Tội làm giả sổ đỏ bị phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #591023 14/09/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1696 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tội làm giả sổ đỏ bị phạt thế nào?

    Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, mọi việc cũng từ đó mà ngày càng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, lợi dụng sự phát triển công nghệ đó mà nhiều đối tượng xấu đã trục lợi bằng những hành vi in ấn, sản xuất giấy tờ, con dấu giả. Thật dễ dàng để tìm thấy những trang web nhận làm giả các loại giấy tờ như bằng lái xe, bằng tốt nghiệp đại học, sổ đỏ… tràn lan làm nhiều người dân cũng như chính quyền cảm thấy lo ngại.  Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc làm giả sổ đỏ? Mức phạt dành cho làm giả sổ đỏ là gì?

    Sổ đỏ hay sổ hồng còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì sổ đỏ được pháp luật quy định là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

    Ngày nay, nhiều cơ sở, tổ chức ngang nhiên quảng cáo trên các trang mạng xã hội như zalo, facebook,… về các dịch vụ làm giả giấy tờ mà đặc biệt là làm giả sổ đỏ.

    Sử dụng con dấu, cung cấp dịch vụ liên quan đến đất đai là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Chính vì vậy, việc làm giả sổ đỏ là một trong những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

    lam-so-do-gia

    Quy định pháp luật về xử lý hành vi làm giả sổ đỏ như thế nào?

    Phạt vi phạm hành chính

    Căn cứ theo điểm b Khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả.

    Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản theo điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc có thể bị trục xuất người nước ngoài căn cứ tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với một trong những hành vi gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. 

    Ngoài hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc có thể bị trục xuất người nước ngoài thì tại vi phạm này còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được theo khoản 4 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    Bên cạnh đó, khi người dân sử dụng sổ đỏ giả đi làm các thủ tục hành chính thì có thể bị phạt như sau:

    Căn cứ tại khoản 3 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về vi phạm giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất.

    Theo đó, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng đối với trường hợp sử dụng giấy tờ giả trong thực hiện thủ tục hành chính và các công việc khác liên quan đến đất đai mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Ngoài ra còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong hành vi vi phạm đó.

    Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là hủy bỏ kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai đã thực hiện theo quy định.

    Theo đó, nếu hành vi sử dụng giấy chứng nhận giả để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tối đa là 30 triệu đồng.

    Ngoài xử phạt hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ tịch thu giấy tờ khi làm giả giấy tờ nhà dất đã sử dụng để thực hiện chuyển quyền sử dụng đất căn cứ tại khoản 4 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

    Tại điểm b khoản 5 Điều 35 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định trường hợp cơ quan đăng ký đất đai đã đăng ký biến động vào sổ địa chính mà phát hiện giấy tờ trong hồ sơ đăng ký biến động ( làm giả giấy tờ nhà đất hồ sơ đăng ký sang tên thì hỉu bỏ kết quả thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng.

    Lưu ý: Mức phạt tiền này áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.

    Làm giả sổ đỏ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Theo đó, tội làm giả sổ đỏ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người sử dụng để mua bán nhà đất hay làm giả mà thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiểm đoạt tài sản căn cứ tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:

    Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    Mức phạt cao nhất cho tội này có thể lên tới 20 năm tù hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     
    2860 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận