Thế này thì có bị làm sao không?

Chủ đề   RSS   
  • #97697 22/04/2011

    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


    Thế này thì có bị làm sao không?

    Em chào mấy anh ở xa mấy chị ở gần!
    Em cảm ơn mấy anh mấy chị đã nhiệt tình trả lời những câu hỏi hôm trước của em nhiều lắm! nhiều lắm lắm cơ
    Hôm nay em có tình huống này để anh chị bàn nhé!
    A khách du lịch vào cửa hàng cho thuê xe máy ( ở Nha Trang-Khánh Hòa). Sau khi thỏa thuận xong giá cả xong -100.000/chiếc/ 1 ngày. A đưa bằng lái xe cho người cho thuê xem và bà cho thuê đồng ý cho A thuê nhưng bắt A để lại chứng minh thư nhân dân của A và A đồng ý.
    Em có 2 câu hỏi thế này:
    1)Với những hành vi trên thì có ai vi phạm pháp luật không? vi phạm như thế nào? hình thức xử lý? mức phạt?
    2) Việc A để chứng minh nhân dân lại cho bà chủ có phải là biện pháp bảo đảm trong dân sự không? nếu là phải thì đó là biện pháp gì? nếu không thì vì sao?

    Em xin cảm ơn anh chị nhiều lắm! Chúc cho các anh các chị học giỏi!

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    4735 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #97738   22/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Bạn Cobebandao945 có những câu hỏi rất thú vị và đôi khi hóc búa !

    Câu 1. Bạn không nói rõ, người cho thuê (B) có giao cho khách du lịch (A) giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm xe cơ giới hay không, nhưng theo tôi hiểu, thực tế, bà B sẽ không giao cho A loại giấy tờ này.Như vậy,trong trường hợp trên, (A) vi phạm điều kiện của người lái xe tham gia lưu thông theo Luật giao thông đường bộ năm 2008.
    Luật giao thông đường bộ 2008 viết:
    Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
    2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
    a) Đăng ký xe;
    b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
    c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
    d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.


    -Cụ thể, đối với người điều khiển xe gắn máy khi tham gia lưu thông phải có các giấy tờ quy định tại điểm a,b, và d khoản 1, ĐIều 58 ở trên. Như vậy,  A sử dụng xe máy thuê của B mà không có giấy đăng ký xegiấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới.
    +Xử phạt vi phạm hành chính
    Nghị định số 146/2007/NĐ-CP viết:
    Điều 24. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
    2. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
    b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo giấy đăng ký xe; không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
    c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo giấy phép lái xe.

    -Qua các quy định trên, có thể thấy rằng với lỗi không có giấy đăng ký xe sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền với mực từ 40.000 đến 60.000 đồng. Còn đối với lỗi không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực, có một sự khó khăn khi áp dụng vì có hai văn bản đều quy định về vấn đề này. Theo Nghị định 146 ở trên, mức phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền với mực từ 40.000 đến 60.000 đồng. Tuy nhiên,
    Nghị định số 103/2008/NĐ-CP viết:
    Điều 29. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về tham gia bảo hiểm của người điều khiển xe cơ giới
    1. Phạt tiền 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.

    Vậy câu hỏi cần đặt ra là áp dụng văn bản nào ? ĐIều này được giải quyết trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008:
    Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 viết:
    Điều 83. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
    3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.

    -Hai Nghị định 146 và 103 đều cùng do Chính phủ ban hành, Nghị định 103 đuợc ban hành sau Nghị định 146, do đó sẽ áp dụng quy định tại Nghị định 103. Cụ thể, với lỗi không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực, A sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là 100.000 đồng.
    -Không mang theo giấy tờ tùy thân (CMND).

    Nghị định số 73/2010/NĐ-CP,Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội viết:
    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
    a) Không mang theo giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân;
    b) Không xuất trình giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khi có yêu cầu kiểm tra;
    c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi giấy chứng minh nhân dân;
    d) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ giấy chứng minh nhân dân.

    Kết luận: A bị xử phạt bởi 3 lỗi:không có giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực, Không mang theo giấy tờ tùy thân (CMND).

    Câu 2. THeo quy định của BLDS 2005 thì CMND không được coi là tài sản. Do đó, việc A để lại CMND không đuợc coi là biện pháp bảo đảm theo quy định của BLDS 2005. Tuy nhiên, cách thức các bên tiến hành lại giống như biện pháp bảo đảm cầm cố.
    BLDS 2005 viết:
    Điều 163. Tài sản
    Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
    .................................................
    Điều 326. Cầm cố tài sản
    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Thực tế, giấy CMND dù có giữ cũng không có giá trị bằng tiền về mặt luật pháp, nhưng vì mọi người đều có niềm tin vào giá trị của nó, do đó, thường coi nó như một tài sản đáng tin cậy để bảo đảm.
    Những phân tích trên đây của tôi, dựa trên cơ sở quy định của pháp luật, còn thực tế thì mọi người chắc tự hiểu.
    Qua đây, tôi cũng xin đưa ra một giải pháp, tuy rằng phức tạp nhưng đúng theo quy định của pháp luật.
    Trong hợp đồng thuê, thông thường không yêu cầu bên cho thuê phải bàn giao giấy tờ cho bên thuê. Nhưng đối với xe máy - một loại phương tiện lưu thông trên đường bộ thì không thể thiếu những giấy tờ đó, việc giao những giấy tờ cần thiết cho khách là vô cùng rủi ro :)) . Bên cho thuê nên yêu cầu khách đặt một tài sản có giá trị để bảo đảm (biện pháp cầm cố) và giao cho khách giấy tờ cần thiết. Bởi để có thể sử dụng tính năng của chiếc xe là tham gia lưu thông phải có đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chủ sở hữu.

    *Note: nghiên cứu xong thấy thật hợp lý khi mình dùng xe "bus" làm phương tiện chính. Vừa an toàn, vừa gọn nhẹ !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    Unjustice (23/04/2011)
  • #97740   22/04/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào Im_lawyerx0, xin có ý kiến

    Nghị định 34/2010 ban hành ngày 02/04/2010 đã thay thế Nghị định 146/2007.

    Điều khoản liên quan :

    Điều 24. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

    1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.

    2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

    b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

    c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

    3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (22/04/2011) Unjustice (23/04/2011)
  • #97750   22/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    ntdieu viết:
    Chào Im_lawyerx0, xin có ý kiến

    Nghị định 34/2010 ban hành ngày 02/04/2010 đã thay thế Nghị định 146/2007.

    Điều khoản liên quan :

    Điều 24. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

    1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.

    2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

    b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

    c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

    3. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.


    Về lỗi không mang giấy đăng ký xe, các bạn áp dụng theo Nghị định 34/2010/NĐ-CPntdieu đã cung cấp (lỗi này do tôi đã không cập nhật văn bản thay thế). Tuy nhiên, tôi nghĩ các bạn vẫn nên tham khảo phần phân tích của tôi dựa trên Nghị định số 146/2007/NĐ-CP, bởi nhờ có Nghị định này, tôi đã biết thêm cách áp dụng quy định của pháp luật khi mà cùng một vấn đề được hai văn bản QPPL khác nhau điều chỉnh. Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã bỏ quy định xử phạt với lỗi không có hoặc không mang bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới. VÌ vậy, mức phạt với lỗi này, các bạn vẫn sử dụng Nghị định 103/2008/N Đ-CP, Nghị định về bảo hiểm trách nhiệm dân sư bắt buộc của xe cơ giới để áp dụng cho đúng.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #97749   22/04/2011

    saothuong
    saothuong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2011
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    ôi cô bé bán đào dễ thương quá trời luôn. bạn cũng đang học các luật dân sự ah?
     mình cũng đang học môn đó về vấn đề biện pháp bảo đảm này mà đặc biệt là phần cầm giữ.mà thấy khó quá. bạn có tài liệu gì share cho mình với nhé.
    thank bạn nhiều rất nhiều!
     
    Báo quản trị |  
  • #97776   22/04/2011

    Cobebandao945
    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


    Ui ui, mấy anh mấy chị dễ thương quá đi
    Nhất là anh Im_lawyerx0 bài nào của em anh cũng trả lời rất nhiệt tình. Cả anh ntdieu nữa. Chị saothuong ơi em không học luật đâu chị ạ, em là dân kế toán, chị muốn biết cách tính tiền thì em bầy cho chứ luật thì em hơi yếu

    Gửi anh lm_lawyerxo và anh Ntdieu.

    Câu hỏi của em là thế này:

    #ffff00;" /> #ffff00;">1)Với những hành vi trên thì có ai vi phạm pháp luật không? vi phạm như thế nào? hình thức xử lý? mức phạt?
    #ffff00;" /> #ffff00;"> 2) Việc A để chứng minh nhân dân lại cho bà chủ có phải là biện pháp bảo đảm trong dân sự không? nếu là phải thì đó là biện pháp gì? nếu không thì vì sao?

    Câu số 2 thì anh lm_lawyearxo trả lời tốt rồi, đó không thể xem là biện pháp đảm bảo được vì chứng minh nhân dân không được xem là tài sản. Đó chỉ là 1 cách để người cho thuê chứng minh là giữa họ đã xác lập hợp đồng thuê tài sản mà thôi. Và cũng là cách để đảm bảo cho bên thuê trả lại tài sản cho bên cho thuê.

    Còn câu số 1 em chỉ hỏi hành vi đó có nghĩa là hành vi sử dụng chứng minh nhân dân để đảm bảo ấy, có nghĩa là việc giao chứng minh nhân dân cho người khác có vi phạm pháp luật hay không ấy mấy anh zai ạ.

    Chứ em đâu đã nói là anh A này ra đường đâu mà bị CSGT phạt vì không có bảo hiểm dân sự xe cơ giới.

    Mấy anh xem lại dùm em với nha. Có gì mong mấy anh lượng thứ vì cái này em ăn trộm được đáp rồi. Nhưng em muốn để mọi người thảo luận thêm tý nữa.

    Chúc mấy anh chị cuối tuần vui vẻ

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    Báo quản trị |  
  • #97778   23/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Luật chỉ yêu cầu mọi người đều phải mang CMND bên người và phải xuất trình khi được người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra. Như vậy, luật không cấm việc giao CMND cho người khác cầm giữ, nhưng hậu quả của việc này dẫn đến việc không thể xuất trình CMND khi được yêu cầu kiểm tra !

    Bạn đưa ra tình huống thuê xe, mà không đề cập đến việc lưu thông xe đó thì khiến cho tình huống này trở nên quá bình thường !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #97781   23/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Im_lawyerx0 viết:
    Luật chỉ yêu cầu mọi người đều phải mang CMND bên người và phải xuất trình khi được người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra. Như vậy, luật không cấm việc giao CMND cho người khác cầm giữ, nhưng hậu quả của việc này dẫn đến việc không thể xuất trình CMND khi được yêu cầu kiểm tra !

    !


    Chào bạn Cường!

    Cái này chắc bạn hơi chủ quan khi đưa ra phán xét này rồi.

    Theo quy định tại nghị định số 73/2010/NĐ-CP thì:

    Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về cấp và quản lý, sử dụng giấy chứng minh nhân dân và các giấy tờ tùy thân

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    #ff0000;">a) Không mang theo giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân;

    b) Không xuất trình giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân khi có yêu cầu kiểm tra;

    c) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi giấy chứng minh nhân dân;

    d) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu hồi, tạm giữ giấy chứng minh nhân dân.

    2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Bỏ lại giấy chứng minh nhân dân sau khi bị kiểm tra, tạm giữ;

    b) Đến khu vực quy định cần có giấy phép mà không có hoặc có giấy phép nhưng hết hạn sử dụng.

    3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    #ff0000;">a) Sử dụng giấy chứng minh nhân dân của người khác không đúng theo quy định;

    b) Tẩy xóa, sửa chữa giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân;

    #ff0000;">c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn giấy chứng minh nhân dân, giấy tờ tùy thân.

    4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Khai man, giả mạo hồ sơ, cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân;

    b) Làm giả giấy chứng minh nhân dân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

    c) Sử dụng giấy chứng minh nhân dân giả;

    5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chứng minh nhân dân để thế chấp nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người khác.

    6. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 3 và khoản 4 Điều này.


    @@@@ Cô bán dao bán dạo gì đó. Cô đọc mấy quy định trên nha, thì cô có câu trả lời.

    thân!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (23/04/2011)
  • #97783   23/04/2011

    Cobebandao945
    Cobebandao945

    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2011
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 2925
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 6 lần


    Cảm ơn mấy anh!
    Em có câu trả lời của mình rồi! chúc mấy anh vui vẻ!

    Chính bạn là người quyết định số phận của mình

    phone: 0909 555 557

    yahoo: cobebanrong555

     
    Báo quản trị |