Tổng hợp ý kiến của thành viên Dân Luật về việc sửa đổi Hiến pháp!

Chủ đề   RSS   
  • #226893 15/11/2012

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Tổng hợp ý kiến của thành viên Dân Luật về việc sửa đổi Hiến pháp!

    Chào các bạn,

    Hôm nay, ngày 15/11/2012, Quốc hội đã thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp. Ngày mai, Quốc hội lại tiếp tục thảo luận vấn đề này.

    Vấn đề sửa đổi Hiến pháp sẽ là một sự kiện lớn trên cả nước, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Chúng ta là thành viên của Dân Luật, không thể đứng ngoài lề sự kiện trọng đại này của đất nước được.

    Do đó, tôi lập chủ đề này để tập hợp ý kiến của các thành viên Dân luật góp ý về việc sửa đổi Hiến pháp! Các thành viên có ý kiến gì về việc sửa đổi Hiến pháp xin post vào chủ đề này!

    Xin chân thành cám ơn và hết sức trân trọng ý kiến của các thành viên!

    Cập nhật bởi chaulevan ngày 03/01/2013 07:54:12 CH

    CV

     
    42077 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #226908   15/11/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 18030
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


       Chào tất cả thành viên Cộng đồng dân luật tôi đồng tình với quan điểm của Châu Lê Văn vấn đề sửa đổi Hiến pháp cũng là một chủ đề thu hút được rất nhiều sự chú ý, quan tâm của Dư luận xã hội trong và ngoài nước. Qua quá trình tìm hiểu và thu thập được một vài thông tin liên quan đến việc sửa đổi hiến pháp như sau:

      1./. Bổ sung một số quyền mới của con người

    Cụ thể: Mọi người có quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa, tiếp cận các giá trị văn hóa (Điều 44); Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 45); Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và được thông tin về chất lượng môi trường sống (Điều 46).

    Bên cạnh đó, một số nghĩa vụ cũng được bổ sung mới, gồm: nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

    2./. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo

    Tính chất, mô hình kinh tế được làm rõ hơn tại Điều 55 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở thể chế hóa quan điểm của Cương lĩnh về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

    Theo đó, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật.

    Trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác được củng cố và phát triển. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển.

    3./. Thêm quyền cho Chủ tịch nước

    “Dự thảo Hiến pháp làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định rõ hơn chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và điều chỉnh lại một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này”, ông Phan Trung Lý cho biết.

    2 thiết chế hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước cũng đã được bổ sung.

    Liên quan đến quyền hạn của Chủ tịch nước, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bổ sung quy định: Chủ tịch nước được quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề thuộc nhiệm vụ của Chủ tịch nước.

    Ủy ban soạn thảo cho biết, quy định này thực hiện nguyên tắc “kiểm soát” quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp theo tinh thần Cương lĩnh.

    Cơ chế chịu trách nhiệm của các thành viên Chính phủ cũng được bổ sung tại Điều 101, theo đó, thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ, Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.

    Nguồn: http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/du-thao-sua-doi-hien-phap-bo-sung-quy-dinh-ve-quyen-han-cua-chu-tich-nuoc-20121029121157670ca33.chn

     

     
     
    Cập nhật bởi leanhthu ngày 15/11/2012 11:26:45 CH

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn leanhthu vì bài viết hữu ích
    chaulevan (15/11/2012) admin (16/11/2012) btv (06/02/2013)
  • #226910   15/11/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn, 

    Để rộng đường dư luận, mình post ý kiến của Ông Đinh Xuân Thảo – viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, thành viên ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ý kiến này đã được ông bộc lộ khi trao đổi với phóng viên Báo Tuổi trẻ.

     

     

    Dự thảo sửa đổi hiến pháp: Đề xuất ba thiết chế độc lập

    1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
    Kích cỡ:   
     

    Ông Đinh Xuân Thảo – viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, thành viên ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 – cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ.

    37.12 410x229 Dự thảo sửa đổi hiến pháp: Đề xuất ba thiết chế độc lập

    Ông Đinh Xuân Thảo - Ảnh: Nguyễn Khánh

    Ông Đinh Xuân Thảo nói:

    - Ngày 18-8, ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã trình dự thảo sơ bộ hiến pháp (sửa đổi) để Ủy ban dự thảo sửa đổi hiến pháp cho ý kiến lần đầu tiên. Theo đó, so với hiến pháp hiện hành, dự thảo sơ bộ hiến pháp (sửa đổi) giảm hai chương (theo hướng sáp nhập) và tăng thêm một chương. Cụ thể: chương XI về “Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, thủ đô, ngày Quốc khánh” được nhập vào chương I “Nước CHXHCN Việt Nam – chế độ chính trị”; chương III về “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ” được nhập vào chương II “Chế độ kinh tế”. Tăng thêm một chương về các thiết chế độc lập, bao gồm: hội đồng hiến pháp, hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước.

    “Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 là để thể chế hóa kịp thời đường lối, các chủ trương, chính sách lớn của Đảng đã được xác định trong cương lĩnh chính trị và các văn kiện khác của Đại hội Đảng lần thứ XI, chứ không chỉ tập trung chủ yếu vào một vấn đề cụ thể nào đó”

     

    Ông Đinh Xuân Thảo

    * Xin nêu cụ thể về các thiết chế độc lập?

    - Thiết chế độc lập ở đây được hiểu tương tự như Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập nhưng không phải ủy ban của Quốc hội, mà hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

    Hội đồng hiến pháp được dự kiến là hội đồng do Quốc hội thành lập và có chức năng xem xét tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật như các luật, pháp lệnh, nghị định… Ví dụ, qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình nếu thấy văn bản quy phạm pháp luật nào không phù hợp với hiến pháp, hội đồng này sẽ kiến nghị cơ quan ban hành xem xét lại, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản đó. Hội đồng hiến pháp còn có chức năng xem xét các điều ước quốc tế mà VN tham gia ký kết có phù hợp với hiến pháp và pháp luật hay không, hội đồng hiến pháp cũng có thể sẽ thực hiện giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh…

    Về hội đồng bầu cử quốc gia, đây là hội đồng được Quốc hội thành lập để tổ chức việc bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp. Những người tham gia ứng cử sẽ không tham gia hội đồng bầu cử quốc gia. Hội đồng bầu cử quốc gia đứng ra giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình bầu cử như khiếu nại, xem xét công nhận tư cách đại biểu Quốc hội…

    * Với việc đề xuất thành lập hội đồng hiến pháp thì người dân sẽ được bảo vệ các quyền cơ bản của mình như thế nào?

    - Đã có đề xuất hội đồng hiến pháp sẽ có cả chức năng xem xét các khiếu nại về vi phạm hiến pháp… Như vậy bất cứ văn bản nào trái với hiến pháp trên tất cả các nội dung, lĩnh vực mà hiến pháp đề cập đến, trong đó có nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì hội đồng hiến pháp sẽ xem xét và có kiến nghị theo chức năng của mình.

    Trong quá trình thảo luận về sửa đổi hiến pháp, nhiều ý kiến cho rằng khi đã quy định quyền công dân trong hiến pháp thì cần xác định luôn cơ chế thực hiện. Lần này mở ra một hướng tiếp cận là quy định các cơ chế để đảm bảo việc thực thi các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ví dụ như hiến pháp hiện hành quy định “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”, nay có ý kiến đề nghị nên bỏ phần phía sau “theo quy định của pháp luật”, hoặc ghi rõ là “theo quy định của luật” bởi vì “pháp luật” thì được hiểu là còn có các văn bản dưới luật như nghị định, thông tư…

    Một ví dụ khác, hiến pháp hiện hành quy định “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Giả sử HĐND địa phương nào đó ra nghị quyết hạn chế quyền cư trú của công dân ngoại tỉnh, sau đó giải thích rằng văn bản được HĐND thông qua cũng được xem là văn bản quy phạm pháp luật, nghĩa là “quy định của pháp luật”.

    Trong ví dụ này, nếu như hiến pháp quy định rõ “theo quy định của luật”, hội đồng hiến pháp có thể xem xét theo hướng văn bản được HĐND địa phương đó thông qua là không phù hợp với hiến pháp, vì nghị quyết của HĐND là văn bản dưới luật.

    * Ngoài các nội dung nêu trên, dự thảo sơ bộ hiến pháp (sửa đổi) lần này còn tập trung sửa đổi những nội dung nào khác?

    - Trong quá trình vừa qua, các ý kiến đóng góp rất đa dạng, phong phú và có nhiều nội dung khác nhau, trong đó nổi lên một số nhóm vấn đề nhận được nhiều ý kiến góp ý nhất. Tôi xin nêu ba vấn đề cần quan tâm.

    Thứ nhất, về chủ quyền nhân dân, về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quy định rõ hơn các quyền của công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội… Đơn cử như làm rõ cách thức sử dụng quyền lực nhà nước của nhân dân, không những thông qua cơ chế dân chủ đại diện mà còn cả cơ chế dân chủ trực tiếp. Quyền dân chủ trực tiếp được thể hiện ở các hoạt động như bầu cử, ứng cử, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (thông qua trưng cầu ý dân)…

    Thứ hai, về tổ chức quyền lực, về vấn đề xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà nước. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp nhưng phải phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, cơ chế phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Lần này, ngoài việc xác định Quốc hội là cơ quan lập hiến, lập pháp, còn xác định rõ Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và tòa án thực hiện quyền tư pháp.

    Thứ ba là về chế độ kinh tế, hướng hiện nay là quy định gọn lại, đảm bảo những nguyên tắc chung.

    * Vừa qua Bộ Chính trị đã đồng ý cho phép TP.HCM và Đà Nẵng triển khai thực hiện thí điểm đề án tổ chức quản lý theo mô hình chính quyền đô thị. Việc sửa đổi hiến pháp có tính đến vấn đề này?

    - Chủ trương “xây dựng mô hình chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp” đã có. Tuy nhiên, một số vấn đề cụ thể liên quan đến việc xây dựng mô hình chính quyền đô thị đang có ý kiến khác nhau. Chúng ta cũng đang thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường. Đã có đề xuất là hiến pháp sẽ có những quy định mang tính nguyên tắc chung và mở, tạo sự linh hoạt để sau này những vấn đề cụ thể liên quan đến chính quyền đô thị sẽ được quy định trong luật.

    * Khi nào sẽ công bố dự thảo hiến pháp sửa đổi?

    - Trước mắt, trên cơ sở các ý kiến phát biểu tại phiên họp ngày 18-8, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 chỉ đạo ban biên tập tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo; thể hiện vào văn bản những vấn đề đã được ủy ban thống nhất cao. Đối với những vấn đề còn ý kiến khác nhau, ban biên tập cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các phương án để ủy ban xem xét, quyết định. Dự thảo sơ bộ hiến pháp (sửa đổi) sẽ tiếp tục được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 10.

    Dự kiến dự thảo hiến pháp (sửa đổi) sẽ được công bố lấy ý kiến nhân dân vào khoảng tháng 2, tháng 3-2013, đến tháng 5-2013 tiếp tục trình Quốc hội và tháng 10-2013 Quốc hội sẽ xem xét, thông qua.

    Theo Tuoitre.vn

     

    CV

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    btv (06/02/2013)
  • #227505   18/11/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Chào mọi người !

    Mình đã xem qua bản dự thảo Hiến pháp mới. Sơ sơ thì thấy có 1 số điểm sửa đổi chính sau:

    1. Coi Hiến pháp mới như 1 văn bản có giá trị ngang luật (xem phần tiêu đề)

    2. Quyền lực nhà nước có thêm sự kiểm soát giữa các CQNN trong việc thực hiện 3 quyền lực cơ bản (điều 2)

    3. Bỏ quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân, chỉ thể hiện nhân dân có quyền làm chủ đất nước (điều 3)

    4. Thêm nhân dân có quyền giám sát hoạt động của Đảng, Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân về hoạt động của mình. Thêm các Đảng viên cũng hoạt động trong khuôn khổ HP và PL (điều 4)

    5. Thêm ngôn ngữ quốc gia là Tiếng Việt

    6. Thêm hình thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân = hình thức dân chủ trực tiếp (Điều 6), tuy nhiên lại bỏ điều 11 HP cũ đó là Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội

    7. Thêm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ (Điều 14)

    8. Thừa nhận tất cả các quyền con người (điều 50)

    9. Thêm cá nhân có nghĩa vụ tôn trọng và không lợi dụng quyền của mình để xâm hại quyền của người khác

    10. Thêm Nhà nước Việt Nam bảo hộ công dân Việt Nam ở cả trong và ngoài nước

    11. Thừa nhận quyền sống của con người, tử hình chỉ áp dụng với số ít tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

    12. Sửa từ công dân thành cá nhân cụ thể hóa các quyền bí mật cá nhân, bất khả xâm phạm về chỗ ở, thân thể, quyền bảo vệ sức khỏe, quyền tự do tôn giáo, quyền khiếu nại tố cáo, quyền sở hữu, quyền thừa kế, quyền tự do kinh doanh, quyền lao động; quyền nghiên cứu khoa học, nghệ thuât..., ; được nhà nước bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

    13. Thêm quyền được đảm bảo an sinh xã hội của công dân (điều 67)

    14. Cụ thể hóa quyền trẻ em (điều 65)

    15. Thêm cá nhân có các quyền: hưởng thụ các giá trị văn hóa, xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, quyền sống trong môi trường trong lành

    16. Thêm nghĩa vụ giữ gìn, bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc của công dân

    17. Bỏ nghĩa vụ lao động công ích của công dân (điều 80)

    18. Thừa nhận nhiều hình thức sở hữu và bình đẳng các hình thức (điều 15)

    19. Thêm Nhà nước thực hiện chính sách chống độc quyền và bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh.

    20. Thêm quyền sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ, Nhà nước chỉ thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết vì lý do an ninh, quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia (điều 18)

    21. Thêm quy định về sử dụng tài chính công.

    22. Thêm lực lượng vũ trang nhân dân phải bảo vệ Đảng (điều 45)

    23. Bỏ sự nhấn mạnh QH là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp (điều 83)

    24. Thêm cho Quốc hội quyền quy định tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước. Quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước (điều 84)

    25. Thêm quyền bãi bỏ các văn bản QPPL chứ không phải các văn bản của các đối tượng mà QH bầu ra.

    26. Thêm quy định việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá 12 tháng, trừ trường hợp chiến tranh (điều 85)

    27. Bỏ quyền công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội của UBTVQH (điều 91)

    28. Thêm quyền thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định của QH.

    29. Thêm quyền chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước của ĐBQH (điều 98)

    30. Thêm quy định Quốc hội họp công khai (điều 86)

    31. Thêm cho Chủ tịch nước quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh (điều 103)

    32. Bỏ quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội (điều 100)

    33. Bỏ quyền Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội của Chính phủ (điều 100)

    34. Thêm quyền Chỉ đạo việc đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; đàm phán, ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Thủ tướng chính phủ (điều 114)

    35. Thêm cho TANDTC quyền thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử (điều 134)

    36. Quy định thêm Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. (điều 138)

    37. Bỏ phần Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu (điều 123)

    38. Có hai phương án hoạt động của HĐND

    39. Quy định thêm 1 chương về tổ chức và hoạt động của Hội đồng bầu cư quốc gia, Tổng kiểm toán nhà nước.

    40. Quy định cụ thể việc sửa đổi Hiến pháp.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #227506   18/11/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Mình xin điểm qua những nét chính của bản dự thảo:

    1. Sự thay đổi lớn nhất về ý tưởng trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới đó chính là nhận thức đúng đắn về về quyền công dân và quyền con người. Quyền công dân và quyền con người là không đồng nhất, phải bảo hộ đồng thời cả 2 quyền này. Đây là một điều rất đáng hoan nghênh vì tính tiến bộ và phù hợp với xu thế quốc tế.

    2. Về cơ cấu quyền lực nhà nước, giữa 3 nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp mặc dù vẫn thống nhất, nhưng đã có sự kiểm soát lẫn nhau. Đây là một tư tưởng đột phá, tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, tính khả thi và hiệu quả của cơ chế này còn phải xem xét. Vì khó có thể xảy ra việc các nhánh quyền lực vừa phối hợp lại vừa kiểm soát lẫn nhau hiệu quả. Đồng thời cũng chưa có thêm quy định cụ thể nào của Hiến pháp cụ thể hóa việc kiểm soát này diễn ra như thế nào.

    3. Đã có những thay đổi nhất định về cơ cấu kinh tế quốc gia, mặc dù vẫn giữ kinh tế quốc doanh làm chủ đạo. Tuy nhiên không còn đề cao sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Triết học Mác đã nói kinh tế quyết định chính trị, đã có những thay đổi về mặt quan điểm như vậy, thì chắc chắn trong thời gian tới tình hình chính trị nước ta sẽ còn nhiều thay đổi.

    4. Các thay đổi khác về tổ chức và hoạt động của các CQNN thì đều theo chiều hướng tích cực, mình cũng không có bình luận gì nhiều.

    6. Mặc dù vẫn không có thay đổi gì về chế độ đất đai, nhưng việc Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu, và giới hạn trường hợp thu hồi đất là một tín hiệu đáng mừng cho người dân. Điều này sẽ đảm bảo phần nào giảm những vấn đề tiêu cực trong đất đai hiện nay.

    5. Quy định thêm việc lực lượng vũ trang có trách nhiệm bảo vệ Đảng. Mình thấy cái này không ổn lắm.

    Một vài ý kiến sơ lược, mong mọi người bàn luận thêm.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    btv (06/02/2013) chaulevan (19/11/2012)
  • #227614   19/11/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    boyluat viết:

    Mình xin điểm qua những nét chính của bản dự thảo:

     

    2. Về cơ cấu quyền lực nhà nước, giữa 3 nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp mặc dù vẫn thống nhất, nhưng đã có sự kiểm soát lẫn nhau. Đây là một tư tưởng đột phá, tuy nhiên theo quan điểm cá nhân, tính khả thi và hiệu quả của cơ chế này còn phải xem xét. Vì khó có thể xảy ra việc các nhánh quyền lực vừa phối hợp lại vừa kiểm soát lẫn nhau hiệu quả. Đồng thời cũng chưa có thêm quy định cụ thể nào của Hiến pháp cụ thể hóa việc kiểm soát này diễn ra như thế nào.

     

     

    Mình chưa có thời gian nhiều để xem xét tổng thể các vấn đề sửa đổi của HIến pháp nhưng vấn đề về cơ cấu quyền lực giữa 3 nhánh quyền lập pháp , hành pháp và tư pháp là vấn đề mình quan tâm nhất trong tất cả các vấn đề cần sửa đổi của Hiến pháp.

    Theo mình thì cơ cấu quyền lực giữa 3 nhánh quyền lực này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực và hiệu quả của Bộ máy nhà nước trên thực tế. Tất cả các vấn đề khác đều phụ thuộc vào việc tổ chức hiệu quả 3 nhánh quyền này. Quyền công dân, quyền con người có đảm bảo được hay không, có thực thi được trên thực tế hay không cũng phụ thuộc vào quyền này.. Cứ theo cách tổ chức quyền lực hiện này, việc giám sát của cơ quan lập pháp với cơ quan hành pháp chưa đủ mạnh để kiểm soát quyền hành của cơ quan hành pháp. Gần như tất cả các đại biểu Quốc Hội đều thuộc bộ máy hành pháp, nên không thể thực hiện tốt quyền giám sát các cơ quan hành pháp được. Cơ quan tư pháp thì cũng gần như không có quyền gì trong việc kiểm soát quyền lực của Chính phủ, tức là cơ quan hành pháp cao nhất. 

    Nếu không cụ thể hóa việc kiểm soát quyền này thì việc sửa đổi Hiến pháp lần này chưa có gì là thay đổi đột phá cả. Mình mong muốn rằng cơ quan tư pháp sẽ được tăng cường quyền lực trong thời gian tới để kiểm soát quyền lực của cơ quan hành pháp tốt hơn. 

    CV

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    boyluat (26/11/2012) btv (06/02/2013)
  • #229344   26/11/2012

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    He he, đồng ý với chị về đoạn thứ 2.

    Còn đoạn thứ 3, chính vì thế nên em mới chỉ bảo sự thay đổi này mang tính "tư tưởng", các vị trên cao đã dám ghi ra là cũng đáng ghi nhận đấy chị.

    Ở Việt Nam em thấy có 1 kiểu ban hành quy định pháp luật theo kiểu như mắc đường điện, đường nước ý, đấy là "để đầu chờ". Các thuật ngữ "theo quy định của pháp luật" được thêm vào cuối các quy phạm cũng có thể hiểu theo nghĩa như thế này.

    Việc thêm từ "kiểm soát" lẫn nhau này, mặc dù hiện tại thì chưa có quy định cụ thể nào, biết đâu vài tháng, vài năm nữa mấy cụ to ấy mấy cụ ghét nhau ra mặt rồi, lúc đấy có phải là có cớ để các cụ ấy cụ thể hóa cái từ "kiểm soát" lẫn nhau này ko :)))

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    btv (06/02/2013) chaulevan (28/11/2012) NguyenChiCong1966 (01/11/2013)
  • #236786   02/01/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992

    Sau đây là những điểm mới và sửa đổi trong Dự thảo Hiến pháp 2013 sửa đổi Hiến Pháp 1992, mọi người có thể xem qua và đóng góp ý kiến cho Hiến Pháp được hoàn thiện.

    Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 2)

    Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

    Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

    Điều 7 (sửa đổi, bổ sung Điều 7)

    1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
    2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

    Điều 8 (sửa đổi, bổ sung Điều 8)

    1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
    2. Nền hành chính quốc gia, chế độ công vụ được tổ chức và hoàn thiện để phục vụ nhân dân. Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân; chống tham nhũng, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
    3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, phòng, chống các hành vi vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

    Điều 10 (sửa đổi, bổ sung Điều 10)

    Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; tham gia quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội; tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    Điều 15 (sửa đổi, bổ sung Điều 50)

    1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
    2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.

    Điều 21 (mới)

    Mọi người có quyền sống.

    Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71)

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
    2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
    3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý.

    Điều 31 (sửa đổi, bổ sung Điều 74)

    1. Mọi người có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
    2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
    3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

    Điều 32 (sửa đổi, bổ sung Điều 72)

    1. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
    2. Người bị buộc tội có quyền được Tòa án xét xử. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
    3. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng trợ giúp pháp lý của người bào chữa.
    4. Người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

    Điều 35 (sửa đổi, bổ sung Điều 67)

    Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội

    Điều 40 (sửa đổi, bổ sung Điều 65)

    1. Trẻ em có quyền được gia đình, nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.
    2. Nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

    Điều 41 (sửa đổi, bổ sung Điều 39, Điều 61)

    1. Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe; bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
    2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng.

    Điều 74 (sửa đổi, bổ sung Điều 83)

    Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

    Điều 85 (sửa đổi, bổ sung Điều 98)

    1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước.
    2. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản.
    3. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định.

    Điều 123 (sửa đổi, bổ sung Điều 146)

    Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
    Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
    Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

    Xem toàn văn Dự thảo tại đây: Dự thảo Hiến Pháp 2013

    Để đảm bảo cho Hiến Pháp mới này mang tính khả thi và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn không chỉ trong hiện tại mà còn trong tương lai, rất mong nhận được sự đóng góp của các thành viên DanLuat những người am hiểu  pháp luật và có nhu cầu hiểu biết hơn vế pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    btv (06/02/2013)
  • #236949   02/01/2013

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (478)
    Số điểm: 6894
    Cảm ơn: 157
    Được cảm ơn 136 lần


    Có lẽ góp ý cho dự thảo này phải ở "trình cao" rồi, tuy nhiên nếu đăng trên Diễn đàn này thì chỉ dừng lại ở mức thảo luận. Vậy tôi đưa ra ý kiến có phần vội vàng chưa nghiên cứu gì thế này xem sao:

    Điều 7 (sửa đổi, bổ sung Điều 7)

    1. Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
    2. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

    Tại Khoản 1 Điều này chúng ta có thể thấy đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND là do bầu cử mà ra, mà bầu cử thì đương nhiên là nhân dân bầu. (khoản này không vấn đề gì).

    Tại Khoản 2 thể hiện đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND có thể bị bãi nhiệm giữa chừng khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân và chủ thể có quyền bãi nhiệm cũng đã rõ ràng là cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Tuy nhiên những chủ thể nào có thể xem xét kết luận đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân chưa thấy quy định (Vụ Bà Đặng Thị Hoàng Yến là do Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQVN xem xét ...). Chi bằng có thể bổ sung thêm một ý nhỏ ở khía cạnh này hoặc tách rõ chủ thể có quyền bãi nhiễm là Quốc hội, Hội đồng nhân dân; còn chủ thể xem xét kết luận... là cử tri...

    Vẫn biết hiến pháp chỉ quy định rất cơ bản và phải được áp dụng trong thời gian dài...

     
    Cập nhật bởi hasosa ngày 02/01/2013 11:14:55 CH

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    btv (06/02/2013) admin (03/01/2013) danusa (03/01/2013) SunShinecyz (09/05/2013) SAdmin (03/01/2013)
  • #236977   03/01/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn hasosa, rất mong nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp trao đổi của các thành viên.

     
    Báo quản trị |  
  • #237196   04/01/2013

    chaoban2013
    chaoban2013

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Góp ý chung

    - Mọi cụm từ "quyền tự do" trong Hiến pháp cần được rút về "quyền", vì bản thân "quyền" đã bao hàm "tự do".

    - Mọi cụm từ "quyền và nghĩa vụ" trong Hiến pháp cần được rút về "nghĩa vụ" hoặc "quyền", vì "nghĩa vụ" là bắt buộc còn "quyền" thì không mang tính bắt buộc. Hai khái niệm này không thể đi cùng nhau bằng một từ "và". Phải định rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh của "quyền" và "nghĩa vụ".

    - Cần phân biệt, tránh dùng lẫn lộn các từ "công dân", "mọi người". Vì phải tính đến cả những người sinh sống, du lịch, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không có quốc tịch Việt Nam.

    - Khi đã nhấn mạnh sự "bình đẳng", "không phân biệt đối xử" và khi đã sử dụng danh từ chung là "mọi người" hoặc "mọi công dân" thì không cần, và nói cho đúng ra là không thể đưa vào những điều khoản ưu tiên, chẳng hạn Điều 27 (ưu tiên nữ giới). Ngay trong nỗ lực bảo đảm sự bình đẳng, công bằng cũng đã đòi hỏi việc nâng đỡ những người chịu bất công.

    - Cần phân biệt dân tộc cấu phần (Kinh, Thái, Tày,... ) với dân tộc Việt Nam nói chung.

    Góp ý chi tiết

    LỜI NÓI ĐẦU

    1/

    "xây dựng chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới"

    sửa thành

    "tiến hành công cuộc đổi mới, bước đầu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa".

    Lý do: Thứ nhất, chủ nghĩa xã hội không phải một hình thái kinh tế-xã hội để có thể xây dựng, mà về mặt lý thuyết nó là một hệ thống lý luận về công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa (hình thái kinh tế-xã hội mới), còn về mặt thực tiễn nó chính là bản thân công cuộc xây dựng ấy. Thứ hai, chúng ta chưa xây dựng xong xã hội xã hội chủ nghĩa.

    2/

    "Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; thực hiện công bằng xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới."

    sửa thành

    "Hiến pháp này tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền quốc gia; tạo môi trường pháp lý để củng cố dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; để ngày càng hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; để tăng cường hướng tới bảo đảm quyền con người, quyền công dân; để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; để thực hiện công bằng xã hội; để tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới."

    Lý do: Thứ nhất, bản thân Hiến pháp không phải công cụ vật chất thực tiễn có thể hoàn thành những mục tiêu to lớn kể trên, mà nó chỉ tạo ra một môi trường pháp lý để các công cụ vật chất thực tiễn hoạt động. Thứ hai, dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết không phải các giá trị tự chúng đã hoàn thiện và trường tồn để có thể "phát huy", chúng cần được không ngừng củng cố.

    3/

    "vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh."

    sửa thành

    "vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa dân chủ, công bằng, văn minh."

    Điều 1

    "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời."

    sửa thành

    "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; không ngừng củng cố các giá trị dân chủ đã và đang có, không ngừng phấn đấu nhằm bảo đảm các giá trị dân chủ còn hạn chế, để hoàn thiện nền dân chủ"

    Lý do: Chưa có quốc gia nào tự tin rằng mình là một "nước dân chủ" hay là đã có nền dân chủ hoàn thiện hoàn mỹ.

    Điều 2

    "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là... "

    sửa thành

    "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; có tôn chỉ, sứ mệnh hành động phải là "của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân", mà nền tảng nhân dân là... "

    Lý do: Tương tự lý do ở Điều 1, chúng ta không thừa nhận sự hoàn thiện của cái chưa hoàn thiện, mà chúng ta phải nhắc nhở chính mình về cái chưa hoàn thiện ấy.

    Điều 3

    - "Nhà nước bảo đảm và phát huy... " sửa thành "Nhà nước phải không ngừng củng cố hướng tới bảo đảm... ", lý do tương tự lý do ở Điều 1 và Điều 2.

    - Bổ sung "mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ... " thành "mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội xã hội chủ nghĩa dân chủ... "

    Điều 4

    "1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
    2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình."

    sửa thành

    "1. Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, phải không ngừng chứng minh mình là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, phải đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, để xứng đáng với vị thế lãnh đạo Nhà nước và xã hội như Đảng đã và đang có.
    2. Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; nếu không Đảng sẽ mất vị thế lãnh đạo Nhà nước và xã hội"

    Lý do: Tương tự lý do ở Điều 1, Điều 2 và Điều 3, chúng ta không thừa nhận sự hoàn thiện của cái chưa hoàn thiện, không thừa nhận tính đúng đắn của cái còn cần phải chứng minh, không thừa nhận tính bất biến của cái có thể đổi thay; chúng ta phải nhắc nhở chính mình về cái chưa hoàn thiện, cái còn cần phải chứng minh, cái có thể đổi thay ấy.

    Điều 5

    "2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
    3. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt...
    4. Nhà nước thực hiện chính sách... "

    sửa thành

    "2. Các dân tộc là bình đẳng, và cần đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
    3. Ngôn ngữ chính thống của Nhà nước trên trường quốc tế là tiếng Việt...
    4. Nhà nước phải thực hiện chính sách... "

    Điều 6

    "Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước... "
    sửa thành

    "Nhân dân thực hiện quyền lực làm chủ Nhà nước... "

    Điều 8

    "1. Nhà nước tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật... "

    sửa thành

    "1. Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật... "

    Lý do: Tổ chức và hoạt động của Nhà nước nói chung là sản phẩm của quá trình lịch sử-tự nhiên, Hiến pháp và pháp luật chỉ là sản phẩm, công cụ của Nhà nước.

    Điều 9

    - Bỏ từ "tiêu biểu" ở Khoản 1, vì như thế là phân biệt đối xử giữa người ở ngoài với người nằm trong Mặt trận Tổ quốc.

    - Bỏ câu "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân." ở Khoản 2, vì "cơ sở chính trị" là thuật ngữ mơ hồ.

    Điều 10

    - "của giai cấp công nhân và của người lao động" sửa thành "của người lao động", vì "người lao động" đã bao hàm "công nhân".

    Điều 11

    - Bỏ cụm từ "là thiêng liêng", vì nó mang tính chất tôn giáo.

    Điều 15

    - Khoản 2 cần bổ sung "bị giới hạn hoặc bị xóa bỏ", vì phải tính tới phạm nhân bị tử hình.

    Điều 16

    "1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
    2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác."

    sửa thành

    "1. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
    2. Không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác."

    Điều 17

    - Bỏ Khoản 2, vì cụm từ "phân biệt đối xử" rất mơ hồ.

    Điều 18

    - Bổ sung Khoản 3 rằng "bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của... "

    Điều 19

    - Bỏ Khoản 1, vì "không thể tách rời" là cụm từ mơ hồ.

    - Khoản 2 bổ sung "xây dựng và bảo vệ".

    Điều 20

    - Khoản 3 thay cụm từ "có trách nhiệm" bằng từ "phải".

    Điều 23

    - Khoản 1 cần được soạn lại về cơ bản, vì phải xét đến những điều "riêng tư", "bí mật" phạm pháp, chẳng hạn đường dây buôn bán ma túy. Nếu không thì người tố giác tội phạm có thể trở thành tội phạm.

    Điều 27

    - Cần bỏ Điều này, vì Khoản 2 là không hợp lý (xem Góp ý chung), Khoản 1 và Khoản 3 thì nằm trong Điều 7.

    Điều 29

    - Thay "quyền" bằng "nghĩa vụ".

    - Khoản 2 sửa là "tạo điều kiện để công dân làm tròn nghĩa vụ... "

    Điều 30

    - Thay "Nhà nước" bằng "Quốc hội", thay "quyền" bằng "nghĩa vụ".

    - Bổ sung "Nhà nước tạo điều kiện để công dân làm tròn nghĩa vụ biểu quyết của mình".

    Điều 31

    - Khoản 1 và Khoản 3 thay "quyền" bằng "nghĩa vụ".

    - Khoản 3 cần bổ sung "Nghiêm cấm việc cản trở, sách nhiễu và trả thù... ".

    - Bổ sung "Nhà nước tạo điều kiện để công dân làm tròn nghĩa vụ của mình".

    Điều 32

    - Khoản 2 sửa "hai lần" thành "quá một lần".

    - Khoản 4 bỏ cụm từ "gây thiệt hại cho người khác".

    Điều 33

    "1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 57 và Điều 58."

    sửa thành

    "1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác, nếu chúng không phải giá trị thuộc sở hữu của toàn dân; đối với những giá trị thuộc sở hữu của toàn dân được Nhà nước giao sử dụng thì theo quy định tại Điều 57 và Điều 58."

    Điều 34

    - Rút gọn thành "Mọi người có quyền kinh doanh", vì đã là "quyền" thì đương nhiên Nhà nước phải bảo hộ, và nên chuyển thành Khoản 1 của Điều 33.

    Điều 35

    - Nên gộp vào Điều 24.

    Điều 37

    - Bổ sung "Việc trưng dụng hoặc khám xét chỗ ở... "

    Điều 38

    - Khoản 2 cần bỏ cụm từ "phân biệt đối xử", vì cụm từ này là mơ hồ, dễ mâu thuẫn với sự phân công lao động.

    Điều 39

    - Khoản 1 cần bỏ từ "tiến bộ" vì từ này mơ hồ.

    - Khoản 2 cần bỏ cụm từ "bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em" vì như vậy là gạt bỏ vai trò của những người khác trong gia đình. Và như đã giải thích ở trên, việc bảo đảm an sinh xã hội và bảo đảm bình đẳng, công bằng đã là đủ.

    Điều 40

    - Hoặc là thay từ "trẻ em" bằng "mọi người" hoặc "công dân", hoặc là bổ sung cụm từ "vô điều kiện" để nhấn mạnh sự ưu tiên không đòi hỏi nghĩa vụ đối với trẻ em, và cần định nghĩa rõ thế nào là "trẻ em".

    Điều 42

    - Hoặc chỉ đơn thuần là "quyền", hoặc chỉ đơn thuần là "nghĩa vụ", chứ hai khái niệm này không thể đi cùng với nhau. Như đã giải thích ở phần Góp ý chung.

    Điều 45

    - Nên gộp vào Điều 5.

    Điều 47

    - Bỏ câu "Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.", vì nếu như thế thì hình phạt cũng phải là cao nhất, nhưng trên thực tế (Điều 78 Bộ luật Hình sự) chỉ quy định hình phạt bình thường như nhiều tội danh khác. Nếu giữ câu này trong Hiến pháp thì Điều 78 Bộ luật Hình sự trở thành vi hiến.

    Điều 48

    - Sửa "là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý" thành "là nghĩa vụ và là lợi ích to lớn".

    Điều 52

    - Bổ sung "vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản".

    Điều 55

    - Sửa "bảo đảm cho nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường" thành "bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững". Vì nếu đã "vận hành theo quy luật thị trường" thì tức là không thể "định hướng xã hội chủ nghĩa". Mục đích của chúng ta là dần thoát khỏi nền kinh tế thị trường hàng hóa, với những quy luật tai hại của nó.

    Điều 56

    - "1. Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ... " sửa thành "1. Tổ chức, cá nhân có quyền kinh doanh nếu thực hiện đầy đủ nghĩa vụ... "

    - "có bồi thường tài sản của cá nhân" bổ sung thành "có bồi thường tài sản hợp pháp của cá nhân".

    Điều 58

    - Sửa "sử dụng ổn định lâu dài hoặc có thời hạn" thành "sử dụng có thời hạn". Vì "lâu dài" mà không "vĩnh cửu" thì tức là "có thời hạn".

    Điều 58 nói riêng và các điều khoản liên quan đến tài sản, sở hữu, sử dụng nói chung

    - Cần quy định thêm nội dung vi phạm mà Nhà nước có thể "tịch thu mà không bồi thường".

    Điều 64

    - Cần soạn lại về cơ bản.

    - Định nghĩa "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển của đất nước." (Khoản 1) rất mơ hồ, và cái khái niệm con người "có văn hóa" (Khoản 2), cái khái niệm "phản động, đồi trụy; mê tín, dị đoan" (Khoản 4) cũng vậy. Những khái niệm mơ hồ sẽ chỉ làm giảm giá trị của Hiến pháp, vì không có hiệu lực trong thực tiễn.

    Điều 70

    - Sửa lại thành "Lực lượng vũ trang nhân dân dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam, phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; cùng toàn Đảng, toàn dân xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tham gia thực hiện nghĩa vụ quốc tế."

    Điều 88

    - Khoản 1 cần ghi rõ "Quốc hội sẽ họp kín" (chắc chắn) hay chỉ là khả năng "Quốc hội có thể họp kín".

    - Khoản 2 cũng vậy, cần ghi rõ "Quốc hội sẽ họp bất thường" (chắc chắn) hay chỉ là khả năng "Quốc hội có thể họp bất thường".

    Điều 98

    - Cần làm rõ "thời gian dài" là bao nhiêu.

    Điều 106

    - Cần làm rõ xem việc mời Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu tổ chức chính trị-xã hội là quyền hay nghĩa vụ của Chính phủ, và thế nào là "vấn đề có liên quan".

    Điều 101, 107 và 112

    - Cần làm rõ khái niệm "lợi ích của Nhà nước".

    Điều 107 và Điều 109

    - Cần làm rõ đối tượng, phạm vi mà các Tòa án có thể xét xử. Nói cho đúng ra, Quốc hội mới là cơ quan xét xử cao nhất.

    Điều 119

    - Cần làm rõ theo như góp ý cho Điều 106.

    --- Hết góp ý ---

     
    Báo quản trị |  
  • #240216   18/01/2013

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 674 lần


    Web

    Theo tác giả Hoàng Xuân Phú, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã cắt bỏ một quy định quan trọng trong Điều 71 của Hiến pháp 1992:

    "Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật."

    Và Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71) của bản dự thảo Hiến pháp như sau:

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
    2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
    3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý.

    Việc cắt bỏ một phần quan trọng Điều 71 của Hiến pháp 1992 cho phù hợp với thực tiễn hiện nay?

    Thật là nguy hiểm. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    admin (18/01/2013)
  • #242281   28/01/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    daonhan viết:

    Theo tác giả Hoàng Xuân Phú, Dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã cắt bỏ một quy định quan trọng trong Điều 71 của Hiến pháp 1992:

    "Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật."

    Và Điều 22 (sửa đổi, bổ sung Điều 71) của bản dự thảo Hiến pháp như sau:

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
    2. Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người.
    3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm khác trên cơ thể người phải được người đó đồng ý.

    Việc cắt bỏ Điều 71 của Hiến pháp 1992 cho phù hợp với thực tiễn hiện nay?

    Thật là nguy hiểm. 

     

    Em thì nghĩ rằng sửa như thế cũng được, vì HP thì nên quy định chung, khái quát mà vẫn đảm bảo được nội dung  (quyền bất khả xâm phạm về thân thể) chứ không nên quá chi tiết và nhất là chú ý tới vấn đề thủ tục thực hiện.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    daonhan (28/01/2013)
  • #242671   30/01/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào các bạn!

    Hôm rồi đi tập huấn vấn đề này về, nhiều thông tin thực sự bổ ích.

    Người dân mình nhiều khi không quan tâm lắm đến các văn bản của Nhà nước, chỉ khi "đụng" đến quyền, lợi ích của mình mới xốc dậy để hỏi "tại sao" mà không hề biết rằng từ trước mình vô tình tiếp tay cho vấn đề rắc rối hiện tại của mình.

    Rút kinh nghiệm, mong rằng mỗi người dân sẽ nghiên cứu thật kỹ trước khi giơ tay hoặc bỏ phiếu, đừng có để mặc trời, cuối cùng thiệt về ta.

    - Thành công lớn của Hiến pháp sửa đổi là hầu tất các quyền của công dân (quyền con người) đều lược bỏ cụm từ "theo quy định của pháp luật" ở phía sau. Thể hiện quyền năng đương nhiên của con người trong bản Hiến pháp mới.

    - Bản thân tôi kiến nghị không thành lập Hội đồng hiến pháp, mà thành lập một Tòa án hiến pháp (điều 120), quốc hội cũng quy định luôn chức năng nhiệm vụ của Tòa này.

    - Chế định về chính quyền địa phương, cần làm cụ thể hơn một chút; từ điều 115 đến điều 119 thể hiện sự mù mờ, không rõ ràng (tôi đọc thấy thế chứ không biết sửa nó làm sao cho phải, vì năng lực tệ lắm).

    - Không nên bỏ chế định đặc xá của Chủ tịch nước.

    Trên đây là một vài ý kiến của tôi, và tôi hy vọng sẽ có cơ hội được viết thành văn bản chính thức gửi đi.

    Trân trọng!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    btv (06/02/2013) chaulevan (31/01/2013)
  • #242939   31/01/2013

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn,

    Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có nghe phong phanh là sẽ thành lập Hội đồng bảo Hiến nhưng mình tìm mãi mà không thấy điều về Hội đồng bảo Hiến nằm chỗ nào nhỉ?

    Hơn nữa, tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn Chinh về việc nên thành lập Tòa Hiến pháp, không nên thành lập Hội đồng bảo Hiến.

    Thân mến!

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #242948   01/02/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    chaulevan viết:

    Chào các bạn,

    Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có nghe phong phanh là sẽ thành lập Hội đồng bảo Hiến nhưng mình tìm mãi mà không thấy điều về Hội đồng bảo Hiến nằm chỗ nào nhỉ?

    Hơn nữa, tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn Chinh về việc nên thành lập Tòa Hiến pháp, không nên thành lập Hội đồng bảo Hiến.

    Thân mến!

    Chào chị!

    Hội đồng hiến pháp chứ không phải là Hội đồng bảo hiến, tên nó vậy.

    Quy định tại điều 120 chương X dự thảo hiến pháp mới;

    Chương này bao gồm 3 điều: Hội đồng hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

    Kiểm toán nhà nước mới so với hiến pháp, nhưng cũ so với thực tế vì từ lâu chúng ta đã có luật kiểm toán.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #243049   01/02/2013

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    nguyenkhanhchinh viết:

     

    chaulevan viết:

     

    Chào các bạn,

    Trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có nghe phong phanh là sẽ thành lập Hội đồng bảo Hiến nhưng mình tìm mãi mà không thấy điều về Hội đồng bảo Hiến nằm chỗ nào nhỉ?

    Hơn nữa, tôi cũng đồng ý với ý kiến của bạn Chinh về việc nên thành lập Tòa Hiến pháp, không nên thành lập Hội đồng bảo Hiến.

    Thân mến!

     

     

    Chào chị!

    Hội đồng hiến pháp chứ không phải là Hội đồng bảo hiến, tên nó vậy.

    Quy định tại điều 120 chương X dự thảo hiến pháp mới;

    Chương này bao gồm 3 điều: Hội đồng hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

    Kiểm toán nhà nước mới so với hiến pháp, nhưng cũ so với thực tế vì từ lâu chúng ta đã có luật kiểm toán.

    Chào khanhchinh!

    Vậy là dự thảo post ở bài topic bị cũ rồi. Nhờ Admin hoặc SAdmin post dự thảo mới hơn được không?

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #243070   01/02/2013

    Lamda1
    Lamda1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2013
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Hiện nay ở nước ta thường xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” dẫn đến thiếu tính khách quan trong quá trình thực thi luật. Trong hoạt động của Quốc hội hiện tượng này thường xảy ra khi thông qua các  luật hay khi lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là thành viên của các cơ quan hành pháp các cấp.

    Để tránh tình trạng này, nên chăng trong chương 5 (Quốc hội) nên đưa thêm 1 điều quy định về thành phần đại biểu Quốc hội, trong đó quy định giới hạn ở mức hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội đồng thời là thành viên của các cơ quan hành chính các cấp (như Chính phủ, UBND cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương)?  

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Lamda1 vì bài viết hữu ích
    btv (06/02/2013) admin (02/02/2013) SAdmin (02/02/2013)
  • #245368   24/02/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Lamda1 viết:

    Hiện nay ở nước ta thường xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” dẫn đến thiếu tính khách quan trong quá trình thực thi luật. Trong hoạt động của Quốc hội hiện tượng này thường xảy ra khi thông qua các  luật hay khi lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn là thành viên của các cơ quan hành pháp các cấp.

    Để tránh tình trạng này, nên chăng trong chương 5 (Quốc hội) nên đưa thêm 1 điều quy định về thành phần đại biểu Quốc hội, trong đó quy định giới hạn ở mức hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội đồng thời là thành viên của các cơ quan hành chính các cấp (như Chính phủ, UBND cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương)?  

    Bạn nói rất đúng.

    Không những nó tránh được việc vừa đá bóng vừa thổi còi mà còn 1/ nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội bởi vì những thành viên cơ quan hành chính thường có quá nhiều việc hành chính phải làm mà không có nhiều thời giờ và tâm huyết dành cho hoạt động của quốc hội và 2/ bản thân việc họ tham gia hoạt động của quốc hội lại ảnh hưởng xấu đến thời gian dành cho hoạt động chủ yếu và thường ngày của họ (thử tưởng tượng quan chức hành chính quan trọng mà 1 năm bỏ việc đi họp Quốc hội 2 tháng sẽ thấy).

    Để giải quyết vấn đề trên cần đến quy định về số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách bắt buộc và tối thiểu phải có trong luật tổ chức và hoạt động của Quốc hội và theo hướng ngày càng nâng cao tỉ lệ này. Theo tôi thì có thể nói chỉ có đại biểu Quốc hội chuyên trách mới thực sự là đại biểu Quốc hội đúng nghĩa. Cần có cơ chế, chính sách cụ thể đối với đại biểu chuyên trách để phát huy tối đa vai trò của họ.

    For fun: Về nguyên lý, có 1 cách thức đơn giản hơn nhiều (không hiểu có Quốc hội nước nào áp dụng không???) đó là quyết định liên quan đến lĩnh vực hành chính nào thì đại biểu là thành viên cơ quan hành chính liên quan sẽ không được bỏ phiếu đối với quyết định đó. Như vậy lá phiếu sẽ trở nên khách quan hơn nhiều. Tuy nhiên, xác định khái niệm "liên quan" thật là khó. Lấy ví dụ thu phí đường bộ, nó liên quan đến giao thông, tài chính, thuế, ngân sách...vậy làm sao xác định đại biểu thành viên hành chính nào không được bỏ phiếu? 

    Tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi ở ta còn có nguyên nhân sâu xa là các dự án luật liên quan đến lĩnh vực nào lại thường do chính cơ quan hành chính trong lĩnh vực đó chuẩn bị, như thế sao có thể khách quan cho được? Đây cũng là chỗ cần phải cải tiến cấp bách để hạn chế mặt tiêu cực, hạn chế.

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #243515   05/02/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Định không viết bài cho chủ đề này vì nó quá nhạy cảm. Thế nhưng vì "ngứa nghề"  nên cũng đành có một vài ý kiến nhỏ.

    Thứ nhất, việc xây dựng Hiến Pháp trước hết phải thể hiện được mục tiêu, khát vọng, cái hướng đến trong tương lai của toàn thể nhân dân Việt Nam. Mục tiêu và khát vọng này phải tạo được sự đoàn kết và thống nhất toàn dân trong việc thực hiện thì mới mong VN có thể phát triển mạnh mẽ được.

    Vậy thì mục tiêu, khát vọng, cái hướng đến trong tương lai của toàn thể nhân dân Việt Nam ở đây là gì? kể từ khi VN độc lập đó là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc (Việt Nam chỉ khác Hoa Kỳ duy nhất ở mục tiêu đầu tiên đó là độc lập so với quyền sống, cái này là do đặc thù quá trình phát triển lịch sử khác nhau). Tiêu chí này đã đi cùng với nước Việt Nam gần một thế kỷ, nằm trang trọng ngay dưới tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thế nhưng mấy người hiểu được ý nghĩa của nó. Vì vậy trong bản Hiến Pháp dự thảo, mục tiêu được nêu lại là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nó có phải là cái gốc mong muốn của mọi người dân không?

    Thoạt nhìn thì ai cũng bảo người dân nào chẳng muốn như thế. Nhưng nhìn xa hơn thì không phải vậy bởi vì đó không phải là gốc rễ của vấn đề. Giàu thì ai chả thích nhưng con đường để anh làm giàu được thực hiện như thế nào? có vi phạm quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của người khác không? (Ví dụ như các công ty khai thác tài nguyên gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân). Dân chủ là tốt nhưng có dẫn đến sự chuyên chế tập thể ảnh hưởng đến quyền lợi của những cá nhân không nằm trong nhóm đa số không. Thế nào là công bằng? định nghĩa này chắc chắn sẽ có sự khác biệt rất lớn giữa các tầng lớp, giai cấp khác nhau. Với mục tiêu dễ bị thách thức như thế thì sự duy trì ổn định của Hiến Pháp rất khó có thể đạt được.

    Mục tiêu khác nhau, chắc chắn phương pháp thực hiện cũng sẽ khác nhau. Vậy thì Hiến Pháp có cần phải quay về với mục tiêu gốc rễ đó là phải bảo đảm được quyền sống (độc lập, theo mình, chính là quyền sống ở cấp độ quốc gia), quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc của mỗi người dân. Đây là hòn đá tảng để xây dựng các thiết chế dân chủ, các cơ chế khác để hướng đến việc tạo ra cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, làm chủ vận mệnh cuộc đời mình của mỗi người dân. 

    Tóm lại, ở phần mở đầu, có thể tóm tắt lại lịch sử lập nước VN nhưng cần chỉnh sửa lại  mục tiêu của Hiến Pháp. 

    Thứ hai, để khi nào rảnh viết tiếp nhe .

    Thân.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    btv (06/02/2013) admin (05/02/2013) daonhan (05/02/2013) chaulevan (07/02/2013)
  • #243636   06/02/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    DanLuat đã nhận được mail góp ý của Luật sư Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM như sau:

     

    LS. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
    Góp ý sửa đổi Hiến pháp ( bài 1):
    ( Chi tiết bản góp ý ngày 24/01/2013)
    Có nên dùng cụm từ “xã hội chủ nghĩa” không?
     
    Theo Chủ nghĩa Mác – Lênin, lịch sử xã hội loài người đã và sẽ qua 5 chế độ : chế độ Công xã nguyên thủy ; chế độ chiếm hữu nô lệ; chế độ phong kiến; chế độ tư bản chủ nghĩa; chế độ xã hội chủ nghĩa, có sách gọi là chủ nghĩa xã hội khoa học (mà giai đoạn cao là chế độ cộng sản chủ nghĩa ).
     
    Như vậy lịch sử ấy chỉ duy nhất có một con đường và một cái đích, không có ngả rẽ, cũng không có ngả ba nào cả. Trước đây ta thường nói, giải phóng dân tộc xong, dân tôc ta đứng trước ngả ba đường. Theo tôi nói như thế là sai vì theo Mác thì không có ngả ba nào cả. Ngày nay ta lại nó định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo tôi nói như thế là thừa, và mơ hồ về học thuyết Mac, vì theo Mác tất cả đều đi về hướng đó, không cần phải định hướng gì cả. Hiện nay một số nước tư bản phát triển đã đi gần đến cái đích đó.
     
    Hiện nay trên thế giới có 5 nước tự cho mình là chế độ xã hội chủ nghĩa, mặc dù cơ sở hạ tầng ( kinh tế ) chưa có là bao…, gồm Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Cộng Hòa Cu Ba, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên và Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa. Nhưng chỉ có tên nước Việt Nam biểu thị danh xưng xã hội chủ nghĩa! Điều đó có thể hiểu Việt Nam muốn cho thế giới biết Việt Nam là nước nổi bật, khác biệt và đi trước thời đại chăng!? Điều đó có đúng không và có cần thiết không?
     
    Từ những vấn đề nêu trên, tôi đề nghị lấy lại tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và bỏ các cụm từ xã hội chủ nghĩa sau các cụm từ : dân chủ, chế độ, Nhà nước pháp quyền… Vì ta chưa có tiêu chí chính thống phân biệt, chỉ mới cảm tính thôi thì không nên đưa vào văn bản Hiến pháp, luật.
    Ngày 02/02/2013
     
    LS. Nguyễn Thu Giang
    Cập nhật bởi danusa ngày 06/02/2013 10:12:22 SA
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    btv (06/02/2013) chaulevan (07/02/2013) SAdmin (06/02/2013)