1.Pháp luật không quy định bắt buộc ngôn ngữ hợp đồng phải bằng tiếng Việt hay bằng tiếng nước ngoài, việc này phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên.
2. Nếu theo tôi hiểu ý bạn dùng song ngữ trong hợp đồng là 1 câu tiếng anh - 1 câu tiếng việt. Theo tôi, nếu làm như thế sẽ rất rối khi theo dõi hợp đồng. Nếu muốn, các bạn có thể thỏa thuận lập hợp đồng bằng 2 ngôn ngữ (bản tiếng Việt riêng và bản tiếng Anh riêng) và có thỏa thuận về giá trí pháp lý của hai bản này, ưu tiên áp dụng bản tiếng Anh hay tiếng Việt trong trường hợp có mâu thuẫn...
3. Tôi không hiểu tại sao bạn phải dịch lại rồi ký tên đóng dấu làm gì, gây phiền hà thêm cho các bên. Khi cần nộp hồ sơ cho cơ quan thuế thì bạn chỉ cần dịch nội dung hợp đồng từ tiếng nước ngoài sang tiếng việt và chịu trách nhiệm về nội dung dịch thì đã đủ được chấp nhận. Nội dung này cũng đã được thảo luận ở trên, bạn có thể tham khảo.
4. Việc ngân hàng yêu cầu sử dụng tài liệu tiếng nước ngoài hay tiếng Việt là quyền của họ, bạn có quyền không sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, tôi nghĩ chắc ngân hàng chỉ yêu cầu bạn ở mức độ dịch lại nội dung của hợp đồng sang tiếng việt có công chứng chứng thực chứ không phải yêu cầu các bên phải ký lại hợp đồng với nội dung như vậy bằng tiếng việt.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.