Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?

Chủ đề   RSS   
  • #538609 10/02/2020

    Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?

    Theo quy định Điểm e, khoản 4, Điều 6  Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

    “ Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)  không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng”

    Luật giao thông đường bộ 2008 quy định Hệ thống báo hiệu đường bộ tại điều 10 khoản 2 điểm c về Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

    Theo như quy định tại Nghị định 100/2019 thì người tham gia điều khiển xe mô tô, xe máy khi vượt đèn vàng sẽ bị phạt đến 1.000.000 tuy nhiên quy định này đã xuất hiện bất cập. Trên thực tế sự chuyển tiếp giữa đèn vàng và đèn đỏ là rất nhanh sẽ gây ra tình huống không thể xử lý kịp của người điều khiển.

    Trước đó Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng đã có quy định về hai trường hợp dành cho đèn vàng tại điểm c khoản 2 điều 10 luật này nhưng vẫn không xác đinh được về định nghĩa thế nào là “vượt đèn vàng”. Theo như quy định đèn vàng là phải dừng trước vạch và nếu trong trường hợp đã vượt quá vạch thì được đi tiếp. Như vậy có thể hiểu là “ vạch” là cái để căn cứ xác định là vượt đèn vàng hay không;  vượt bao nhiêu khỏi vạch là được đi và vượt bao nhiêu khỏi vạch là bị phạt theo quy định mới.

    Tuy nhiên hiện tại việc xác nhận việc “ vượt” này hiện tại chỉ dựa trên ý chỉ chủ quan của người thực thi pháp luật. Mặt khác, hành vi vượt đèn vàng cũng bị phạt bằng với mức phạt của vượt đèn đỏ sẽ gây ra nhiều dư luận trái chiều về sự xuất hiện của đèn đỏ có cần thiết nữa không khi đèn vàng là đã buộc phải dừng và đèn đỏ cũng phải dừng đồng thời quy định mức phạt cho hai trường hợp vi phạm này là ngang nhau.

    Các bạn có ý kiến như thế nào đối với vấn đề này, cùng trao đổi, thảo luận nhé!

     
    6392 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #539719   28/02/2020

    Theo mình, hành vi "vượt đèn vàng" còn tùy thuộc vào từng giao lộ khác nhau. Thực tiễn quan sát, đa số các giao lộ đều được CSGT điều chỉnh thời gian dừng lại và bắt đầu chạy đề có sự chênh lệch dựa theo độ lớn khác nhau của mỗi nơi.

    Hành vi này rất tùy biến, chính vì vậy không thể quy định được chính xác như thế nào là hành vi "vượt đèn vàng". Việc đưa ra mức xử phạt như trên, tất cả đều dựa trên nguyên tắc "đảm bảo an toàn tính mạng cho người tham gia giao thông".

    Cùng tham gia giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh giao thông trên đường để đảm bảo một hệ thống giao thông an toàn cho mọi người.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #540206   29/02/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về bài viết của bạn. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì chỉ quy định chung chung là "không chấp hành tín hiệu tín hiệu giao thông". Mình đồng ý với bạn là việc đánh giá hành vi "vượt đèn vàng" là phụ thuộc vào ý chí chủ quan. Tuy nhiên, việc đánh giá hành vi vượt đèn vàng còn phụ thuộc vào quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường."

     
     
    Báo quản trị |  
  • #540210   29/02/2020

    bichngoc020318
    bichngoc020318

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2020
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Cảm ơn bài viết của bạn. Theo mình thấy hành vi vượt đèn vàng rất khó để xác định, ở đây xác định vào nhiều mặc chủ quan của người tham gia giao thông. Có thể xác định bằng cách dùng camera ở các tuyến đường, tuy nhiên camera chỉ có ở những thành phố lớn còn những khu vực nông thôn thì không có dẫn đến càng khó xác định hơn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #541056   13/03/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Cảm ơn về bài viết của bạn. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì chỉ quy định chung chung là "không chấp hành tín hiệu tín hiệu giao thông". Mình đồng ý với bạn là việc đánh giá hành vi "vượt đèn vàng" là phụ thuộc vào ý chí chủ quan. Tuy nhiên, việc đánh giá hành vi vượt đèn vàng còn phụ thuộc vào quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau: "Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường."

     
    Báo quản trị |  
  • #547204   27/05/2020

    Mình đồng ý với quan điểm của ban, thật sự rất khó để phân biệt thế nào là vượt đèn vàng, và có vượt hay không lại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người thi hành pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #549732   23/06/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Mình cũng thấy khi đèn giao thông báo hiệu đèn vàng thì rất khó để xác định được lúc nào là đã vượt vạch trắng khi sang đèn vàng, hay đứng trước vạch trắng. Nhất là có những địa điểm thời gian không hiện trên cột đèn giao thông thì rất khó xác định được lúc nào sẽ sang đèn vàng, và những khi đường đông cũng rất khó để kiểm soát được tình huống như vậy. 

     
    Báo quản trị |  
  • #549735   23/06/2020

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Dường như cái gì bạn cũng thấy "rất khó" nhỉ 

     
    Báo quản trị |  
  • #549743   23/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Mình đồng ý với quan điểm xác đinh vượt đèn vàng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người điều khiển phương tiện. Vì khi tham gia giao thông, rất khó để xác định khi nào là đã vượt quá vạch kẻ đường khi đèn chuyển vàng. Hơn nữa Luật giao thông đường bộ 2008, tại Khoản 3 Điều 10 cũng quy định:

    - Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

    Như vậy việc xác định hành vi vượt đèn vàng rất khó.

     
    Báo quản trị |  
  • #549761   23/06/2020

    Gần đây quy định xử phạt hành vi vượt đèn vàng gây lên sự tranh cãi về tính hợp lý của quy định. Thực tế cho thấy mặc dù có quy định nhưng cảnh sát giao thông rất ít xử phạt trường hợp này. Việc này giống như quy định về đi xe chính chủ, không hợp lý ở trường hợp thực tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #550856   30/06/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bài viết hữu ích của bạn. Việc vượt đèn vàng thực sự rất khó xác định, nó phụ thuộc nhiều vào ý thức chủ quan của người tham gia giao thông. Việc lắp camera giám sát ở các đèn giao thông là phù hợp tuy nhiên chỉ một phần nhỏ các thành phố mới có thể thực hiện được việc đó cho nên cần phải có sự tuyên truyền pháp luật rộng rãi tới người tham gia giao thông. Đồng thời cần có sự giám sát tuần tra của lực lượng cảnh sát giao thông để người dân có thể chấp hành việc tham gia giao thông ngày càng được nâng cao hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #551034   01/07/2020

    Hành vi vượt đèn vàng theo mình nghĩ là vượt khi đèn vàng thôi chứ nhỉ. Nhưng vượt đèn vàng là lỗi ít bị để ý và ít bị phạt, có thể do quá khó để xác định lỗi này, hơn nữa đay là một lỗi nhẹ, các anh csgt châm chước cho chăng?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #551042   01/07/2020

    Hành vi vượt đèn vàng theo mình nghĩ là vượt khi đèn vàng thôi chứ nhỉ. Nhưng vượt đèn vàng là lỗi ít bị để ý và ít bị phạt, có thể do quá khó để xác định lỗi này, hơn nữa đay là một lỗi nhẹ, các anh csgt châm chước cho chăng?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585756   24/06/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4939
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?

    Cảm ơn bài viết của bạn rất hữu ích. Như vậy có thể thấy lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

     
    Báo quản trị |  
  • #587525   11/07/2022

    Wings88
    Wings88

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:28/06/2022
    Tổng số bài viết (85)
    Số điểm: 530
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?

    Hiện nay trên khắp các đường phố đang dần triển khai phương án gắn camera để theo dõi tình hình giao thông và xử phạt vi phạm. Theo đó, dựa vào camera giao thông có thể phát hiện và xem xét tội khi vi phạm, từ đó giúo cho việc xử phạt được phân minh và chính xác hơn. Dù vậy, để đảm bảo an toàn cho chính mình khi tham gia giao thông. Ta cần tuân thủ tín hiệu đèn giao thông. Đừng "nhanh 1 phút mà chậm cả đời".

     
    Báo quản trị |  
  • #587546   11/07/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4939
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?

    Cảm ơn bài viết của bạn rất hay. Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587562   11/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 50 lần


    Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Theo quy định của pháp luật thì tín hiệu vàng báo hiệu thay đổi tín hiệu của đèn xanh sang đỏ. Tín hiệu vàng bật sáng, phải dừng lại trước vạch dừng, trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng nếu dừng lại thấy nguy hiểm thì được đi tiếp. Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy thì được đi tiếp những phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

    Như vậy, hành vi vượt đèn vàng mà không thuộc các trường hợp trên thì sẽ bị phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

     
    Báo quản trị |  
  • #587583   12/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Thế nào thì được coi là hành vi vượt đèn vàng?

    Cảm ơn bài viết của tác giả. Mình bổ sung thêm quan điểm như sau:

    Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

    Theo Khoản 7.5 Điều 7 QCVN 41/2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ quy định như sau:

    7.5. Trường hợp khi có tín hiệu hoặc hiệu lệnh phải dừng lại, nếu đã đi vượt qua vạch dừng tại các nơi đường giao nhau mà dừng lại sẽ gây mất an toàn giao thông thì được phép đi tiếp; người đi bộ còn đang đi ở lòng đường thì nhanh chóng đi hết hoặc dừng lại ở đảo an toàn, nếu không có đảo thì dừng lại ở vạch phân chia hai dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều.

    Như vậy, nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt.

     
    Báo quản trị |