Trước khi nghỉ việc NLĐ cần biết những thông tin gì?

Chủ đề   RSS   
  • #557568 10/09/2020

    hoamattroi9297

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2020
    Tổng số bài viết (104)
    Số điểm: 970
    Cảm ơn: 76
    Được cảm ơn 119 lần


    Trước khi nghỉ việc NLĐ cần biết những thông tin gì?

    Khi đang có ý định nghỉ việc, để tránh mất đi những quyền lợi đáng có hay phải bồi thường tiền cho doanh nghiệp thì bạn cần nắm vững quy định pháp luật về lao động. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp và cung cấp những thông tin cần biết dành cho người lao động.

    Trước khi nghỉ việc cần biết những thông tin gì

    Người lao động - hình minh họa

    1. Người lao động nghỉ ngang trái pháp luật thì không được hưởng trợ cấp thôi việc và bồi thường tiền cho doanh nghiệp

    - Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Bộ luật lao động 2012 thì khi người lao đông nghỉ ngang trái pháp luật mà không thuộc các trường hợp tại Điều 37 BLLĐ 2012 thì sẽ Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Vậy nếu nghỉ ngang trái pháp luật thì bạn phải bồi thường những gì cho doanh nghiệp?

    Nếu người lao động nghỉ ngang trái pháp thì sẽ phải phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và không được hưởng trợ cấp thôi việc. Ngoài ra, người lao động còn có phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước và hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.

    Theo điều 43 Bộ Luật lao động 2012

    Sau khi nghỉ việc (chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật) người lao động sẽ được nhận trợ cấp thôi việc. Điều kiện để nhận trợ cấp thôi việc bạn có thể tham khảo ở đây

    3. Thủ tục để nhận trợ cấp thôi việc

    Một số người lao động không hề biết rằng có trợ cấp thôi việc, hoặc không biết thủ tục để hưởng trợ cấp thôi việc gồm những gì, và nhận trợ cấp thôi việc ở đâu.

    Hồ sơ cần nộp để nhận trợ cấp thôi việc

    Theo quy định pháp luật hiện hành thì người lao động không phải nộp hồ sơ gì để được hưởng trợ cấp thôi việc.

    Cơ quan có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc là người sử dụng lao động. Kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc kinh phí hoạt động của người sử dụng lao động.” Căn cứ vào Khoản 7 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP

    Như vậy, có thể thấy thủ tục nhận trợ cấp thôi việc khá đơn giản. Để nhận trợ cấp thôi việc thì bạn chỉ cần nghỉ việc đúng quy định pháp luật và thuộc trường hợp nhận trợ cấp thôi việc.

    Khoản 2, Khoản 3  Điều 37 Bộ luật lao động 2012 có quy định về thời gian báo trước khi nghỉ việc như sau

    4. Thời gian thông báo thôi việc

    Thời gian thông báo thôi việc rất quan trọng để xác định việc chấm dứt hợp đồng lao đông của bạn có trái pháp luật không? Nếu bạn thông báo về thời gian nghỉ việc không đúng và gây thiệt hại cho công ty thì bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại cho công ty. Về chi tiết thời gian thông báo nghỉ việc bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    5. Hướng dẫn thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp

    Không giống với trợ cấp thôi việc, thì thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp phức tạp hơn.

    Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng không phụ thuộc vào người lao động có nghỉ việc đúng pháp luật hay không? Mà dựa trên thời gian thực tế làm việc và đống bảo hiểm xã hội của người lao động.

    Về điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc bạn có thể tham khảo bài viết này

    a. Thành phần hồ sơ

    Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

    - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

    + Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    + Quyết định thôi việc;

    + Quyết định sa thải;

     + Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

    + Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

    - Sổ bảo hiểm xã hội.

    Ngoài ra, người lao động cũng cần mang theo Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân và sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú kèm theo bản gốc để đối chiếu.

    b. Các bước thực hiện:

    Sau khi có đủ hồ sơ, người lao động thực hiện theo trình tự sau:

    Bước 1. Nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm

    • Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp (không phụ thuộc vào nơi đang ở hay nơi đang làm việc).

    Bước 2. Giải quyết hồ sơ

    • Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
    • Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động
    • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.

    Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

    • Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu tiên cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế.
    • Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp trong vòng 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

    Điều 17, Điều 18  Nghị định 28/2015/NĐ-CP

    Bước 4. Hàng tháng thông báo tìm kiếm việc làm

    Mẫu Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được đính kèm bên dưới

    Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 11/09/2020 10:55:31 SA
     
    2040 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận