Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2023 như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #606368 25/10/2023

    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4939
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2023 như thế nào?

    Để có thể nhận được Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền thì người nộp đơn đăng ký cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính của mình. 
     
    Do đó, người nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền cần nắm được thủ tục để có thể chuẩn bị đầy đủ. Vậy, Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2023 như thế nào?
     
    Đăng ký thương hiệu độc quyền là gì?
     
    Để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp lý đối với thương hiệu của mình sáng lập và và phát triển thì chủ sở hữu thương hiệu cần đăng ký thương hiệu độc quyền tại cơ quan có thẩm quyền. Trước khi thực hiện đăng ký thương hiệu độc quyền thì chủ sở hữu thương hiệu cần nắm được đăng ký thương hiệu độc quyền là gì? Để nắm rõ hơn về đăng ký thương hiệu độc quyền, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
     
    Pháp luật Việt Nam không có khái niệm về thương hiệu. Tuy nhiên, có thể hiểu nhãn hiệu, logo hay tên công ty cũng chính là thương hiệu. Vì vậy đăng ký bản quyền thương hiệu, có thể xem là phải đăng ký nhãn hiệu, logo hay tên công ty của mình.
     
    Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 đưa ra khái niệm về nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
     
    Theo đó, đăng ký thương hiệu độc quyền là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với thương hiệu, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
     
    Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền gồm giấy tờ nào?
     
    Căn cứ tại khoản 7.1 mục 7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi, bố sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định thì tài liệu tối thiểu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:
     
    Cục Sở hữu trí tuệ chỉ tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nếu khi được nộp, đơn có ít nhất các loại tài liệu quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều 100, khoản 1 Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và quy định cụ thể sau đây:
     
    Đối với đơn nhãn hiệu, các tài liệu bắt buộc phải có để đơn được tiếp nhận gồm:
     
    – Tờ khai đăng ký;
     
    – Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký;
     
    + Cụ thể: đối với đơn đăng ký nhãn hiệu là mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu (phải có trong tờ khai).
     
    + Văn bản của UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại khoản 37.7.a Thông tư 01/2007/TTBKHCN sửa đổi bởi điểm h khoản 31 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT/BKHCN (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
     
    – Chứng từ nộp phí, lệ phí.
     
    Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu quy định tại khoản 7.1.a trên đây, đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:
     
    – Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
     
    – Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);
     
    – Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương)
     
    – Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại điểm 37.7.a của Thông tư này (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
     
    Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền
     
    Căn cứ mục 11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định các thủ tục chung, theo đó trình tự, thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu cũng xử lý theo trình tự sau đây:
     
    Bước 1: Tiếp nhận đơn
     
    Đơn đăng ký thương hiệu độc quyền có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
     
    Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
     
    – Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn
     
    + Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
     
    + Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
     
    Bước 3: Công bố đơn
     
    Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
     
    Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
     
    Đánh giá khả năng được bảo hộ của thương hiệu theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
     
    Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:
     
    Nếu thương hiệu không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
     
    Nếu thương hiệu đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
     
    Các mẫu đơn khác bạn có thể xem thêm tại trang web, đội ngũ luật sư, luật gia, chuyên viên hiện đang cung cấp các mẫu đơn pháp lý mới nhất như: mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn, mẫu đơn xin nghỉ phép, mẫu đơn xin hưởng trợ cấp thai sản,…
     
    645 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận