TRANH CHẤP ĐÒI NỢ

Chủ đề   RSS   
  • #465298 23/08/2017

    h2t888

    Female
    Mầm

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2014
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 700
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 0 lần


    TRANH CHẤP ĐÒI NỢ

    Mọi người giải đáp thắc mắc giúp mình với

     Theo Khoản 4 Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 có quy định: "Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận."

      Theo Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác."

     

    Em thắc mắc ở cụm từ "nếu có thoả thuận" (luật cũ) và "trừ trường hợp có thoả thuận khác" (luật mới) đấy ạ. Như vậy, theo luật cũ thì chỉ khi trong hợp đồng có ghi rõ nếu hết thời hạn mà bên vay không thanh toán phải tính lãi thì bên cho vay mới có quyền khởi kiện đòi nợ khoản lãi quá hạn tính trên số tiền gốc. Còn ở luật mới thì trong hợp đồng không ghi vẫn có thể kiện đòi hay sao ạ?

     

    Cảm ơn các bác! 

     

     

     
    1573 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #465315   23/08/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Khoản 4 Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 qui định hai bên phải có thoả thuận tính lãi thì bên vay mới phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả, Luật chỉ qui định "nếu có thoả thuận" chứ không qui định "nếu có thoả thuận trong hợp đồng" cho nên phải hiểu đúng tinh thần luật là sự thoả thuận này có từ lúc ký kết và thể hiện luôn trong Hợp đồng cũng được mà sau khi xảy ra việc chậm trả rồi hai bên mới thoả thuận cũng được, vì vậy hiểu "chỉ khi trong hợp đồng có ghi rõ ...." như bạn là chưa hoàn toàn đúng theo tinh thần Luật của căn cứ pháp luật này. 

    Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 qui định cứ chậm trả là bên vay phải trả lãi dù không có thoả thuận bên vay phải trả lãi nếu chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác (thoả thuận bên vay không phải trả lãi khi chậm trả nợ chẳng hạn và thoả thuận này có thể ghi trong Hợp đồng, cũng có thể thoả thuận sau khi đã xảy ra việc chậm trả) hoặc có qui định khác (tức khi có Luật nào đó có qui định khác với qui định tại Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì áp dụng theo qui định khác đó).

    Tóm lại, theo Khoản 4 Điều 474 Bộ luật dân sự 2005 thì phải có thoả thuận trả lãi mới được yêu cầu đòi lãi đối với nợ chậm trả, còn theo Khoản 4 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì không có thoả thuận trả lãi vẫn có quyền yêu cầu đòi lãi đối với nợ chậm trả (trừ khi có thoả thuận khác hoặc có qui định khác)

    Trân trọng.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (23/08/2017) h2t888 (25/08/2017)