Vụ án đang chờ xét xử phúc thẩm lần hai thì án sơ thẩm là chưa có hiệu lực.
Trong trường hợp này, Bạn có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án xử phúc thẩm áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời để Phong toả tài sản của người có
nghĩa vụ (quy định tại điều 102 Bộ luật 24/2004/QH11 về Tố tụng dân
sự do Quốc hội ban hành ngày 15/6/2004).
Biện pháp này được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có
nghĩa vụ có tài sản và việc phong tỏa tài sản là cần thiết để bảo đảm cho
việc giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án.
Đơn yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm viết
đơn;
b) Tên, địa chỉ của người có yêu cầu
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
c) Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc
hành vi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
đ) Lý do cần phải áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời;
e) Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần
được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.
Tuỳ theo yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Toà án chứng cứ để chứng
minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
Trong thời
hạn ba ngày kể từ ngày nhận đơn, thì Thẩm phán ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời; trường hợp không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán thông
báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết.