Từ 2021, hết thời ký HĐ khoán việc để né BHXH

Chủ đề   RSS   
  • #553257 29/07/2020

    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Từ 2021, hết thời ký HĐ khoán việc để né BHXH

    Hiện nay theo Bộ luật Lao động 2012 thì Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
     
    Vì quy định khá chung chung nên trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn ký HĐ dịch vụ, hợp đồng khoán việc để né tránh các quy định ràng buộc của HĐ lao động, ví dụ: BHXH, BHYT...
     
    Chỉ đến Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021) thì vấn đề giao kết hợp đồng mới đươc quy định rõ, theo đó:
     
    Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
     
    Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
     
    Như vậy, Luật mới đã giải quyết được vấn đề xác định HĐLĐ không phải dựa vào tên gọi mà phải dựa vào bản chất của hợp đồng đó, quy định này góp phần  đảm bảo quyền lợi hơn cho người lao động vốn là bên yếu thế. 
     
    Doanh nghiệp khi giao kết HĐ dịch vụ hay HĐ khoán việc thì cũng cần lưu ý vấn đề này, khi đó DN không nên ký HĐ với cá nhân đơn lẻ mà cần thực hiện với các tổ chức có đăng ký kinh doanh dịch vụ liên quan để có thể xuất hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp.

     

    Không có gì là không thể.

     
    2819 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #553520   30/07/2020

    Bạn cho mình hỏi như vậy thì khi nào công ty mới được ký hợp đồng dịch vụ với cá nhân vậy bạn? Nếu thực sự quan hệ giữa họ là cung ứng dịch vụ chứ không phải quan hệ lao động thì làm sao chứng minh? Làm sao xác định được sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên theo như quy định nêu? Vì thực tế khi ký hợp đồng dịch vụ thì bên cung cấp dịch vụ cũng sẽ chịu sự giám sát, quản lý của bên sử dụng dịch vụ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #553578   30/07/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Về bản chất cả hai loại hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ đều là sự thỏa thuận, và trong hợp đồng dịch vụ vẫn có sự giám sát của bên thuê dịch vụ ở trong đó. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ranh giới để xác định và công ty có thể ký HĐ dịch vụ với cá nhân chứ không riêng gì về tổ chức.

    Vậy làm sao để phân biệt được hai loại hợp đồng này? 

    Mặc dù không có quy định cụ thể và nội dung bên trên cũng chưa có một văn bản nào hướng dẫn nhưng theo quan điểm cá nhân mình thì có thể dựa vào hai yếu tố để xác định:

    Một là, tính chất công việc là tạm thời hay ổn định, lâu dài?

    Hai là, sự giám sát của bên có quyền như thế nào? Chắc chắn rằng mức độ giám sát, điều hành trong quan hệ lao động nó sẽ có nhiều nội dung khác biệt so với hợp đồng dịch vụ. Cái mà người thuê dịch vụ mong muốn nhất vẫn là kết quả cuối cùng trong công việc của bên cung ứng dịch vụ gồm: chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm hoặc thỏa thuận khác nếu có. Bên cung ứng không có trách nhiệm phải tuân theo quy chế, nội bộ của bên thuê dịch vụ nếu phần này không liên quan đến thỏa thuận công việc của họ.  

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anthuylaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/07/2020)