Trình tự, thủ tục yêu cầu Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện giải trình

Chủ đề   RSS   
  • #604147 21/07/2023

    haohao2912
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2018
    Tổng số bài viết (329)
    Số điểm: 3103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Trình tự, thủ tục yêu cầu Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện giải trình

    Nội dung, điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình, trường hợp từ chối yêu cầu giải trình, nội dung không thuộc phạm vi giải trình và thủ tục yêu cầu giải trình.

    1. Ai là người có trách nhiệm giải trình

    Căn cứ tại Điều 15 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về trách nhiệm giải trình như sau:

    - Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình về quyết định, hành vi của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị tác động trực tiếp bởi quyết định, hành vi đó. Người thực hiện trách nhiệm giải trình là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc người được phân công, người được ủy quyền hợp pháp để thực hiện trách nhiệm giải trình.

    - Trường hợp báo chí đăng tải thông tin về vi phạm pháp luật và có yêu cầu trả lời các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phải giải trình và công khai nội dung giải trình trên báo chí theo quy định của pháp luật.

    - Việc giải trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giám sát hoặc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khác được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

    2. Nội dung giải trình

    Nội dung giải trình được quy định tại Điều 3 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    - Cơ sở pháp lý của việc ban hành quyết định, thực hiện hành vi.

    - Thẩm quyền ban hành quyết định, thực hiện hành vi.

    - Trình tự, thủ tục ban hành quyết định, thực hiện hành vi.

    - Nội dung của quyết định, hành vi.

    3. Điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình

    - Cá nhân yêu cầu giải trình có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có người đại diện theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức, đơn vị yêu cầu giải trình có người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

    - Quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, đơn vị được yêu cầu giải trình tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có yêu cầu giải trình.

    (Điều 4 Nghị định 59/2019/NĐ-CP)

    4. Những trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình

    Điều 5 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp được từ chối yêu cầu giải trình như sau:

    - Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình được quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2019/NĐ-CP.

    - Nội dung yêu cầu giải trình thuộc trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, nội dung đã được giải trình hoặc đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền thụ lý giải quyết, trừ trường hợp người yêu cầu có lý do chính đáng.

    - Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích hoặc có hành vi gây rối trật tự, đe dọa, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người tiếp nhận yêu cầu giải trình.

    - Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

    5. Những nội dung không thuộc phạm vi giải trình

    - Nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    - Nội dung chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mà chưa ban hành, chưa thực hiện hoặc nội dung chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới.

    (Điều 6 Nghị định 59/2019/NĐ-CP)

     6. Thủ tục yêu cầu giải trình

    Căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, thủ tục yêu cầu giải trình được quy định như sau:

    - Yêu cầu giải trình được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình.

    - Yêu cầu giải trình bằng văn bản:

    + Văn bản yêu cầu giải trình phải nêu rõ nội dung yêu cầu giải trình; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình.

    + Văn bản yêu cầu giải trình phải có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận của người yêu cầu giải trình.

    - Yêu cầu giải trình trực tiếp:

    + Người yêu cầu giải trình trình bày rõ ràng nội dung yêu cầu với người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình.

    Trường hợp nhiều người cùng yêu cầu giải trình về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày. Việc cử người đại diện được thể hiện bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người yêu cầu giải trình;

    + Người được giao tiếp nhận yêu cầu giải trình phải thể hiện trung thực nội dung yêu cầu giải trình bằng văn bản; ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín của người yêu cầu giải trình;

    + Người yêu cầu giải trình ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản yêu cầu giải trình.

    Theo đó, người có quyền yêu cầu giải trình thực hiện thủ tục yêu cầu giải trình theo hướng dẫn nêu trên.

     

     
    579 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận