Thừa kế thế vị

Chủ đề   RSS   
  • #446522 15/02/2017

    Thừa kế thế vị

    tôi có vấn đề này mong luật sư giải đáp:

    ông A, bà B có 5 người con (3 người con trai và 2 người con gái). 1 người con trai và 1 người con gái đã chết (chết sau ông A, bà B ). khi các con của ông bà A,B làm thủ tục phân chia tài sản thừa kế là thửa đất và nhà thì con đẻ của 2 người con đã chết kia( tức là cháu nội cháu ngoại của ông A, bà B) có phải là hàng thừa kế thế vị không? cháu nội cháu ngoại của ông A, bà B có được tham gia ký tên vào văn bản phân chia tài sản thừa kế được không?

    tôi xin chân thành cảm ơn luật sư

     
    3802 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #446541   15/02/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Chào bạn ! Mình xin hỗ trợ bạn vấn đề trên như sau, bạn có thể tham khảo nhé !

    Điều 652. Thừa kế thế vị

    Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Trường hợp bạn đưa ra là 2 người con chết sau ông A và bà B thì con của 2 người chết này sẽ được hưởng di sản của ông A và bà B để lại nếu thỏa điều kiện sau:

    Điều 613. Người thừa kế

    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

     

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    Phuongdiachinh (09/03/2017)
  • #446545   15/02/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Phuongdiachinh viết:

    tôi có vấn đề này mong luật sư giải đáp:

    ông A, bà B có 5 người con (3 người con trai và 2 người con gái). 1 người con trai và 1 người con gái đã chết (chết sau ông A, bà B ). khi các con của ông bà A,B làm thủ tục phân chia tài sản thừa kế là thửa đất và nhà thì con đẻ của 2 người con đã chết kia( tức là cháu nội cháu ngoại của ông A, bà B) có phải là hàng thừa kế thế vị không? cháu nội cháu ngoại của ông A, bà B có được tham gia ký tên vào văn bản phân chia tài sản thừa kế được không?

    tôi xin chân thành cảm ơn luật sư

    Chào bạn.

    Người con trai và con gái chết sau ông A và bà B, nên vẫn được hưởng thừa kế từ cha mẹ chứ không cần thế vị.

    Phần thừa kế mà người con trai và con gái chết sau ông A và bà B, được hưởng sẽ trở thành di sản của Người con trai và con gái .

    - Đối với Người con trai chết sau ông A và bà B thì di sản mà "người con trai" được hưởng thừa kế từ ông A và bà B, sẽ do vợ và các con của "người con trai" được hưởng.

    - Đối người con gái chết sau ông A và bà B thì di sản mà "người con gái" được hưởng thừa kế từ ông A và bà B, sẽ do chồng và các con của "người con gái" được hưởng.

    Như vậy phải có chữ ký của cháu nội,cháu ngoại của ông A, bà B tham gia ký tên vào văn bản khai nhận, phân chia tài sản thừa kế; đồng thời phải có chữ ký của vợ của người con trai và chồng của người con gái ký tên chung khi khai nhận và phân chia.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Phuongdiachinh (09/03/2017)
  • #446546   15/02/2017

    Chào bạn,

    Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp tôi xin có một số ý kiến đóng góp như sau:

    Thứ nhất, vì ông A và bà B không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

    Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Tại Điều 652 BLDS quy định về thừa kế thế vị thì:

     “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

    Như vậy, người cháu sẽ được hưởng thừa kế thế vị của ông bà nếu bố mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông bà như đã quy định ở trên…

    Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn vì hai người con chết sau ông A và bà B, thời điểm mở thừa kế là thời điểm ông A và bà B chết, lúc đó các con của ông A bà B vẫn còn sống nên các cháu sẽ không được thừa kế thế vị nữa.

     Thứ hai, trường hợp người con trai và con gái của ông A bà B mất sau ông bà   thì tại thời điểm mở thừa kế, hàng thừa kế thứ nhất của ông A bà B bao gồm: tất cả những người con của ông bà. Tuy nhiên, sau khi ông A và bà B mất thì một thời gian sau có 2 người con cũng mất. Như vậy, tại thời điểm mở thừa kế thì hai người con vẫn còn sống và có quyền hưởng di sản thừa kế do ông bà AB để lại. Nhưng khi hai người con đó còn sống, các thừa kế vẫn chưa tiến hành khai nhận di sản thừa kế của ông A và bà B và nay hai người con của ông bà đã chết thì phần di sản mà hai người con đó được hưởng sẽ được chia đều cho các thừa kế của họ. Sau khi chia xong di sản do ông bà để lại thì các thừa kế của hai người con có thể được để lại cho con họ bằng cách xác định theo di chúc (nếu họ chết để lại di chúc) hoặc những người thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 Bộ luật dân sự như nêu trên.

    Như vậy, vì hai người con của ông A và bà B đã chết nên các con của họ, tức là cháu nội, cháu ngoại của ông A và bà B được ký tên vào văn bản khai nhận, phân chia tài sản. Đồng thời phải có chữ ký của vợ người con trai và chồng của người con gái ký tên chung khi khai nhận và phân chia.

    Trên đây là ý kiến tư vấn của tôi về câu hỏi của bạn. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do bạn cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để bạn tham khảo thêm.

    Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

    Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ theo thông tin đính kèm bên dưới.

    Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Liên.

    Trân trọng./.

    Cập nhật bởi clevietkimlaw2 ngày 15/02/2017 04:17:26 CH

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn clevietkimlaw2 vì bài viết hữu ích
    Phuongdiachinh (09/03/2017)
  • #449091   09/03/2017

    Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Tôi muốn hỏi thêm:

    đối với người con trai  và người con gái đã chết. vợ và các con của người  con trai, chồng và các con của người con gái thống nhất gia đình để người 1 người con ký tên trong văn bản phân chia tài sản thừa kế (biên bản họp viết tay trong gia đình) trong văn bản phân chia tài sản thừa kế có được không? bởi vì thực tế họ đều từ chối việc nhận tài sản thừa kế.

     
    Báo quản trị |  
  • #449120   09/03/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Phuongdiachinh viết:

    Xin chân thành cảm ơn Luật sư. Tôi muốn hỏi thêm:

    đối với người con trai  và người con gái đã chết. vợ và các con của người  con trai, chồng và các con của người con gái thống nhất gia đình để người 1 người con ký tên trong văn bản phân chia tài sản thừa kế (biên bản họp viết tay trong gia đình) trong văn bản phân chia tài sản thừa kế có được không? bởi vì thực tế họ đều từ chối việc nhận tài sản thừa kế.

    Chào bạn.

    Không được đâu bạn. 

    Khi khai nhận thừa kế của ông A, bà B thì tất những người thừa kế (các con) phải khai nhận; nếu con trai, con gái của ông A, bà B đã chết thì tất cả những người thừa kế của người con trai (vợ và các con) và của người con gái (chồng và các con) phải có mặt khai nhận.

    Trong quá trình khai nhận tại phòng công chứng thì mới được quyền cho lại người khác. 

    Trong trường hợp này có thể ủy quyền cho người khác thay mặt "vợ và các con của người  con trai, chồng và các con của người con gái" để làm thủ tục khai nhận và phân chia cho người khác, nhưng người nhận ủy quyền không được là người được cho tặng tài sản là phần di sản. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Phuongdiachinh (10/03/2017)
  • #449107   09/03/2017

    Được bạn nhé, chỉ cần có biên bản mọi người cùng thống nhất một người đại diện ký là được.

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ - HÀNH CHÍNH | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |