Tổng cục Thuế: Phát hiện 524 DN bán hóa đơn không hợp pháp nhằm trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #603971 13/07/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tổng cục Thuế: Phát hiện 524 DN bán hóa đơn không hợp pháp nhằm trốn thuế, chiếm đoạt tài sản

    Vừa qua, ngày 11/7/2023, Tổng cục Thuế đã thông tin về công tác quản lý hóa đơn không hợp pháp của một số doanh nghiệp nhằm trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế từ NSNN.

    Theo đó, Tổng cục Thuế cho biết về cơ bản các doanh nghiệp (DN) đã tuân thủ tốt pháp luật về thuế, tuy nhiên vẫn còn một số DN luôn tìm cách gian lận về thuế, mua bán hóa đơn không hợp pháp. Cụ thể:

    - Phát hiện một số đối tượng sử dụng chứng minh thư/CCCD giả để thành lập mới hoặc mua lại DN ngừng hoạt động để bán hóa đơn không hợp pháp cho các DN làm giảm nghĩa vụ thuế đối với NSNN.

    - Phát hiện 524 DN bán hóa đơn không hợp pháp, hóa đơn khống (khác với trường hợp các DN bán hàng rồi bỏ địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế vì các DN bán hóa đơn chủ yếu khai khống hóa đơn hàng hóa mua vào).

    Hành vi bán hóa đơn không hợp pháp là hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Khoản 7 Điều 6 Luật Quản lý thuế, trong đó, các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế là:

    - Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.

    - Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.

    - Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.

    - Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.

    - Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.

    - Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.

    - Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.

    - Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.

    Ngoài ra, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý thuế cơ quan thuế có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế; 

    Đồng thời, tại khoản 8 Điều 17 Luật Quản lý thuế quy định NNT có trách nhiệm chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn 1798/TCT-TTKT ngày 16/5/2023 để khuyến cáo các DN có hóa đơn đầu vào của 524 doanh nghiệp bán hóa đơn không hợp pháp để chủ động rà soát và loại trừ các hóa đơn không hợp pháp, không có hàng hóa kèm theo để điều chỉnh kê khai, hạch toán đúng nghĩa vụ thuế với nhà nước.

    Trường hợp người mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Điều 142 Luật Quản lý thuế.

    NNT có thể tra cứu danh sách DN bỏ địa chỉ kinh doanh tại địa chỉ: https://www.gdt.gov.vn

    Xem thêm bài viết liên quan: Mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp bị xử lý thế nào?

    Xử phạt vi phạm trong công tác quản lý thuế

    Ngoài ra tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ như sau:

    Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;

    - Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;

    - Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.

    Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

    - Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.

    Phạt tiền từ 03-05 triệu đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24.

    Phạt tiền từ 04-08 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    - Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 24;

    - Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều 24;

    - Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;

    - Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều 24;

    - Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;

    - Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;

    - Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

    Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24.

    Ngoài ra, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: 

    Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5 Điều 24 khi người mua có yêu cầu.

    Xem thêm bài viết liên quan: Mua bán hóa đơn điện tử bất hợp pháp bị xử lý thế nào?

     
    1225 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (12/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận