Tôi thấy hiện nay chưa có thống kê nào như bạn nói là"thực tế hiện nay còn nhiều án oan" như bạn bình luận. Bạn cũng nhận định sai là án xử sai nhiều đến nỗi mà Chánh án Bình phải kiến nghị như bạn nói.bạn viết rằng "
Đồng ý có nhiều lý do để khiếu nại giám đốc thẩm, trong đó chính
Troublemaker cũng thừa nhận có 1 lý do là do Toà cấp dưới xử sai. Thậm
chí gần đây, Ông Trương Hoà Bình, Chánh án TAND tối cao đã phát hiện có
nhiều tới nổi công khai kiến nghị nên có 1 cơ chế xem xét lại những bản
án đã có hiệu lực pháp luật có cơ sở kháng nghị GĐT nhưng đã quá thời
hiệu !"
Khi bạn đưa ra nhận định hoặc trích dẫn lại lời người khác phải chính xác. Tôi chứng minh cho bạn thấy là Chánh án Bình không hề nói như bạn đã bình luận. Chánh án Bình không hề nói hay cung cấp bất kỳ số liệu nào mà như bạn nói là "Thậm
chí gần đây, Ông Trương Hoà Bình, Chánh án TAND tối cao đã
phát hiện có
nhiều tới nổi công khai kiến nghị nên có 1 cơ chế xem xét lại những bản
án đã có hiệu lực pháp luật có cơ sở kháng nghị GĐT nhưng đã quá thời
hiệu !"
Trao quyền cho chánh án TAND tối cao
Chánh án Trương Hòa Bình kiến nghị: Cần có quy định để giải
quyết đối với những trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật nhưng khi phát hiện có sai sót thì đã quá thời hiệu để kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc trường hợp các vụ án đã có quyết định
của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao nhưng nay lại phát hiện sai sót.
(Theo quy định hiện hành thì quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối
cao là quyết định giải quyết cuối cùng, không còn cấp xét xử nào cao
hơn - NV). “Để đảm bảo quyền lợi cho công dân thì nên giao cho chánh án
TAND tối cao quyền kháng nghị đối với trường hợp bản án đã quá thời
hiệu như trên” - ông Bình đề xuất.
Cũng để giảm áp lực và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại
diễn ra chủ yếu ở lĩnh vực dân sự, TAND tối cao cũng đề nghị UBTVQH cho
tách Tòa dân sự TAND tối cao hiện nay thành hai đơn vị là Tòa dân sự và
Tòa hôn nhân và gia đình hoặc Tòa dân sự và Tòa giải quyết về đất đai.
Nguồn:
Về câu trích dẫn "xử sao cũng được" tôi đoán bạn muốn nói đến câu nói của Cố Chánh án TATC Trịnh Hồng Dương tại một phiên họp của Quốc hội. Rất nhiều người đã trích dẫn câu nói của Cố Chánh án và giải thích không đúng ý của Cố Chánh án muốn nói.
"Bao Công" Trịnh Hồng Dương: Lãng mạn và hài hước
....Ấy vậy mà
ông đã từng có một câu nói “nổi tiếng” đến mức mà hễ khi nói đến Trịnh
Hồng Dương là người ta đưa câu này ra để nói: “Ở nước ta án dân sự xử
thế nào cũng được”.
Hôm ấy tại
tư dinh của ông tôi đã đưa câu này ra để “lục vấn” ông. Ông phân trần:
“Khi tớ phát biểu ở Quốc hội, họ chỉ nghe vế đầu mà không nghe hết vế
sau. Ý tớ muốn nói là luật pháp của ta hiện còn nhiều bất cập, cái nọ
đôi khi “đá” cái kia nên khi xét xử áp dụng văn bản này thì cho kết quả
này, áp dụng văn bản kia cho kết quả khác".
"Ví dụ,
chủ xe được thuê chở hàng nhưng anh ta không biết đó là hàng lậu thì
khi bị bắt, chủ xe được trả xe. Nhưng cũng có quy định bảo tịch thu tất
cả phương tiện gây án. Vậy là tòa cấp huyện xử không thu xe nhưng cấp
tỉnh xử lại thu xe. Như vậy, cùng một hành vi nhưng cả hai cấp xét xử
cho hai kết luận khác nhau đều đúng. Đó là cái bất cập của pháp luật ở
ta cần phải sớm khắc phục."
Lê Thọ Bình
Việt Báo (Theo_VTC)
Nguồn
Nguyên Chánh án TAND tối cao Trịnh Hồng Dương: Người liêm chính cô đơn
26-01-2008 22:57:03 GMT +7
“Xử thế nào cũng được”
Với phong cách của nhà khoa học, ông không thích nói vòng vo. Chả
thế mà câu nói trần trụi của ông tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X “Ở ta
với luật lệ như thế này thì án dân sự xử thế nào cũng được” đã làm xôn
xao nghị trường và được nhắc lại như là câu nói điển hình mỗi khi bàn
về sự chồng chéo, bất cập của pháp luật dân sự. Có người trách ông vì
họ mới chỉ nghe có nửa câu sau mà không để ý nửa câu trước. Quả thật
luật pháp của ta hiện còn nhiều bất cập, cái nọ đôi khi “đá” cái kia
nên khi xét xử áp dụng văn bản này thì cho kết quả này, áp dụng văn bản
kia cho kết quả khác. Ví dụ, xe của tôi, người ta thuê tôi chở hàng mà
tôi không biết là hàng lậu thì khi bị bắt, tôi được trả xe. Nhưng cũng
có quy định bảo tịch thu tất cả phương tiện gây án. Vậy là tòa cấp
huyện xử không thu xe nhưng cấp tỉnh xử lại thu xe. Như vậy, cùng một
hành vi nhưng cả hai cấp xét xử cho hai kết luận khác nhau đều đúng.
Cái bất cập đó của pháp luật cần phải sớm khắc phục.
Thời gian càng lùi xa thì người ta càng thấy ông Trịnh Hồng
Dương có lý. Giờ đây, vấn đề khắc phục các quy định luật chồng chéo
nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau đã trở nên rõ ràng và cấp thiết rồi.
Nguồn
Nén hương cho chú Trịnh Hồng Dương của tôi
Chú Dương.
Không
nhiều bài báo viết về chú. Oái oăm thay, cái thời chú “nổi tiếng” nhất
lại là với chỉ một câu nói trước Quốc hội: “Án dân sự xử sao cũng
được”. Câu nói hết sức chính xác về mặt luật pháp thời ấy, nên được
hiểu là đang phản ánh sự thiếu thốn của hệ thống luật pháp dân sự, đồng
thời nêu ra một nguyên tắc cơ bản của dân sự: “ai có lý người ấy được”,
lại đã được một số nhà báo vội vã đưa lên công luận trong khi không
trích đúng bối cảnh của nó, cũng như không kịp hiểu hết điều mà chú
muốn nói, đã đưa ông chánh án Tòa án tối cao Trịnh Hồng Dương lên đỉnh
cao của sự “nổi tiếng” và phẫn nộ. Hàng lọat vị đại biểu lắc đầu chê
cười chú, có những vị ra trước diễn đàn Quốc hội đòi xem lại công việc
của chú vì một chánh án mà nói năng như thế thì không thể chấp nhận
được. Và đương nhiên, báo chí lại thêm dầu vào lửa, khuếch đại lên
những tiếng nói “đồng cảm” một cách giản đơn ấy. Chú chìm trong sự chế
giễu, phẫn nộ của công luận.
Con, lúc đó, đang ở trong Sài Gòn, cũng vậy! Con cũng to mồm chê cười chú, chú ơi!
Vả
lại, lúc ấy vụ án Dương Thị Nga đang gây xôn xao, với món nợ chỉ vài
ngàn đồng mà bà Nga bị đánh đập, bị lôi từ quê xuống Hà Nội, hình như
bị ra tòa gì nữa… Dân ngoài ngành luật không đánh giá hết được sự phức
tạp của chứng cứ vụ án Dương Thị Nga với những lời khai hết sức mâu
thuẫn nhau, mà chỉ xúc động vì tình cảnh đáng thương của một người đàn
bà, cô thân nơi xứ người.
Sau đó, sự thực vụ Dương Thị Nga đã chứng tỏ chú đúng, nhưng lúc đó chú đã chết tên với câu nói ấy rồi, và cũng chẳng còn mấy ai quan tâm đến vụ án kia để mà “minh oan” cho chú.
Nguồn
Có lẽ không chỉ riêng tôi, mà rất nhiều người khi đánh giá luật sư như là người bảo vệ công lý có quyền hy vọng rằng họ sẽ được những Luật sư có kiến thức tốt, kinh nghiệm phong phú, tư vấn đúng pháp luật, nhưng nếu họ biết rằng đó chỉ là ước mơ hão huyền, khi có những người luật sư đã tư vấn không chuyên nghiệp, phát ngôn không cẩn trọng, nếu không nói là xuyên tạc, thêm vào và thiếu căn cứ, thì cũng chỉ tự trách mình " Ngu thì chết chứ bệnh tật gì"