tìm từ điển tiếng việt-NXB giáo dục hoặc NXB khoa học và xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #137293 05/10/2011

    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    tìm từ điển tiếng việt-NXB giáo dục hoặc NXB khoa học và xã hội

    Tôi tìm từ điển tiếng việt có thể tra được các từ:
    Đường cong
    Đường vòng
    Có từ điển thì có từ đường cong, nhưng lại không có từ đường vòng và ngược lại
    Bạn nào có từ điển tiếng việt có thể tra được 2 từ trên, Xin giúp cho với
    Trân trọng cám ơn
    Rất mong được sự giúp đỡ!

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    10177 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #137371   05/10/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Không hiểu từ điển Việt - Anh thì có được không ?

    Từ điển Việt Anh trong bộ từ điển Lạc Việt mtd9 có cả hai từ này

    [đường cong]
    curved line; curve

    [đường vòng]
    roundabout route; detour
     
    Báo quản trị |  
  • #137440   06/10/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Không! Tôi hỏi vậy vì liên quan đến văn bản Luật
    VD: Điều 14 khoản 5 Luật GTĐB 2008 ghi:
    Không được vượt xe khi có mộ trong các trường hợp su:
    a.
    b.
    c.Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn bị hạn chế.

    Vấn đề là hiểu đường vòng trong trường hợp này như thế nào? Có phải là đường cong hay không?
    Tôi tra từ điển tiếng Việt-Viện ngôn ngữ-NXB Đà nẵng 2003 thì ghi:
    Đường cong là đường không phải đường thẳng, cũng không phải đường gấp khúc
    Nhưng đường vòng lại không có trong từ điển này. tuy nhiên lại có chữ đường vành đai, có nghĩa tương tự như đường vòng ( tuy nhiên về mặt Luật không thể nói đường vòng tức là đường vành đai được)
    Tra từ điển tiếng việt trực tuyến: Vietgle.vn:
     đường vòng là đường dẫn tới đích, ngoài đường thẳng mở thêm đường vòng qua thị xã
     đường cong:Đường cong là đường không phải đường thẳng, cũng không phải đường gấp khúc

    Vì đây là khái niệm Luật, liên quan đến một vụ án về giao thông nên khi trích dẫn phải ghi rõ nguồn, vì vậy tôi muốn tìm quyển từ điển nào có cả 2 chữ đó mới đảm bảo tính pháp lý
    Không lẽ lại ghi là theo từ điển tiếng việt trực tuyến: Vietgle.vn ( như thế có bảo đảm tính pahsp lý hay không?)
    Trong điều lệ biển báo hiệu đường bộ thì có thuật ngữ "Lối đi đường vòng tránh": Ở các ngã 3, ngã 4 đường giao nhau, để chỉ dẫn lối đi đường tránh, đường vòng trong trường hợp đường bị tắc, hoặc đường chính bị cấm 1 số loại xe đi qua, phải đặt biển báo số 416"Lối đi đường vòng tránh"
    Áp dụng tất cả những khái niệm đó vào điều 14 khoản 5 thì phải hiểu cấm vượt nếu đó là đường cong (do có thể bị hạn chế tầm nhìn), chứ không thể là đường vòng hay lối đi đường vòng tránh. Tuy nhiên chớ trêu là Luật GTĐB 2008 lại ghi rõ là đường vòng.
    Vì liên quan đến hành vi vượt xe gây tai nạn chết người (vụ án đang được điều tra), để đảm bảo công tác điều tra, xét xử nên chúng tôi đang tranh luận và rất băn khoăn về 2 thuật ngữ này.
    Nếu bạn nào có từ điểng tiếng việt nào có đầy đủ cả 2 thuật ngữ trên xin gửi cho nhé. Nếu có file gửi kèm thì tốt, không thì chụp ảnh màn hành và cung cấp tên sách, tác giả, nhà xuất bản, năm in... để tìm kiếm
    Chân thành cám ơn!

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #137617   06/10/2011

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Chào hai bạn,

    Tôi có ý kiến như thế này.Khi bạn đưa ra hai thuật ngữ mà không đặt chúng trong một ngữ cảnh cụ thể thì nghĩa của chúng được hiểu theo nghĩa phổ quát thông thường. Do đó, "đường cong" được hiểu theo nghĩa là đường hình học có điểm đầu và điểm cuối xác định không nằm trên một trục đường thẳng(đường cong hở) có tâm và bán kính có thể xác định được. Đường cong khép kín trở thành đường tròn. "Đường vòng" có nghĩa như bạn đã nêu, tuy nhiên từ ngữ này là từ ghép hoặc là cách nói rút gọn của một cụm từ dài hơn nên thường thường sẽ không có in trong từ điển (bản giấy). Hơn nữa, nghĩa của "đường vòng" cũng đã rõ; không phải là con đường mà trên đó xảy ra vụ tai nạn.

    Do vậy, lúc đầu, đọc câu hỏi của bạn, tôi chưa hiểu bạn ý muốn hỏi gì. Trong ngữ cảnh pháp lý như bạn nêu tại điểm c khoản 5 điều 14 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, "đường vòng" được bạn hiểu là "đường cong" là đúng về mặt hình học cũng như vật lý (tức là con đường vật chất). Tuy nhiên, Luật sử dụng thuật ngữ "đường vòng" ở đây là không chính xác. Có thể, đây là lỗi sử dụng từ ngữ của người chấp bút soạn thảo điều văn hoặc cũng có thể đây là phương ngữ miền Bắc gọi như vậy. Theo tôi, "đường vòng" trong điều văn cần sửa lại là "đoạn đường cong" thì rõ nghĩa hơn.@

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #137752   07/10/2011

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Rất cám ơn Luật sư Trần Đình Bảo Quốc:

    Quả thực khi đọc điều 14 khoản 5 điểm C Tôi cũng nghĩ Đường vòng trong trường hợp này phải hiểu là đường cong, tuy nhiên Luật lại ghi là đường vòng. Tôi cũng thống nhất như nhận định của Bạn, tuy nhiên đấy chỉ là nhận thức và suy nghĩ chủ quan, đã là Luật thì phải chính xác. Rõ ràng trong vụ án này lái xe có hành vi vượt ở trong đoạn đường cong ( nếu hiểu đường vòng tại điều 14 khoản 5 điểm c là đường cong thì lái xe đã vi phạm), nhưng Luật lại cấm vượt ở đường vòng chứ không ghi đường cong. Vậy có thể kết tội lái xe được không? Dù cũng ngờ ngợ là Luật đã không chính xác trong trường hợp này, nhưng không thể áp đặt suy nghĩ (nhận thức) của mình để buộc tội lái xe. Còn về vấn đề sửa Luật thì lại phải chờ cơ quan có thẩm quyền ( Quốc Hội). Đây là ý kiến chủ quan của Tôi mà thôi. Nếu được quyền Tôi sẽ kết luận người lái xe không vi phạm điều này.
    Theo Luật sư thì lái xe có vi phạm trong trường hợp này hay không? Vì sao?
    Rất mong được sự hồi âm của Luật sư và các bạn khác.
    Chân thành cám ơn

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |