Bộ luật dân sự năm 2005 cho phép dùng quyền tài sản để đảm bảo nghĩa vụ dân sự, cụ thể tại khoản 1 Điều 332 thì “Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm đều được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”. Quy định này ghi nhận khả năng dùng “quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng” để bảo đảm nghĩa vụ trong đó quyền đòi nợ sẽ phát sinh từ một hợp đồng cụ thể
Đồng thời khoản 1 Điều 22 Nghị định số 163/2006/NĐ-Cp quy định khả năng sử dụng quyền đòi nợ để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự: “bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ.
Bộ luật Dân sự năm 2015 không giữ lại quy định về bảo đảm bằng quyền tài sản nêu trên của Bộ luật Dân sự năm 2005. Tuy nhiên, đối tượng được sử dụng để bảo đảm được quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự năm 2015 là “tài sản” nên bất kỳ tài sản nào cũng có thể được sử dụng để bảo đảm trong đó có “quyền đòi nợ” (quyền tài sản) cũng là một loại tài sản nên hoàn toàn vẫn được sử dụng để bảo đảm theo Bộ luật dân sự năm 2015.