo vượt quá thẩm quyền của VEC.

    Thứ nhất, Khoản 3, Điều 14, Thông tư 90/2014/TT-BGTVT hướng dẫn về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

    Đơn vị khai thác, bảo trì có quyền từ chối phục vụ xe quá tải, quá khổ theo quy định đi vào đường cao tốc, đồng thời phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời.

    Tại đây chỉ có quy định về việc từ chối với xe quá tải, quá khổ chứ không có quy định về từ chối phục vụ đối với các hành vi khác. Đồng thời việc xử lý phải phối hợp với cơ quan có thẩm quyền chứ không trao toàn bộ thẩm quyền xử lý cho cơ đơn vị khai thác.

    Thứ hai, hay nội dung tại Điểm b, Khoản 2, Điều 12, Thông tư 90/2014/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 45/2018/TT-BGTVT

    2. Trách nhiệm của nhà đầu tư, doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc:

    b) Phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 8, khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

    d) Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tuần đường; phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm kết cấu hạ tầng đường cao tốc.”.

    Cả Điểm b và d Khoản 2, Điều 2 ta đều thấy việc xử lý hành vi vi phạm phải có sự phối hợp giữa VEC và các cơ quan có thẩm quyền.

    Thứ ba, đây là hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nếu bị xử lý ngoài việc tuân theo các quy định nêu trên thì phải căn cứ vào các quy định liên quan, nếu nặng thì có thể truy cứu về trách nhiệm hình sự, nhẹ thì bị xử lý hành chính theo Luật giao thông Đường bộ 2008, Luật Xử lý Vi phạm hành chính 2012 hoặc Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Nhưng trong các quy định về xử lý vi phạm hành chính không hề quy định về thẩm quyền xử phạt cho VEC.

    Tổng hợp các quy định trên ta thấy rằng, không có quy định nào trao toàn quyền quyết định xử phạt (hay theo VEC là từ chối phục vụ) các vi phạm cho nhà đầu tư hoặc các doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác đường cao tốc. Quyết định 13/QĐ-VEC-HĐTV là quyết định của Hội đồng Thành viên VEC, không có bất kỳ sự phối hợp nào với các cơ quan có thẩm quyền, điều này cho thấy rằng nếu thông báo từ chối phục vụ là có thật thì đây là một quyết định vượt quá thẩm quyền của VEC.

     
    3899 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenducphong_123456 vì bài viết hữu ích
    admin (04/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #513603   13/02/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    BOT là hoạt động kinh doanh đặc thù, có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Bởi vậy, những quy định nội bộ của đơn vị kinh doanh này cũng phải phù hợp với các quy định của pháp luật và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép, thông qua mới được áp dụng. Nên nếu những lái xe ô tô có vi phạm các quy định pháp luật phải xử lý bằng pháp luật chứ không thể xử lý bằng quy chế nội bộ của đơn vị đầu tư BOT

     
    Báo quản trị |  
  • #513728   15/02/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Trường hợp nếu như hai xe nêu trên không tuân thủ theo hiệu lệnh của nhân viên, có hành vi phá hoại tài sản, gây rối trật tự thì theo mình sẽ xử lý theo quy định của pháp luật (có thể xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình sự nếu có và bồi thường thiệt hại nếu như có thiệt hại xảy ra). Còn việc từ chối phục vụ vĩnh viễn thì chưa có cơ sở để thực hiện.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #513761   15/02/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Theo quan điểm của mình thì hành vi của VEC là không phù hợp. Bởi các lí do sau:
     
    - Thứ nhất: qua hình thức đầu tư BOT thì VEC có quyền khai thác cao tốc. Tuy nhiên, việc khai thác trên phải có sự phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và thẩm quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về Bộ chứ không phải từ VEC.
     
    - Thứ hai: VEC không phải là cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dẫn đến văn bản đơn vị đã ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật nên không có tính bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể thuộc phạm vi mà VEC không có thẩm quyền quyết định.
     
    - Thứ ba: Hành vi của hai ô tô là vi phạm quy định an toàn giao thông đường bộ, tương ứng với hành vi đã có quy định xử phạt vi phạm hành chính cụ thể. Không thể xử phạt hành vi mà pháp luật không quy định.
     
    Ở đây, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành hiện không có cơ chế cấm lưu hành vĩnh viễn trong đường cao tốc. Do đó, việc VEC ban hành văn bản trên không có cơ sở thực hiện, phải dấu hiệu vượt thẩm quyền. Mình nghĩ cơ quan có thẩm quyền nên rà soát lại hệ thống văn bản đã ban hành nhằm tránh các tính huống vượt thẩm quyền, trái pháp luật gây bức xúc trong dư luận cũng như đảm bảo tính pháp quyền của nước nhà.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    thuviendaihocdalat (07/05/2019)
  • #513814   16/02/2019

    Theo mình thấy việc từ chối phục vụ vĩnh viển hai ô tô đi vào đường cao tốc là trái quy định pháp luật. Bởi Pháp luật nước ta có quy định mọi công dân đều có quyền tự do đi lại, tự do cư trú. Đối với các phương tiện giao thông đường bộ như ô tô, xe gắn máy thì sau khi đã có đăng ký, đăng kiểm, đủ điều kiện lưu hành thì sẽ được toàn quyền tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, tất cả các thông tư về thu phí dịch vụ đường bộ và luật giao thông đường bộ,... chưa có quy định nào cho phép chủ đầu tư tuyến đường cao tốc từ chối phục vụ các phương tiện tham gia giao thông, chỉ có duy nhất luật Hàng không là có quy định cấm bay. Bởi vì, Máy bay là tài sản của doanh nghiệp nên có thể cấm bay hành khách. Ngược lại, đường cao tốc là tài sản của nhà nước nên chủ đầu tư không có quyền từ chối phục vụ các phương tiện vì chủ đầu tư chỉ là đơn vị làm dịch vụ thay nhà nước nên chủ đầu tư đơn vị này không thể tự đặt ra những quy định trái với các quy định pháp luật để cấm cản những phương tiện giao thông đi trên những tuyến đường của loại hình đầu tư kinh doanh này trong quy chế nội bộ của mình.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #514578   28/02/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    BOT là dạng hợp đồng hành chính công, có yếu tố Nhà nước, nên doanh nghiệp hoàn toàn không có quyền từ chối phục vụ,  doanh nghiệp không thể muốn làm gì cũng được. Chưa kể phương tiện và người lái có thể không liên quan đến nhau, chẳng lẽ cái xe đó đã bán cho người khác vẫn bị cấm

     

     
    Báo quản trị |  
  • #517467   30/04/2019

    Vậy thử đặt câu hỏi ngược lại thẩm quyền nào mới được từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 ô tô kia?? Rõ ràng pháp luật không có quy định là phân cấp cho cơ quan nào cấm phục vụ vĩnh viễn một đối tượng nào đó. Do đó, trong trường hợp 2 ô tô kia có hành vi vi phạm thì xử phạt hành chính rồi thôi chứ từ chối phục vụ vĩnh viễn theo mình là một việc làm không hơp lý.
     
    Báo quản trị |  
  • #520306   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo quan điểm của mình, việc tài xế, chủ xe không tuân thủ quy định bà có những hành động phá hoại tài sản,… thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt. VEC E không có quyền từ chối phục vụ (cấm xe vào cao tốc) vì cao tốc xây dựng trên đất thuộc sở hữu toàn dân.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #523928   27/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    Theo mình việc xử lý sai phạm của tài xế cũng như hành khách sẽ thuộc về thẩm quyền của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền theo luật định. Do đó, VEC E không có thẩm quyền để từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện nêu trên.

     

     
    Báo quản trị |