Bạn nêu hơi bị nhiều câu hỏi trong 1 chủ đề!
1-trong 1 fien tòa thì fan ngị án chỉ có thẩm fan và hội thẩm tham gia còn VKS thì lại k đc?vì sao vậy? Trả lời: Ở phiên toà, đại diện VKS giữ quyền công tố, thường gọi là bên buộc tội; luật sư là người bào chữa cho bị cáo, thuờng gọi là bên gỡ tội. Còn Hội đồng xét xử ở giữa, lắng nghe quan điểm của bên buộc tội, bên gỡ tội để đưa ra bản án. Do vậy, đại diện VKS không thể là thành viên Hội đồng xét xử và đương nhiên không thể tham gia nghị án được!
2- e thấy là hội thẩm ở đây là đại diện cho nhân dân,e thấy thành fan mà họ hiểu về pháp luật rất hạn chế,thành fan như là chủ tịch UBND rồi là phó bí thư đoàn. Trả lời: Đúng là các vị hội thẩm nhân dân không phải là 1 chuyên gia pháp lí nên họ không có kiến thức pháp luật như 1 cán bộ pháp luật chuyên nghiệp. Tuy vậy, họ có kiến thức xã hội và là những người có uy tín cao trong các cơ quan, tổ chức xã hội nên họ được cơ quan dân cử bầu làm hội thẩm nhân dân. Sau khi được bầu, các vị HTND được học 1 khoá bồi dưỡng về kiến thức pháp luật. Do vậy, họ có đủ khả năng đưa ra các ý kiến độc lập trong khi nghị án. Đó là về lí thuyết. Tôi cũng thừa nhận là trong nhiều trường hợp, trình đọ pháp lý của HTND hiện nay vẫn bất cập.
3- Và 1 điều nữa là theo điều 39 của bộ luật TTHS thì trước khi mở 1 fien tòa thì thâm fan và hội thẩm đã đc ngiên cứu hồ sơ kĩ và trong tay đã có 1 bản tuyên án sẵn rồi.còn việc tranh luận giữa VKS và luật sư chỉ là thủ tục fai k ạ? Trả lời: Không phải! Theo quy định thì mọi chứng cứ phải được xem xét tại phiên toà công khai. Hội đồng xét xử phải căn cứ vào quá trình xem xét công khai ở phiên toà và diễn biến của quá trình tranh tụng để đưa ra bản án. Tôi cũng thừa nhận là trong thực tế, vẫn còn tình trạng "án bỏ túi".
4- và e thấy là trong bộ luật TTHS có nêu rõ là:thầm fan là người ra quyết định cuối cùng và là biểu quyết cuối cùng và là lấy số đông.vậy:thẩm fan biết đc số fieu của hội tham thì có thể đưa ra ý kiến của mình. Trả lời: Đương nhiên là trong quá trình nghị án thì mọi người đều biết được quan điểm của nhau. Tuy vậy, như trên bạn đã nói: hội thẩm nhân dân là người có kiến thức pháp luật thấp hơn thẩm phán chuyên nghiệp nên trong luật quy định khi nghị án thẩm phán phải là người đưa ra quan điểm sau cùng để giảm áp lực của thẩm phán lên quan điểm của hội thẩm, để cho hội thẩm được độc lập đưa ra quan điểm của mình.
5- Sao Vn chưa có luật cho VKS tza điều tra án thay cho công an như trung quốc? Trả lời: Pháp luật nhiều nước, ngay như Liên Xô trước đây và Nga hiện nay cũng quy định cơ quan điều tra nằm trong viện kiểm sát. Còn cơ quan công an thì chỉ điều tra những vụ án nhỏ, đơn giản, phạm tội quả tang như trộm cắp vặt chẳng hạn. Cơ quan điều tra nằm trong cơ quan công an hay nằm trong VKS cũng có cái hay, cái dở. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành cải cách tư pháp. Cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập 1 hệ thống cơ quan điều tra độc lập từ trung ương đến địa phương, không nằm trong cơ quan công an cũng như không nằm trong cơ quan kiểm sát.
Cuối cùng, tôi xin lưu ý bạn lần sau nên chú ý
Thỏa ước sử dụng , viết đúng chính tả và không nên viết tắt. Cảm ơn!