Tổng hợp ý kiến của thành viên Dân Luật về việc sửa đổi Hiến pháp!

Chủ đề   RSS   
  • #226893 15/11/2012

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Tổng hợp ý kiến của thành viên Dân Luật về việc sửa đổi Hiến pháp!

    Chào các bạn,

    Hôm nay, ngày 15/11/2012, Quốc hội đã thảo luận về việc sửa đổi Hiến pháp. Ngày mai, Quốc hội lại tiếp tục thảo luận vấn đề này.

    Vấn đề sửa đổi Hiến pháp sẽ là một sự kiện lớn trên cả nước, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Chúng ta là thành viên của Dân Luật, không thể đứng ngoài lề sự kiện trọng đại này của đất nước được.

    Do đó, tôi lập chủ đề này để tập hợp ý kiến của các thành viên Dân luật góp ý về việc sửa đổi Hiến pháp! Các thành viên có ý kiến gì về việc sửa đổi Hiến pháp xin post vào chủ đề này!

    Xin chân thành cám ơn và hết sức trân trọng ý kiến của các thành viên!

    Cập nhật bởi chaulevan ngày 03/01/2013 07:54:12 CH

    CV

     
    42104 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #244333   18/02/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Đi ra nước ngoài có ai hỏi bạn từ đâu đến thì câu trả lời chỉ đơn giản là "Việt Nam" chứ có bao giờ trả lời là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". (Các nước khác cũng thế thôi)

    Cái tên Việt Nam đã đủ đẹp đâu cần phải gắn thêm bất kỳ cái mác nào cho nó. Cái tên này cũng đủ đem lại niềm tự hào cho những người sinh ra và lớn lên cùng nó.

    Cộng hòa, dân chủ hay nhân dân ở trước Việt Nam chỉ là sản phẩm của chính trị. Những cái mác này có thể thay đổi theo thời thế chỉ có "Việt Nam" là trường tồn, bất diệt. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    daonhan (18/02/2013) danusa (19/02/2013)
  • #245331   23/02/2013

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Unjustice viết:

    Đi ra nước ngoài có ai hỏi bạn từ đâu đến thì câu trả lời chỉ đơn giản là "Việt Nam" chứ có bao giờ trả lời là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". (Các nước khác cũng thế thôi)

    Cái tên Việt Nam đã đủ đẹp đâu cần phải gắn thêm bất kỳ cái mác nào cho nó. Cái tên này cũng đủ đem lại niềm tự hào cho những người sinh ra và lớn lên cùng nó.

    Cộng hòa, dân chủ hay nhân dân ở trước Việt Nam chỉ là sản phẩm của chính trị. Những cái mác này có thể thay đổi theo thời thế chỉ có "Việt Nam" là trường tồn, bất diệt. 

    Chào anh Hồng Hải,

    Không thể bàn cãi về việc chỉ lấy tên Việt Nam vẫn đầy đủ ý nghĩa. Tuy nhiên, tên gọi của nhiều nước trên thế giới cho đến hiện nay vẫn thường thể hiện mục tiêu và thể chế chính trị. Thay đổi tên gọi cũng đồng nghĩa với việc thay đổi mục tiêu và thể chế chính trị. Do đó, cái tên ở đây không đơn giản chỉ là cái tên. 

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #245371   24/02/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Unjustice viết:

    Đi ra nước ngoài có ai hỏi bạn từ đâu đến thì câu trả lời chỉ đơn giản là "Việt Nam" chứ có bao giờ trả lời là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". (Các nước khác cũng thế thôi)

    Cái tên Việt Nam đã đủ đẹp đâu cần phải gắn thêm bất kỳ cái mác nào cho nó. Cái tên này cũng đủ đem lại niềm tự hào cho những người sinh ra và lớn lên cùng nó.

    Cộng hòa, dân chủ hay nhân dân ở trước Việt Nam chỉ là sản phẩm của chính trị. Những cái mác này có thể thay đổi theo thời thế chỉ có "Việt Nam" là trường tồn, bất diệt. 

    Bác định chơi kiểu khác người à? Bác thử điểm danh xem có bao nhiêu quốc gia chỉ có mỗi tên nước không mà không kèm thêm bổ ngữ thể hiện những đặc điểm cơ bản về thể chế chính trị? Không có thì cũng không sao thật nhưng cả thế giới nó thế thì mình cũng nên như thế.

    Những cái mác này thường là ổn định lâu dài chứ không phải là thứ dễ dàng thay đổi xoành xoạch. Có nhiều nước người ta đã giữ như vậy hàng trăm năm rồi.

    Có điều là bổ ngữ đính kèm là gì thì thường người ta chỉ dùng thêm thành phần cơ bản, ngắn gọn chỉ chế độ chính trị tổng quát (khái niệm chế độ chính trị là "nội dung phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị quốc gia mà trung tâm là nhà nước") như cộng hòa, quân chủ... Theo phương thức tổ chức và hoạt động, VN là nước cộng hòa. Nhưng cộng hòa cũng có nhiều kiểu khác nhau cho nên cần làm rõ thêm khái niệm này. Vì thế đi kèm nó có thể là dân chủ hay nhân dân hay XHCN...

    Việt nam Dân chủ Cộng hòa theo tôi là tên hay, nói lên đầy đủ tính chất, ý chí và nguyện vọng của dân tộc và ta đã có truyền thống dùng tên này từ khi giành độc lập năm 1945 rồi. Không có từ XHCN trong tên gọi cũng không ngăn cản ta đi tới đó nếu đó là mô hình tốt đẹp cần hướng tới.

     
    Báo quản trị |  
  • #248022   12/03/2013

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    nvdcyah viết:

     

    Unjustice viết:

     

    Đi ra nước ngoài có ai hỏi bạn từ đâu đến thì câu trả lời chỉ đơn giản là "Việt Nam" chứ có bao giờ trả lời là "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". (Các nước khác cũng thế thôi)

    Cái tên Việt Nam đã đủ đẹp đâu cần phải gắn thêm bất kỳ cái mác nào cho nó. Cái tên này cũng đủ đem lại niềm tự hào cho những người sinh ra và lớn lên cùng nó.

    Cộng hòa, dân chủ hay nhân dân ở trước Việt Nam chỉ là sản phẩm của chính trị. Những cái mác này có thể thay đổi theo thời thế chỉ có "Việt Nam" là trường tồn, bất diệt. 

     

     

    Bác định chơi kiểu khác người à? Bác thử điểm danh xem có bao nhiêu quốc gia chỉ có mỗi tên nước không mà không kèm thêm bổ ngữ thể hiện những đặc điểm cơ bản về thể chế chính trị? Không có thì cũng không sao thật nhưng cả thế giới nó thế thì mình cũng nên như thế.

    Những cái mác này thường là ổn định lâu dài chứ không phải là thứ dễ dàng thay đổi xoành xoạch. Có nhiều nước người ta đã giữ như vậy hàng trăm năm rồi.

    Có điều là bổ ngữ đính kèm là gì thì thường người ta chỉ dùng thêm thành phần cơ bản, ngắn gọn chỉ chế độ chính trị tổng quát (khái niệm chế độ chính trị là "nội dung phương thức tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị quốc gia mà trung tâm là nhà nước") như cộng hòa, quân chủ... Theo phương thức tổ chức và hoạt động, VN là nước cộng hòa. Nhưng cộng hòa cũng có nhiều kiểu khác nhau cho nên cần làm rõ thêm khái niệm này. Vì thế đi kèm nó có thể là dân chủ hay nhân dân hay XHCN...

    Việt nam Dân chủ Cộng hòa theo tôi là tên hay, nói lên đầy đủ tính chất, ý chí và nguyện vọng của dân tộc và ta đã có truyền thống dùng tên này từ khi giành độc lập năm 1945 rồi. Không có từ XHCN trong tên gọi cũng không ngăn cản ta đi tới đó nếu đó là mô hình tốt đẹp cần hướng tới.

    Không khác người tý nào,  nvdcyah nhìn xem một số quốc gia thuộc top như Mỹ (United States of America), Nga (Russian Federation), Canada (Canada), Úc (Australia) không hề có cộng hòa, dân chủ hay bất kỳ cụm từ nào chỉ thể chế chính trị đi kèm tên nước nhé.

    Ở VN thì nó thay đổi xoành xoạch nên để bảo đảm tính ổn định Hiến Pháp thì nên ghi như thế còn thể chế chính trị thì cứ xem nội dung Hiến Pháp thì khắc biết 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    SAdmin (12/03/2013)
  • #244408   19/02/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Sẵn tiện cũng post cho mọi người tham khảo thêm ý kiến của  Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng QH Vũ Mão về chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp

     

    Vai trò Chủ tịch nước (tham khảo VNN)

    Điều 93 của dự thảo bổ sung, mở rộng quyền Chủ tịch nước.

    Theo ông Vũ Mão, việc quy định Chủ tịch nước phong hàm sỹ quan cấp tướng thay vì quy định phong hàm sỹ quan cấp cao trong các lực lượng vũ trang nhân dân như hiện hành là chấp nhận được. Ông cũng tán thành việc quy định Chủ tịch nước có quyền tham gia các phiên họp của Chính phủ và khi cần thiết, Chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp bàn về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước.

    Nhưng theo ông, viết như dự thảo thì nội dung điều luật này không rõ. Nếu chủ tịch nước yêu cầu Chính phủ họp nhưng ai chủ trì cuộc họp này? Ở đây cần nêu rõ là Chủ tịch nước chủ trì phiên họp.

    Nhưng ông không đồng ý với quy định "Căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương".

    "Quy định như vậy không hợp lý vì hiện nay Thường vụ Quốc hội đã hoạt động chuyên trách, chỉ có hơn 15 thành viên, thường xuyên có mặt ở Hà Nội, cớ gì không tổ chức họp được. Một vấn đề khác, Hiến pháp năm 1992 quy định nhiệm vụ quyền hạn Chủ tịch nước có 12 khoản nhưng dự thảo mới gộp lại thành 6 khoản mà mỗi khoản lại “ôm đồm” quá...".

    Theo ông, những sửa đổi, bổ sung này không cơ bản vì bản chất của Chủ tịch nước là làm sao phải tạo được thực quyền. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, người cao nhất, thống lĩnh lực lượng vũ trang, nhưng với thể chế chính trị của nước ta, Tổng bí thư là người có quyền lực cao nhất vì theo điều 4 của Hiến pháp. Hơn nữa Tổng bí thư lại là Bí thư Quân ủy Trung ương.

    Thực tế ở nước ta, thời kỳ Bác Hồ còn sống, Người là Chủ tịch Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước. Đó là sự hóa thân của Đảng vào Nhà nước, rất tuyệt vời.

    "Cớ sao nay ta không làm như vậy. Là người lâu năm trong cuộc, tôi hiểu vấn đề này, nhưng bây giờ là lúc chín muồi để ta thực hiện điều ấy. Còn nếu băn khoăn, ta hãy tổ chức lấy ý kiến nhân dân, và tốt nhất là trưng cầu dân ý để cho nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình. Theo tôi, điều quan trọng nhất về vai trò của Chủ tịch nước là cần có quy định để triển khai theo mô hình Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước".

     
    Báo quản trị |  
  • #245186   23/02/2013

    admin
    admin
    Top 100
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (717)
    Số điểm: 22498
    Cảm ơn: 6350
    Được cảm ơn 1534 lần
    ContentAdministrators

    Xin đóng góp thêm ý kiến của các luật gia như sau:

    - Giáo sư - Tiến Sĩ Nguyễn Minh Thuyết:

     

    Điều 4 như trong dự thảo thì Hiến pháp cần quy định rất rõ phương thức lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội của Đảng để tránh tình trạng mất cân đối hiện nay. Đó là, quyền và nghĩa vụ của nhân dân, của các cơ quan nhà nước được quy định rất cụ thể, trong khi đó, quyền và nghĩa vụ của lực lượng lãnh đạo cả nhân dân lẫn nhà nước là Đảng lại được quy định khá sơ sài.

    Ông Thuyết góp ý, những nguyên tắc đang dẫn dắt đời sống chính trị nước nhà như Hiến pháp thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng (chứ không phải một khế ước xã hội), hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa các nghị quyết của Đảng hay những quyền lực thực tế của Đảng như xác định phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, bố trí nhân sự và lãnh đạo công tác của toàn bộ bộ máy nhà nước… cần được quy định trong Hiến pháp để đảm bảo “các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”, và “Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”

    Dự thảo chưa thể hiện được tinh thần quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, đặc biệt trong vấn đề lập hiến

    TS Hoàng Văn Nghĩa, nguyên tắc tối thượng của nhà nước pháp quyền là quyền lực thuộc về nhân dân. Dự thảo cần xem xét bổ sung thêm một điều hoặc một khoản riêng rẽ về quyền phúc quyết của nhân dân cũng như về quyền của nhân dân được trưng cầu dân ý.

    - PGS.TS Nguyễn Minh Đoan - ĐH Luật Hà Nội nói rõ hơn, dự thảo Hiến pháp vẫn không xác định quyền lập hiến của nhân dân mà vẫn coi đó là của QH. Việc làm Hiến pháp và sửa Hiến pháp phải do nhân dân quyết định cuối cùng. Quyền giám sát tối cao việc thực hiện Hiến pháp cũng phải thuộc về nhân dân. QH chỉ thực hiện quyền giám sát việc thực hiện Hiến pháp nhưng không phải là giám sát tối cao.

    - PGS.TS Ngô Huy Cương (ĐH Quốc gia HN) đánh giá, xét toàn bộ dự thảo, toàn bộ vấn đề lập hiến hay làm hiến pháp vẫn hoàn toàn thuộc về QH. Như vậy hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể so với Hiến pháp hiện hành về tư tưởng lập hiến.

    Nguồn VNN

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn admin vì bài viết hữu ích
    chaulevan (23/02/2013)
  • #246495   02/03/2013

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    CÔNG DÂN THANH HÓA - GÓP Ý BỔ SUNG ĐIỀU 6 CHƯƠNG I VÀ ĐIỀU 57 CHƯƠNG III. HIẾN PHÁP 2013

    GÓP Ý SỬA ĐỔI BỔ SUNG HIẾN PHÁP 2013


    CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

    Điều 6 (sửa đổi, bổ sung Điều 6)
    Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

    - Xin bổ sung thêm Điều 6, khoản 2 như sau: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân các cấp là người đại diện Nhân dân có chức danh cụ thể hoạt động độc lập không kiêm nhiệm cùng với một chức danh khác trong tổ chức Đảng. Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu mà mình bầu ra thông qua người đại diện tại cấp đó.

    Lý giải:  Thực tế trong các thập kỷ qua duy nhất chỉ có Tổng Bí thư trung ương Đảng và Chủ tịch Quốc hội có sự hoạt động độc lập, không kiêm nhiệm. Còn lại chức danh Chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã; Chủ tịch Hội đồng Nhân dân huyện; Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh đều do chức danh Bí thư Đảng kiêm nhiệm, chính sự kiêm nhiệm này là hạn chế chức năng của người đại diện Nhân dân dẫn đến các vụ khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người không được giải quyết. Nay do điều 4, khoản 2 quy định: Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, nên việc kiêm nhiệm đó không còn phù hợp. Nếu người lãnh đạo lại trực tiếp giám sát mình thì cụm từ “chịu sự giám sát của nhân dân” sẽ không khả thi. Để phát huy được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của người đại diện Nhân dân giám sát đạt hiệu quả cao tôi cho rằng bổ sung khoản 2 vào Điều 6 là cần thiết.

    - Xin bổ sung thêm Điều 6, khoản 3 như sau: Nhân dân có quyền lựa chọn chủ trương xây dựng Đất nước phù hợp với Hiến pháp và Pháp luật quy định, phải đảm bảo vì lợi ích Quốc gia thì lựa chọn đó được thực hiện.

    Lý giải: Đất nước phải liên tục đổi mới để phát triển, mà thời gian sửa đổi bổ sung Hiến pháp cho phù hợp thực tế là sau 20 năm trong khi Hội đồng Nhân dân và Quốc hội lại thảo luận thường xuyên theo định kỳ nên mọi sự điều chỉnh hợp lý với xã hội hiện tại do Hội đồng Nhân dân và Quốc hội Quyết định theo từng thời điểm là cần thiết.


    CHƯƠNG III: KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
    Điều 57 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18)
    Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa , vùng trời và các tài sản khác do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật.

    Xin bổ sung thêm Điều 57, khoản 2 như sau: Đất đai do người dân đầu tư, quản lý là tài sản tư thuộc sở hữu của người dân do Chủ hộ đại diện chủ sở hữu và Nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của Pháp luật.

    Lý giải: Điều 57 được hiểu là xác định chủ sở hữu về đất đai, trong cụm từ: “đầu tư, quản lý” bao gồm đầu tư đất để sử dụng và đầu tư trên đất. Xuất phát từ chủ trương phân biệt rõ ràng về chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể đó là: Đảng Lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ.

    - Điều 57 đã nêu rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa , vùng trời và các tài sản khác Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân”, trường hợp này chủ sử dụng không phải là tư nhân hộ gia đình đầu tư, quản lý nên được xác định là tài sản công do vậy Nhà đại diện Chủ sở hữu đúng.

    - Người dân được phép đầu tư đất để sử dụng và được phép đầu tư trên đất của mình nên được quyền Chủ sở hữu về đất đai, nhưng phải chứng minh được nguồn gốc đất là tài sản của mình trong trường hợp như hoán đổi bằng tài chính cá nhân và công sức như:

    + Đất thừa kế, mua lại hoặc khai hoang có trước luật đất đai 1993.

    + Đất Nhà nước giao hoặc Nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) theo quy định của pháp luật mà người nhận QSDĐ đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước và người chuyển QSDĐ thì người dân được làm chủ sở hữu về đất đai của mình nhưng phải chịu sự quản lý của Nhà nước về mục đích sử dụng đất và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà pháp luật quy định theo từng thời điểm.

    + Từ các lý giải thực tế trên đây, xin đề nghị bổ sung thêm khoản 2, khoản 3 vào Điều 6 (sửa đổi, bổ sung Điều 6) và khoản 2 Điều vào 57. Kính chúc Ban chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Hiến Pháp công tốt đẹp./.

     

    Người góp ý bổ sung: Lê Minh Vũ

    Công ty giáo dục Vũ Tấn; Đô thị số 3, KKT Nghi Sơn, Thanh Hóa.

    Email: vutan326798@gmail.com (0913.128.167)

     

    Xin đọc files đính kèm

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn congtygiaoducvutan vì bài viết hữu ích
    chaulevan (02/03/2013)
  • #247419   07/03/2013

    Lamda1
    Lamda1

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2013
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


     

    Lê Minh Vũ viết:

     

    Còn lại Bí thư Đảng ủy xã, Bí thư huyện ủy và Bí thư tỉnh ủy đều do chức danh Bí thư Đảng kiêm nhiệm (có liên quan đến giải quyết các vụ khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện đông người).

     

    Hình như bác này có sự nhầm lẫn? Có lẽ bác ấy muốn nói: Còn lại các chức danh Chủ tịch HĐND các cấp đều do chức danh Bí thư Đảng các cấp kiêm nhiệm.

     

    Lê Minh Vũ viết:

     

    - Điều 57 đã nêu rõ: “Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên khác, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa , vùng trời và các tài sản khác Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân”, trường hợp này chủ sử dụng không phải là tư nhân hộ gia đình đầu tư, quản lý nên được xác định là tài sản công do vậy Nhà đại diện Chủ sở hữu đúng.

    - Người dân được phép đầu tư đất để sử dụng và được phép đầu tư trên đất của mình nên được quyền Chủ sở hữu về đất đai, nhưng phải chứng minh được nguồn gốc đất là tài sản của mình trong trường hợp như hoán đổi bằng tài chính cá nhân và công sức như:

    + Đất thừa kế, mua lại hoặc khai hoang có trước luật đất đai 1993.

    + Đất Nhà nước giao hoặc Nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) theo quy định của pháp luật mà người nhận QSDĐ đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước và người chuyển QSDĐ thì người dân được làm chủ sở hữu về đất đai của mình nhưng phải chịu sự quản lý của Nhà nước về mục đích sử dụng đất và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà pháp luật quy định theo từng thời điểm.

     

    Tôi thì lại đồng ý với ý kiến của một chuyên gia (tôi không nhớ tên) chiều hôm qua (06/3) trên VTV1 đã trả lời rằng:

    1. Những bất cập xảy ra trong thời gian vừa qua có liên quan đến đất đai chủ yếu xuất phát từ luật đất đai hiện hành  có nhiều hạn chế (chồng chéo, không cụ thể...) nên dễ bị những người thực thi lợi dụng hoặc không hiểu để giải quyết đúng, bảo đảm sự công bằng (nhất là trong các trường hợp thu hồi, đền bù) chứ không phải do quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

    2. Đất đai và tài nguyên đất nước cần thuộc sở hữu toàn dân vì nó cụ thể hoá chế độ chính trị của nước ta hiện nay.

    Vì vậy cách hữu hiệu nhất giảm thiểu hạn chế những vướng mắc trong thực hiện pháp luật liên quan đến đất đai hiện nay là chúng ta phải có 1 bộ luật mới khắc phục những nhược điểm và thay thế toàn bộ hệ thống các văn bản của bộ luật đất đai hiện hành. 

     
    Cập nhật bởi Lamda1 ngày 08/03/2013 07:35:35 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #248312   13/03/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Sau hai tháng lấy ý kiến người dân Văn phòng QH đã tổng kết lại những vấn đề được người dân quan tâm chú ý nhiều nhất:

    1. Điều 4: quy định về sự lãnh đạo của Đảng

           Hầu hết các ý kiến đều đồng tình cơ bản với những nội dung chính của dự thảo. Với những góc nhìn khác (về điều 4, sở hữu tư nhân về đất đai, Tòa án Hiến pháp…), ban biên tập cho rằng cứ giữ nguyên như dự thảo là phù hợp.

          Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến đề nghị điều 4 cần làm rõ quy định Đảng, các tổ chức đảng và đảng viên phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và phải ban hành luật về Đảng.ề

    2. Về Bộ máy nhà nước:

           Có ý kiến đề nghị làm rõ hơn vai trò của Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh các lực  lượng vũ trang. Có ý kiến đề nghị quy định Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, đồng thời là Tổng bí thư.

    Cũng có ý kiến đề nghị nghiên cứu thay thiết chế Chủ tịch nước bằng thiết chế Tổng thống do dân bầu trực tiếp theo nhiệm kỳ.

    Liên quan đến 3 thiết chế hiến định độc lập  như Hội đồng Hiến pháp, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia hầu hết ý kiến tán thành với việc bổ sung 3 cơ quan này vào Hiến pháp.

            Có một số ý kiến đề nghị thay đổi Hội đồng Hiến pháp bằng chế định Tòa án Hiến pháp và có quyền phán quyết đối với những hành vi vi phạm Hiến pháp.

    Cũng có ý kiến khác đề nghị không cần thiết phải thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia mà nên có một tổ chức tương đương như Ban công tác đại biểu của QH để gọn nhẹ, chất lượng và tránh sự cồng kềnh trong bộ máy.

          Về đề xuất người dân phải có quyền phúc quyết hiến pháp, ông Phan Trung Lý cho rằng, quy định như hiện nay là phù hợp. Người dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, thông qua QH, HĐND… Quy định như dự thảo cũng đã thể hiện được đầy đủ chủ quyền nhân dân.

    Còn tiếp...(Theo VNN)

     
    Báo quản trị |  
  • #248323   13/03/2013

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Hehe. Đúng là cứ Đại Việt, Văn lang, Âu lạc, Vạn xuân...hay Việt nam như các cụ tổ vẫn gọi thì có phải đơn giản, đỡ tốn giấy mực và ổn định lâu dài bất luận Hiến pháp thay đổi ra sao, bác nhỉ.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #248365   13/03/2013

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Mình rất cảm ơn bạn Lamda 1.

    Đúng là mình có nhầm lẫn bởi sự nhầm lẫn của mình chắc mọi người thông cảm bởi trên một con người mà gắn hai chức danh thì nó là như vậy đó bạn hết sức thông cảm nhé. Mình xin được đính chính lại như sau:

    - Chủ tịch HĐND xã, Chủ tịch HĐND huyện  và Chủ tịch HĐND tỉnh đều do chức danh Bí thư Đảng kiêm nhiệm .

    Về Quyền chủ sở hữu, mình không đề cập đến việc phát sinh khiếu kiện nhiều hay ít mà ở đây mình muốn chỉ ra cái lý của nó. Khi mà cái lý không đúng thì sẽ có lúc "tóe loe". Về quyền chủ sở hữu khi đã nhận thấy mất quyền thì "còn bàn gì nữa" vả lại của dân thì ta cứ đòi cho dân, dự thảo Hiến pháp bảo vậy mà:

    "Nhà nước không Quốc hữu hóa nhưng đất đai nhà nước chủ sở hữu, Nhà nước toàn quyền quản lý bao gồm thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thu hồi đất, cho thuê đất và chỉ cấp cho người dân giấy sử dụng đất thì làm sao mình không nói cho được"

    Bạn cứ đặt mình vào trường hợp hai bàn tay "trắng" vào một công ty nào đó xin việc ông chủ cũng giao cho bạn được quyền sử dụng vận hành một cái máy tiền tỷ. Trường hợp này cũng tương tự Nhà nước giao cho bạn được quyền sử dụng đất mà thôi. Theo bạn không quốc hữu hóa mà nhà nước thâu tóm cả như vậy có đúng không ?

    Về thời hạn sử dụng đất mình cũng có đòi quá đâu Luật đất đai nói là "công nhận" vậy hiện trạng sử dụng đất, thực tế nhà nước không giao thì mình nói là không giao, mình chỉ yêu cầu nhà nước công nhận sự thật thôi mà.

    Lê Minh Vũ - Thanh Hóa

    Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 13/03/2013 06:35:21 CH

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |  
  • #248284   13/03/2013

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    CHUNG QUANH ĐIỀU 4 - BÀI 3: GÓP Ý SỬA ĐỔI DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 - LÊ MINH VŨ - THANH HÓA

    CHUNG QUANH ĐIỀU 4

    Bài 3: GÓP Ý SỬA ĐỔI DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013

                                                                                      

    Trong dịp lấy ý kiến Nhân dân để sửa đổi Hiến pháp 1992. Đối với điều 4, bản dự thảo hiến pháp 2013 có hai ý kiến trái ngược nhau trong đó lại chứa đựng nhiều quan điểm:

    Quan điểm giữ nguyên điều 4 dự thảo Hiến pháp 2013 là quan điểm chung của Nhân dân những người thực sự được thừa hưởng thành quả của các loại văn bản pháp luật quy định. Đây là quan điểm tích cực, cán bộ Đảng viên cần trung thực để phát huy truyền thống, để có nhiều hơn nữa người dân thực sự được thừa hưởng thành quả cách mạng của ông cha để lại dưới sự lãnh đạo của Đảng.

    Quan điểm thay đổi điều 4 dự thảo Hiến pháp 2013 từ các thế lực thù địch ngoại xâm chống cộng trước đây của đã từng bị thất bại. Nay lợi dụng lòng dân không yên, do người thi hành các chính sách của nhà nước không nghiêm, tung tin tìm cơ hội. Đây là quan điểm đối lập do thù địch cần loại bỏ.

    Quan điểm thay đổi điều 4 dự thảo Hiến pháp 2013 từ người dân chân chính.  Do chưa thực sự được thừa hưởng thành quả của các loại văn bản pháp luật quy định. “một bộ phận không nhỏ” cán bộ Đảng viên tha hóa biến chất tạo nên. Tuy Đảng ta đã rất nổ lực làm trong sạch vững mạnh tổ chức Đảng, bộ máy công quyền, song các mặt tiêu cực đó, dẹp bỏ là không đáng kể lại phát sinh thêm nhiều hơn các tiêu cực, làm cho khoảng cách giữa cán bộ Đảng và người dân lớn dần . Trên thực tế nhiều vụ việc phải vượt cấp (đúng quy định) đến Trung ương nhưng vẫn không giải quyết kéo dài nhiều thập kỷ “Dù ai nói ngã nói nghiêng, lãnh đạo im lặng thành kiềng ba chân” trong tình hình đó người dân rơi vào đường cùng bế tắc. Do không tìm được “lối thoát”, người dân dễ tin vào những điều mới lạ “để cầu may”. Đây là nguồn gốc hình thành ý thức loại bỏ điều 4, ý thức đa đảng. Muốn người dân chân chính “không quay lưng” lại với điều 4 dự thảo Hiến pháp 2013. Đảng, Nhà nước và Chính phủ cần giải thích thêm cho người dân, trả lời khi dân hỏi, song song là việc làm, hành động cụ thể, tạo “lối thoát” cho dân để yên dân và có như vậy thì dân mới được yên !

    Quan điểm giữ nguyên điều 4, dự thảo Hiến pháp 2013 của người dân đang bị cán bộ Đảng viên “hành hạ.” Người có chức, có quyền “bóp méo pháp luật, lộng hành” không phải là ít và cũng không phải là kín thậm chí còn khiếu nại, tố cáo nhiều lần nhưng lại không bị xử lý. Chính điều này vẫn tiếp diễn ngay trong sửa đổi Hiến pháp lại càng gây nhức nhối trong Nhân dân. Như vậy đến người trung thành với Đảng cũng phải phân vân (không biết góp ý như thế nào thì vẹn cả đôi đường). Đây cũng là động cơ tạo nên nhiều ý kiến trong sửa đổi kiến pháp lần này. Ở bất cứ một quốc gia nào thì Đảng cũng chỉ tồn tại được khi Nhân dân ủng hộ, Đảng được lãnh đạo khi Nhân dân trao quyền.

    Trên thực tế đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam là rất tốt, tuy tiêu cực vẫn còn hoành hành, nhưng người dân vẫn chờ đợi một cuộc “cải cách” hơn là một cuộc “cải chính”. Chúng tôi muốn một Đảng lãnh đạo là mong muốn nền chính trị quốc gia ổn định, mong muốn người lãnh đạo có tư tưởng Hồ Chí Minh biết chọn góc nhìn phù hợp để thấy rõ “mặt trái” để loại bỏ việc trá hình trong một tổ chức nhà nước, những việc làm đối lập với Nhà nước, đối lập với Nhân dân.

        

    Nhìn chung Nhân dân ta tin tưởng, sau sửa đổi bổ sung dự thảo Hiến pháp, điều 4 sẽ được giữ lại. Vai trò lãnh đạo của Đảng được Nhân dân trao quyền, nhưng để Nhân dân tin, yêu, thì khi và chỉ khi Đảng thực sự quan tâm đến dân, trả lời dân, dám nói, dám làm, dám tẩy chay bất cứ là ai làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của Đảng. Bài viết này là bài nhìn nhận, góp ý sửa đổi, bổ sung dự thảo Hiến pháp nên tác giả không đề cập một sự việc cụ thể. Nhưng nếu: “Đảng hỏi tôi sẽ nói, Đảng làm tôi sẽ chung sức để  Điều 4 và Điều 6 dự thảo Hiến pháp 2013 thực sự đi vào cuộc sống”

     

    Lê Minh Vũ – Thanh Hóa

    Email.326798@gmail.com – 0913.128.167

     

     

    Xin mở files đính kèm

    Trân trọng cảm ơn !

    Lê Minh Vũ.

    Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 13/03/2013 12:57:37 CH

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |  
  • #248361   13/03/2013

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    CHUNG QUANH ĐIỀU 4 (phần 2) - GÓP Ý SỬA ĐỔI DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 - Lê Minh Vũ -Thanh Hóa.

     

    Bài 4: GÓP Ý SỬA ĐỔI DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013

     

    Đề xuất sửa đổi một chi tiết trong điều 4.

    Nguyên văn Điều 4 (dự thảo hiến pháp 2013), khoản 1 như sau:

         “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

     

         Điều 2 (dự thảo hiến pháp 2013) đã mặc định quyền lực về Nhân dân: “…Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…”. Điều 4 (dự thảo hiến pháp 2013) cũng mặc định lãnh đạo cho Đảng cộng sản Việt Nam: “Đảng Cộng sản Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Tuy không trực tiếp dùng từ, nhưng thực tế việc làm thì Đảng đã mặc nhiên sử dụng quyền lực của Nhân dân một cách ngẫu nhiên để lãnh đạo và điều hành đất nước.

     

         Với quan điểm của Nhà nước trong sửa đổi Hiến pháp lần này là không đa đảng và chống tam quyền phân lập, do vậy trong Hiến pháp dù trực tiếp hay gián tiếp cũng không thể có hai chủ thể mặc định về quyền lực. Nên để chủ thể lớn được mặc định về quyền lực, còn chủ thể là một tổ chức chỉ được sử dụng quyền lực khi chủ thể lớn trao quyền, cho phép.

     

         Nhân dân là chủ thể lớn, đại diện cho người dân, trong đó bao gồm các tổ chức xã hội, chính trị như: Đảng, Đoàn, Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân vv… Nhân dân nắm quyền lực tất cả nhưng Nhân dân không trực tiếp sử dụng quyền lực. Trong Hiến pháp Nhân dân cũng chưa thể hiện đã giao quyền lực này cho tổ chức nào kể trên (Nhân dân trao quyền cho tổ chức nào thì tổ chức đó thực hiện).     

         Chúng ta đều biết, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong, Đảng là tổ chức gương mẫu đi đầu trên mọi trận tuyến thì Đảng cũng cần phải làm theo nguyên tắc là được Nhân dân trao quyền, chứ không phải tự mình lấy quyền để lãnh đạo, quản lý và điều hành đất nước. Trong cuộc sống mọi cá nhân, tổ chức đều có thể mắc sai lầm. Sai lầm đó có thể là sơ suất, sai lầm cũng có thể do lợi ích cá nhân hoặc lợi ích nhóm. Nếu “sai lầm do lợi ích là khó sửa nếu không có biện pháp ràng buộc từ trước”. Do vậy việc Hiến  định về trao quyền cũng cần nêu một cách rõ ràng để thể hiện rằng người trao quyền thì cũng có thể lấy lại quyền. Làm được như vậy tổ chức Đảng sẽ có chiều hướng phấn đấu hơn.

     

         Với lý lẽ đó tôi xin đề xuất thay thế cụm từ “là lực lượng” bằng cụm từ “được nhân dân trao quyền” (cụm từ in đậm là thêm vào, cụm từ gạch chân là bỏ ra) như sau: Điều 4 (dự thảo hiến pháp 2013), khoản 1 xin sửa đổi: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, được nhân dân trao quyền là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.

     

    Kiến nghị sửa đổi bổ sung điều 6 dự thảo Hiến pháp 2013.

    - Xin được làm rõ:

         Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp”, Cần trực tiếp với ai? Trách nhiệm người nhận thông tin của dân phải như thế nào?, “dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân” Hiện tại Hội đồng nhân dân hoạt động chưa rõ nét, tổ chức chưa độc lập, còn mang hình thức kiêm nhiệm với chức danh bí thư đảng. “và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (cơ quan khác là cơ quan nào? Nước ta có nhiều tổ chức xã hội, chính trị do vậy nên quy định rõ ràng)”.    

     

    - Xin khiến nghị bổ sung thêm Điều 6, khoản 2 như sau: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân các cấp là người đại diện Nhân dân có chức danh cụ thể hoạt động độc lập không kiêm nhiệm cùng với một chức danh khác trong tổ chức Đảng. Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu mà mình bầu ra thông qua người đại diện tại cấp đó. (Theo bài 2 góp ý bổ sung điều 6 và điều 57 chúng tôi đã gửi).

     

    - Xin kiến nghị xem xét bổ sung theo “Chương 3 Lập pháp” của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc và các nhân sĩ trí thức. Văn bản ông Lộc gửi phù hợp với điều 2 (dự thảo sửa đổi, bổ sung): Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Tôi cho rằng kiến nghị của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc là ý kiến của người làm luật, người thi hành pháp luật, qua trải nghiệm thực tế tại Việt Nam. Lời nói của người nghỉ hưu không do áp lực nào cả, nên có thể là lời nói xây dựng một xã hội công bằng.

    Lê Minh Vũ - Thanh Hóa.

    Email: vutan326798@gmail.com – 0913.128.167.

    Cập nhật bởi Xmen-8711 ngày 13/03/2013 07:50:16 CH

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn congtygiaoducvutan vì bài viết hữu ích
    chaulevan (25/03/2013)
  • #251019   26/03/2013

    LoanZjk
    LoanZjk

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (26)
    Số điểm: 511
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    Mình nghĩ là không nên sửa đổi công dân thành cá nhân đâu boyluat. Vì bản chất của công dân và cá nhân là khác nhau. Xét một cách toàn diện thì công dân ý nói là người có quốc tịch (ở đây là quốc tịch Việt Nam) còn cá nhân thì bao hàm rộng hơn bao gồm người có quốc tịch, không có quốc tịch nên mình nghĩ dùng công dân là phù hợp.

    Còn vấn đề coi Hiến pháp mới như là 1 văn bản ngang luật thì thực chất Hiến pháp chính là luật mà. 

    :)

    Loan Zjk

     
    Báo quản trị |  
  • #252730   03/04/2013

    LUATSUNGUYEN
    LUATSUNGUYEN
    Top 25
    Male
    Lớp 10

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/01/2011
    Tổng số bài viết (2124)
    Số điểm: 14426
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 742 lần


    Kiến nghị về việc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

     

     

    LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM

     

         Số: 53 /KN-LĐLSVN

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    Hà Nội, ngày  29  tháng  3  năm  2013

                                                                                                                     

    KIẾN NGHỊ

    Về việc góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

     

     

                       Kính gửi: Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

     

    Thực hiện Nghị quyết số 38/2012/QH13 ngày 23-11-2013 của Quốc hội về việc triển khai lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có công văn số 05/LĐLSVN ngày 15 - 01 - 2013 gửi Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tính đến nay, đã có 46/62 Đoàn luật sư trên toàn quốc góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã tổ chức các cuộc Hội thảo tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và có Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của giới luật sư gửi về Ủy ban theo quy định.

    Trên cơ sở nghiên cứu ý kiến đóng góp của các luật sư trong toàn quốc, Liên đoàn Luật sư Việt Nam có Bản kiến nghị này, trình bày ý kiến chính thức của Liên đoàn góp ý về một số vấn đề cơ bản trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (sau đây gọi tắt là Dự thảo), kính trình Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp quan tâm xem xét trong quá trình tiếp thu ý kiến đóng góp của toàn dân, bảo đảm cho bản Hiến pháp sửa đổi được ban hành thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam.

    I.      NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

    1.     Về tên gọi của Hiến pháp

              Đề nghị không dùng tên gọi “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013)” như tên gọi của Dự thảo mà nên gọi tên Hiến pháp là Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 vì lý do:  Trong 124 điều của Hiến pháp sửa đổi, chỉ giữ nguyên 14 điều, bổ sung, sửa đổi 99 điều, xây dựng mới 11 điều. Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi một lần vào năm 2001. Gọi tên Hiến pháp như chúng tôi kiến nghị để đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động lập hiến của Nhà nước ta. Bản Hiến pháp năm 2013 sẽ là một cột mốc lịch sử, tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhất để nước ta bước vào thời kỳ mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    2.     Về bố cục của Hiến pháp

              Bố cục của Hiến pháp như Dự thảo với 11 chương là hợp lý. Việc đưa Chương V “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Hiến pháp năm 1992 lên vị trí Chương II với tiêu đề “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Dự thảo là phù hợp với tính chất quan trọng của vấn đề quyền con người, quyền công dân trong xã hội cần được Hiến pháp ghi nhận và bảo đảm thực hiện.

              Tuy nhiên, chúng tôi kiến nghị đưa Chương IX “Chính quyền địa phương” (tên gọi mới thay cho tên “Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” trong Hiến pháp năm 1992) lên vị trí Chương VIII và đưa Chương “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân” xuống vị trí Chương IX, với lý do : Các cơ quan Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân là một thể thống nhất trong hệ thống các cơ quan quyền lực và hành chính Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Bố cục như vậy cho phù hợp với tính thống nhất của hệ thống các cơ quan này.

    3.     Về sử dụng từ ngữ trong Hiến pháp

    Khi các điều khoản của Hiến pháp cần viện dẫn đến các quy định khác của pháp luật, nên thống nhất dùng “do luật quy định”. Các cụm từ “Mọi người”, “Công dân” trong Chương II trong các điều khoản của Dự thảo cũng nên được dùng cho chính xác, phù hợp với khái niệm “Quyền con người” và “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.

    II.   VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ TRONG NỘI DUNG DỰ THẢO HIẾN PHÁP

    1.     Về Lời nói đầu

              Vấn đề “Chủ quyền nhân dân” phải là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ nội dung của Hiến pháp. Nhân dân là chủ thể duy nhất và cao nhất của quyền lực. Về tính chất, Hiến pháp phải là một “Khế ước xã hội”, trong đó Nhân dân trao những quyền nhất định cho Nhà nước và có quyền giám sát hoạt động của Nhà nước trong việc thực hiện các quyền đó. Lời nói đầu mang tính chất như một Bản Tuyên ngôn của chủ thể quyền lực là Nhân dân. Do đó, không cần viết dài dòng như trong Dự thảo. Trong Lời nói đầu, không cần viện dẫn “Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin” như trong các tài liệu của Đảng, mà chỉ dùng cụm từ “ Tư tưởng Hồ Chí Minh” là đủ. Bởi vì, trong nội dung tư tưởng của Bác Hồ đã tiếp thu những tinh hoa, trí tuệ của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.

              Trong Lời nói đầu nên thể hiện: “Hiến pháp do nhân dân lập nên” cho phù hợp với tư tưởng chủ quyền nhân dân đối với Hiến pháp.

    2.     Về Chương I: Chế độ chính trị

              Điều 2 Dự thảo quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

    Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, quy định về nền tảng quyền lực nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong tình hình hiện nay là chưa thỏa đáng và chưa tập hợp được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Do đó, chỉ cần quy định “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” là đủ.

    Chúng tôi đồng ý với việc xác định quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong Điều 4 của Dự thảo vì đây là một thực tế lịch sử khách quan không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, trong khoản 1, chỉ cần xác định “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn thể dân tộc Việt Nam” là đủ, mà không cần phải tách ra thành hai vế bằng hai từ “đồng thời” như trong Dự thảo. Cần phải xác định cho rõ Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của toàn dân tộc, “Đảng đã tự mình trở thành Dân tộc” như Mác đã nói.

    Khoản 3, Điều 4 cần xác định thêm “Đảng, các tổ chức của Đảng và đảng viên” hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật.

              Điều quan trọng là, để tránh những tư tưởng tiêu cực về việc Đảng đứng trên  hoặc đứng ngoài pháp luật như một số người quan niệm hiện nay, Hiến pháp cần xác định phải có một đạo luật về sự lãnh đạo của Đảng.

    3.     Về Chương II : Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

              Việc quy định về “Quyền con người”, “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Dự thảo còn lộn xộn, chưa phân định rõ ràng giữa hai loại quyền này. Về lý luận, Quyền con người là một thuộc tính tự nhiên, vốn có của con người, như  Bác Hồ đã viện dẫn trong bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta. Nên sắp xếp lại các điều khoản trong Chương II theo thứ tự hai nhóm “quyền con người” và “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Trong từng nhóm, nên bố cục theo thứ tự các loại quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… để  bảo đảm tính lô gích của tính chất của hai nhóm quyền. Trong các quy định về “Quyền con người” thì cần dùng từ “Mọi người”, còn các quy định về “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thì dùng từ “Công dân” cho rõ ràng, không bị nhầm lẫn.

     Điều 21 (mới) nên xác định thêm “ Mọi người có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” như trong Tuyên ngôn độc lập đã xác định.

    Điều 22(sửa đổi Điều 71) đã bỏ câu:” Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.” Đây là một điều khoản tồn tại xuyên suốt từ Hiến pháp 1946, 1960, 1980 và 1992, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Theo tinh thần sửa Hiến pháp để tăng cường hơn quyền con người, quyền công dân, việc cắt bỏ câu này đã đi ngược lại tinh thần này. Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị bổ sung khoản 1, Điều 22 như sau :

    Điều 22(sửa đổi, bổ sung Điều 71)

    1.     “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”

              Điều 32 quy định về các quyền tư pháp của con người cần sửa đổi những điểm cụ thể sau đây :

              Khoản 1 nên thêm cụm từ “và phải chịu hình phạt” sau cụm từ “Không ai bị coi là có tội”, thành: “ Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

              Khoản 3 cần quy định thêm về “Người bị tình nghi phạm tội” vào đối tượng được hưởng sự trợ giúp pháp lý của luật sư. Quy định như Dự thảo là chưa đầy đủ quyền được hưởng sự trợ giúp pháp lý của những người có liên quan đến tố tụng hình sự vì: Quyền được tiếp cận và sử dụng trợ giúp pháp lý của luật sư không nên chỉ giới hạn khi có quyết định bắt người tạm giữ hoặc khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can mà ngay cả khi người bị tình nghi phạm tội bị triệu tập, mời lên cơ quan công an do có đơn tố cáo hoặc thông tin tố giác tội phạm, họ phải được quyền mời luật sư tham gia tư vấn, trợ giúp pháp lý ngay từ đầu. Thực trạng hiện nay cho thấy, Cơ quan điều tra các cấp thường từ chối sự có mặt của luật sư trong các hoạt động “tiền tố tụng” rất phổ biến, gây ra sự lo lắng và quan ngại cho những người bị triệu tập, bị câu lưu nhưng lại có đơn “tự nguyện hợp tác với cơ quan điều tra”, bị thu giữ hộ chiếu, hạn chế đi lại… Lý do thường được đưa ra là : vụ án chưa khởi tố, người mới bị tình nghi chưa có tư cách là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nên không cần và cũng không được chấp nhận cho phép luật sư tham gia. Điều này ảnh hưởng đến quyền của những người bị tình nghi phạm tội vì họ không được hưởng sự trợ giúp pháp lý của luật sư ngay từ khi có sự kiện bất lợi là “bị tình nghi” đối với họ. Ngoài ra, cụm từ “trợ giúp pháp lý” trong tiếng Việt hiện nay chỉ áp dụng cho hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của Nhà nước, nên đề nghị sửa lại là “tư vấn pháp lý”.

              Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung, sửa đổi khoản 3, Điều 32 như sau:

              “3.  Người bị tình nghi, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử có quyền sử dụng tư vấn pháp lý của luật sư, có quyền im lặng khi chưa có luật sư  tham gia tư vấn  pháp lý cho mình”.

    4.Về Chương IV : Bảo vệ Tổ Quốc

    Theo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Điều 70 quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam” cần được quan tâm và đánh giá lại một cách toàn diện, khách quan. Liên đoàn đề nghị xem xét lại cụm từ này, vì các lý do sau đây:

              Một là, Đảng cộng sản Việt Nam ngay từ khi thành lập là lực lượng tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, từ nhân dân mà ra. Nói cách khác, Đảng viên Đảng cộng sản cũng là con em của nhân dân. Điều 4 đã xác định Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Quy định như Dự thảo sẽ dẫn đến ngộ nhận là Đảng cộng sản Việt Nam là một chủ thể quyền lực tối cao mà lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành và bảo vệ, ngoài việc trung thành với Tổ quốc và nhân dân.

    Hai là, quy định như Dự thảo là không phù hợp với đạo lý truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc và Nhân dân. Không nên đặt Đảng lên trên Tổ Quốc và Nhân dân, và không một tổ chức nào, dù là Đảng có thể đứng trên Tổ quốc và Nhân dân.

    Ba là, quy định như Dự thảo là đi ngược lại sự khẳng định nguyên tắc về Chủ quyền nhân dân, coi Nhân dân không phải là Chủ thể của quyền lực nữa rồi. Theo quan điểm của Liên đoàn, đánh giá lại Dự thảo quy định nêu trên  không phải là việc làm “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang như một số ý kiến đề cập đến.

    Tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 1964) Bác Hồ đã nói: “Quân đội ta trung với Nước, hiếu với Dân”. Lực lượng vũ trang là con em của Nhân dân, từ Nhân dân mà ra, do Nhân dân đùm bọc và nuôi dưỡng. Vì vậy, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Nhân dân là đúng với bản chất của lực lực lượng vũ trang.

    Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải quy định lực lượng vũ trang trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam thì theo Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Điều 70 nên quy định như sau: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng cộng sản Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”.

    5. Về Chương VIII: Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, (Chúng tôi đề nghị đưa xuống Chương IX)

              5.1.Chúng tôi đề nghị thêm cụm từ “Tổ chức luật sư” vào sau cụm từ “Viện kiểm sát nhân dân” trong Dự thảo để thành tên Chương là “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tổ chức luật sư”. Vì lý do sau đây :

               Cần xác định Tổ chức luật sư  là một “Chủ thể tư pháp” độc lập,  tạo thành một cái “Kiềng ba chân” trong tố tụng hình sự như lời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi gặp mặt làm việc với Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung của cải cách tư pháp mà chúng ta đang tiến hành.

    Việc ghi nhận vị trí, vai trò của chế định luật sư trong Dự thảo Hiến pháp có ý nghĩa rất quan trọng, bởi tổ chức luật sư và luật sư không chỉ là chủ thể thực hiện chức năng cơ bản của tố tụng hình sự là chức năng bào chữa, mà còn nhằm thực hiện chức năng xã hội của luật sư đã được ghi nhận trong Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật luật sư năm 2006 là “hoạt động nghề nghiệp của luật sư  góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.

              Mặt khác, xét về bản chất, thì chức năng bào chữa tồn tại độc lập và đối trọng với chức năng buộc tội như một tất yếu khách quan, tự thân của tố tụng hình sự trong nhà nước pháp quyền. Việc giới hạn hoạt động nghề nghiệp luật sư  bằng cách phân loại vào phạm trù “hoạt động bổ trợ tư pháp” như quan niệm trước đây, vô hình trung đã làm giảm nhẹ ý nghĩa và các giá trị xã hội mà nghề nghiệp này đóng góp vào quá trình phát triển dân chủ nói chung và hoạt động tư pháp nói riêng.

              5.2. Chúng tôi đề nghị bổ sung cụm từ “ Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” vào khoản 5, Điều 108 trong Dự thảo, thành quy định mới như sau: “Nguyên tắc tranh tụng được đảm bảo. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.Vì lý do sau đây :

              Trong thực tế xét xử, nhiều quan điểm, đề xuất chứng cứ và kết quả tranh tụng của luật sư tại phiên tòa không được ghi nhận trong bản án, hoặc bị bác bỏ nhưng không nêu rõ căn cứ pháp lý, dẫn đến nhiều quyết định của Hội đồng xét xử thiếu tính thuyết phục, thậm chí bị coi là đã được ấn định từ trước, dẫn đến phiên tòa mang tính hình thức, không phải là một cuộc điều tra công khai, có ý nghĩa quyết định kết quả của vụ án.

              Việc bổ sung cụm từ “ Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” là hoàn toàn phù hợp với tinh thần  cải cách tư pháp trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

              5.3 Khoản 7, Điều 108 Dự thảo quy định: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; đương sự có thể tự mình, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp”.

              Liên đoàn Luật sư Việt nam đề nghị bỏ hai cụm từ: “hoặc người khác” trong khoản 7, Điều 108 Dự thảo vì lý do:

    - Về nguyên tắc, chỉ có luật sư mới có đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giúp bị can, bị cáo, các đương sụ khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    - Theo quy định tại khoản 3, Điều 14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư (ngày 20/11/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013) thì ngay cả những người đang tập sự hành nghề luật sư cũng không được đại diện, bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên tòa, không được ký văn bản tư vấn pháp luật.

    5.4 Điều 108, khoản 7 trong Dự thảo lần này đã bỏ đi một nội dung rất quan trọng trong Điều 132 Hiến pháp năm 1992 là “Tổ chức luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Mặc dù hiện nay đã có Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư quy định, nhưng việc hiến định chế định luật sư trong Hiến pháp là một vấn đề cực kỳ quan trọng, không thể thiếu được.

    Vì vậy, chúng tôi đề nghị bổ sung trong Dự thảo một điều  mới về chế định luật sư sau Điều 114 quy định về Viện kiểm sát nhân dân, thành Điều 115 với tên gọi và nội dung cụ thể như sau :

              “Điều 115 (mới)                                                                                        

              Tổ chức luật sư có chức năng đảm bảo và duy trì các chuẩn mực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp luật sư để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và góp phần bảo vệ  pháp chế xã hội chủ nghĩa.

              Hoạt động nghề nghiệp của  luật sư thực hiện theo quy định của pháp luật”.

    6.Về Chương X: Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước

              6.1.Việc Dự thảo dành một điều mới (Điều 120) để quy định về Hội đồng Hiến pháp là cần thiết, phù hợp và đáp ứng với yêu cầu bảo vệ Hiến pháp với ý nghĩa là Đạo luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật nước ta.

              Tuy nhiên, quy định như trong Dự thảo trao cho Hội đồng này quyền kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhưng lại không có quyền phán quyết, hủy bỏ những văn bản vi hiến của các cơ quan này, chỉ có quyền kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét hủy bỏ. Như vậy là việc quy định về Hội đồng Hiến pháp chỉ mang tính hình thức, không có thực quyền.

              Chúng tôi đề nghị Dự thảo cần quy định cho Hội đồng Hiến pháp có quyền hủy bỏ các văn bản quy phạm pháp luật vi phạm Hiến pháp để thể hiện tính chất quan trọng của tổ chức bảo hiến này.

              6.2. Việc quy định Điều 121 (mới) về Hội đồng bầu cử Quốc gia là không cần thiết, vì Hội đồng này không hoạt động thường xuyên, chỉ hoạt động trong các kỳ bẩu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Việc thành lập Hội đồng này và phải có Luật về tổ chức và hoạt động của nó là là không phù hợp với thực tế bầu cử từ trước đến nay.

              Trên đây là 06 vấn đề cơ bản Liên đoàn Luật sư Việt Nam kiến nghị, kính trình Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

              Trân trọng kính chào.

     

    Nơi nhận:
    - Như trên;
    - Chủ tịch nước;
    - Thủ tướng Chính phủ;
    - Chủ tịch Quốc hội;
    - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN;
    - Thường trực Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương;
    - Bộ Tư pháp;
    - Các Phó CT, Ủy viên Thường vụ, Ủy viên HĐLSTQ
    - Lưu: VT- LĐLSVN                                                                   

    CHỦ TỊCH

     

     

    (Đã ký)

     

     Luật sư Lê Thúc Anh

     

    Luật sư: NGUYỄN VĂN NGUYÊN

    CÔNG TY LUẬT HƯNG NGUYÊN - ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI

    http://dichvutuvanluat.com - http://dichvuluatsu247.com

    Hotline: 0987.756.263/0947.347.268

    ĐT: 04.8585 7869

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LUATSUNGUYEN vì bài viết hữu ích
    thaochau (01/05/2013)
  • #254385   10/04/2013

    Theo Kiến nghị về việc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

    Điều mà tôi tâm đắc nhất theo quan điểm xin đề xuất:

    LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM (LĐLSVN): 5.1.Chúng tôi đề nghị thêm cụm từ “Tổ chức luật sư” vào sau cụm từ “Viện kiểm sát nhân dân” trong Dự thảo để thành tên Chương là “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tổ chức luật sư”.

    Ý KIẾN THÀNH VIÊN (YKTV): Rất cần thiết thêm "Tổ chức luật sư" Bởi tổ chức Luật sư có thể hiểu đây là tổ chức bảo vệ các quyền cho đương sự hay có thể gọi là "Bảo vệ nhân quyền"

    LĐLSVN: 5.2. Chúng tôi đề nghị bổ sung cụm từ “ Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” vào khoản 5, Điều 108 trong Dự thảo, thành quy định mới như sau: “Nguyên tắc tranh tụng được đảm bảo. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.

    YKTV: Để thể hiện tính công bằng và dân chủ, nhất thiết phải căn cứ kết quả tranh tụng công khai tại tòa.

    LĐLSVN: 5.3 Khoản 7, Điều 108 Dự thảo quy định: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; đương sự có thể tự mình, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp”.

              Liên đoàn Luật sư Việt nam đề nghị bỏ hai cụm từ: “hoặc người khác” trong khoản 7, Điều 108 Dự thảo.

    YKTV: Về vấn đề này tôi cho rằng không nên bỏ cụm từ: "hoặc người khác" bởi: Cụm từ người khác là bao hàm rộng lớn trong đó có cả các tầng lớp trí thức, bao gồm trình độ ngang bằng trình độ Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Như vậy việc bảo vệ Nhân quyền càng mở rộng đối tượng bảo vệ càng có lợi cho đương sự bởi việc tránh oan sai cho một con người phải đặt lên hàng đầu.

    THÀNH VIÊN: LÊ MINH VŨ - THANH HÓA

     

     

     

    Cập nhật bởi congtygiaoducvutan_ns ngày 10/04/2013 10:39:35 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #254668   12/04/2013

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    LÊ MINH VŨ THANH HÓA XIN KIẾN NGHỊ THEO KIẾN NGHỊ CỦA LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM

    Theo Kiến nghị về việc góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992 của Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

    Điều mà tôi tâm đắc nhất theo quan điểm xin đề xuất:

    LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM (LĐLSVN): 5.1.Chúng tôi đề nghị thêm cụm từ “Tổ chức luật sư” vào sau cụm từ “Viện kiểm sát nhân dân” trong Dự thảo để thành tên Chương là “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Tổ chức luật sư”.

    Ý KIẾN THÀNH VIÊN (YKTV): Rất cần thiết thêm "Tổ chức luật sư" Bởi tổ chức Luật sư có thể hiểu đây là tổ chức bảo vệ các quyền cho đương sự hay có thể gọi là "Bảo vệ nhân quyền"

    LĐLSVN: 5.2. Chúng tôi đề nghị bổ sung cụm từ “ Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” vào khoản 5, Điều 108 trong Dự thảo, thành quy định mới như sau: “Nguyên tắc tranh tụng được đảm bảo. Phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”.

    YKTV: Để thể hiện tính công bằng và dân chủ, nhất thiết phải căn cứ kết quả tranh tụng công khai tại tòa.

    LĐLSVN: 5.3 Khoản 7, Điều 108 Dự thảo quy định: “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm. Bị can, bị cáo có thể tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; đương sự có thể tự mình, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ lợi ích hợp pháp”.

              Liên đoàn Luật sư Việt nam đề nghị bỏ hai cụm từ: “hoặc người khác” trong khoản 7, Điều 108 Dự thảo.

    YKTV: Về vấn đề này tôi cho rằng không nên bỏ cụm từ: "hoặc người khác" bởi: Cụm từ người khác là bao hàm rộng lớn trong đó có cả các tầng lớp trí thức, bao gồm trình độ ngang bằng trình độ Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp. Như vậy việc bảo vệ Nhân quyền càng mở rộng đối tượng bảo vệ càng có lợi cho đương sự bởi việc tránh oan sai cho một con người phải đặt lên hàng đầu.

    THÀNH VIÊN: LÊ MINH VŨ - THANH HÓA

     

    Xin mở files đính kèm

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |  
  • #255950   18/04/2013

    npbchaudoc
    npbchaudoc

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2013
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 333
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Nhân dân rất cần giới luật sư góp ý sửa đổi hiến pháp sao cho đảm bảo sự công bằng, tính thực thi trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân, cũng như sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật.

    Nếu có thể phân tích hiến pháp thành các nội dung có liên quan đến từng đối tượng và các quyền và nghĩa vụ có liên quan cho người dân dễ hiểu thì rất hữu ích. Vai trò nhân dân làm chủ nếu được minh họa thêm hình ảnh thì càng dễ hiểu vì mức độ dân trí của người dân còn rất thấp. Nhất là hiến pháp có rất nhiều đối tượng, từ ngữ, khái niệm liên quan đến hành chính pháp luật và diễn đạt khó hiểu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn npbchaudoc vì bài viết hữu ích
    chaulevan (20/04/2013)
  • #262079   17/05/2013

    net24h
    net24h

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    theo tôi nghĩ nên thay đổi càng sớm càng tốt. Quá bức súc cho người dân

     
    Báo quản trị |  
  • #264425   27/05/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Vào buổi họp báo chiều ngày 26/5, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết đã thống nhất một số nội dung thay đổi đối với dự thảo sửa đổi Hiến pháp như sau:

    • Về các nội dung liên quan đến quyền lập hiến của nhân dân, cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân, gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý.
    • Khoản 2 điều 15 dự thảo sửa đổi HP cần giới hạn hẹp hơn nữa căn cứ giới hạn quyền, thành: “Quyền con người, quyền cơ bản của công dân có thể bị giới hạn bằng luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và sức khỏe của cộng đồng”. Khác với dự thảo, có thêm hai trường hợp “trật tự, an toàn xã hội”, “đạo đức xã hội” và không có “bằng luật”.
    • Chính phủ cũng đề nghị thay thế cụm từ “theo quy định của pháp luật" thành “theo quy định của luật” ở nhiều quyền cơ bản quan trọng: Quyền bí mật thư tín (điều 23); quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước (điều 24); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, được thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình (điều 26); quyền bảo hộ về sở hữu tư nhân, quyền thừa kế (Điều 33).
    • Khoản 3 điều 56 dự thảo sửa đổi HP quy định Nhà nước trưng mua, trưng dụng có bồi thường “theo giá thị trường” với tài sản của công dân. Quyền sử dụng đất là quyền tài sản, thì khoản 3 điều 58 dự thảo lại quy định Nhà nước thu hồi “có bồi thường theo quy định của pháp luật”. Chỉnh phủ cho rằng quy định như vậy là không rõ ràng và mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, cần sửa đổi theo hướng Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản, hay thu hồi đất thì đều phải bồi thường theo giá thị trường.

    ​Tham khảo nguoiduatin.vn

    Xem dự thảo Hiến pháp mới nhất tại đây:  

     
    Báo quản trị |