Thắc mắc về 1 tình huống thừa kế khi lập di chúc chung

Chủ đề   RSS   
  • #554230 01/08/2020

    Thắc mắc về 1 tình huống thừa kế khi lập di chúc chung

    Mình xin được hỏi về 1 tình huống thừa kế khá phức tạp như sau:

    Mối quan hệ trong câu chuyện:

    Bà A, Bà B, Ông C là chị em ruột

    Bà A có 01 con đẻ là cậu A' đang định cư tại Úc. Tuy nhiên cậu A' trên giấy tờ là con nuôi của ông C và không có giấy tờ thể hiện bà A là mẹ ruột.

    Bà B không có con đẻ, nhưng có 01 con nuôi đang định cư tại Mỹ là cô B' (có giấy tờ hợp pháp)

    Ông C có con đẻ là cô C'

    Nội dung tình huống:

    Bà A là người đứng tên sở hữu nhà và đất đang ở.

    Năm 2018, Bà B (quốc tịch Mỹ) từ Mỹ về VN và ở cùng với bà A tại căn nhà trên. Sau đó bà B đã nhập quốc tịch Việt Nam, nhập hộ khẩu và tiếp tục ở cùng bà A đến nay.

    Trong căn nhà này còn có cô C' (cháu ruột gọi bà A và bà B là cô ruột) đã ở cùng từ năm 1996 và chăm sóc cho bà A; từ khi bà B về ở thì chăm sóc cho cả 2 bà. Đến đầu năm 2020 cô C' rời đi. Hiện tại căn nhà chỉ còn bà A và bà B ở.

    Bà A và bà B đã cùng lập một bản di chúc với nội dung: Khi một trong hai người mất thì quyền sở hữu căn nhà và đất đang ở được chuyển cho người còn lại. Bản di chúc được lập bởi luật sư và có công chứng.

    Câu hỏi:

    1/ Hai bà đã cao tuổi (~80 tuổi) và đang ở chung, việc hai bà lập di chúc như vậy có gây ra xung đột lợi ích cho bà B không? Ví dụ như bà A bị ốm và bà B cố tình không đưa đi khám chữa kịp thời, có thể gián tiếp dẫn đến bà A mất, bà B được hưởng tài sản từ bà A. Trong trường hợp bà A mất, cậu A' có quyền khiếu kiện di chúc không hợp pháp để đòi tài sản không? Nếu có, cậu A' phải chứng minh mình là con đẻ của bà A như thế nào?

    2/ Trong trường hợp hai bà mất gần thời điểm nhau thì di chúc có hiệu lực như đã ghi không? Ví dụ bà B mất sau bà A 1 tháng, di chúc vẫn chưa kịp thi hành, thì lúc này quyền sở hữu nhà đất thuộc về con cháu của người nào? Nếu thuộc về con bà B, con bà A có quyền khởi kiện đòi tài sản không?

    3/ Trong thời gian ở với bà A (hơn 20 năm), cô C' đã chăm sóc và chi trả tất cả chi phí sinh hoạt cho bà A, bà A không phải chi trả. Sau khi bà A mất, Cô C' với vai trò là cháu ruột, người duy nhất đã chăm sóc cho bà A trong thời gian dài có quyền yêu cầu chia một phần tài sản không?

    Xin cảm ơn các luật sư đã cho ý kiến!

    Cập nhật bởi dangvu1204@gmail.com ngày 01/08/2020 08:37:36 CH Cập nhật bởi dangvu1204@gmail.com ngày 01/08/2020 08:37:05 CH Cập nhật bởi dangvu1204@gmail.com ngày 01/08/2020 08:32:40 CH Cập nhật bởi dangvu1204@gmail.com ngày 01/08/2020 08:30:53 CH Cập nhật bởi dangvu1204@gmail.com ngày 01/08/2020 08:28:41 CH Cập nhật bởi dangvu1204@gmail.com ngày 01/08/2020 08:19:24 CH Cập nhật bởi dangvu1204@gmail.com ngày 01/08/2020 08:17:12 CH Cập nhật bởi dangvu1204@gmail.com ngày 01/08/2020 08:12:13 CH Cập nhật bởi dangvu1204@gmail.com ngày 01/08/2020 08:11:23 CH
     
    1830 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #560971   26/10/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    a, Việc  hai bà lập di chúc như vậy không gây ra xung đột lợi ích cho bà B. Ví dụ như bà A bị ốm và bà B cố tình không đưa đi khám chữa kịp thời, có thể gián tiếp dẫn đến bà A mất, thì  bà B không được hưởng tài sản từ bà A. Vì trong trường hợp này bà B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 621 BLDS 2015.

    Trong trường hợp bà A mất, cậu A' không có quyền khiếu kiện di chúc không hợp pháp để đòi tài sản.  Vì thực tế di chúc này hợp pháp, nếu đảm bảo các điều kiện như có người làm chứng, được công chứng tại cơ quan có thẩm quyền. Vì theo Điều 626 BLDS 2015 có quyền chỉ định người thừa kế (1 trong 2 bà) và đây là sự thỏa thuận tự nguyện không vi phạm điều cấm.Do đó theo Điều 630 BLDS 2015 thì di chúc này hợp pháp.

    b, Trong trường hợp hai bà mất gần thời điểm nhau thì di chúc vẫn có hiệu lực như đã ghi. Vì theo khoản 1 Điều 611 BLDS thì Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trừ trường hợp 2 người cùng chết tại cùng 1 thời điểm hoặc không xác định được ai trước ai sau:

    “Điều 619. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

    Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.”

    Ví dụ bà B mất sau bà A 1 tháng, thì lúc này quyền sở hữu nhà đất thuộc về con cháu bà B. Trường hợp này con bà A có không có quyền khởi kiện đòi tài sản vì di chúc này hợp pháp.

    c/ Trong thời gian ở với bà A (hơn 20 năm), cô C' đã chăm sóc và chi trả tất cả chi phí sinh hoạt cho bà A, bà A không phải chi trả. Sau khi bà A mất, Cô C' với vai trò là cháu ruột, người duy nhất đã chăm sóc cho bà A trong thời gian dài có quyền yêu cầu chia một phần tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #567116   29/01/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (807)
    Số điểm: 5428
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo quan điểm của mình thì:

    1. Đồng quan điểm với Caothikimdung1001

    2. Bà A chết trước bà B một tháng. Thời điểm bà A chết, di chúc sẽ có hiệu lực theo Khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015. Lúc đó, nhà đất thuộc quyền sở hữu của bà B. 01 tháng sau bà B chết, nếu kịp để lại di chúc thì xử lý theo di chúc, nếu không thì xử lý chia thừa kế theo pháp luật. Lúc đó di sản có khả năng thuộc về con bà B. Con bà A là A’ không có quyền kiện đòi lại tài sản của bà A vì lúc đó nó đã trở thành di sản của bà B rồi.

    3. Cho dù C’ đã chăm sóc cho bà A lâu nay nhưng bà A đã làm di chúc như đã đề cấp. Theo luật định, thì bà A có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. C’ không được bà A cho thừa kế theo di chúc phần nào. Ngoài ra, theo quy định về các trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại Điều 644 Bộ luật Dân sự. Thì trường hợp của C’ cũng không thuộc quy định này. Cho nên C’ dù đã chăm sóc bà A lâu nay nhưng cũng không có quyền gì trong tình huống này.

    Thực tiễn xét xử, trong trường hợp này C’ có thể kiện yêu cầu được trích một phần di sản để trả công nuôi dưỡng chăm sóc cho mình trong suốt thời gian trên.

     
    Báo quản trị |  
  • #568474   28/02/2021

    Theo nội dung được cung cấp cấp, theo quan điểm cá nhân thì việt lập di chúc trên là vi phạm quy định của pháp luật, dẫn đến di chúc trên vô hiệu. Bởi những lý do sau:

    Thứ nhất, căn nhà trên thuộc sở hữu của bà A, bà B không có quyền gì đối với tài sản này. Nếu phân tích hai trường hợp sau đây sẽ thấy phần vô lý trong nội udng di chúc này.

    Trường hợp 1: Nếu bà A chết trước thì căn nhà này sẽ thuộc quyền sở hữu của bà B. Lúc này, bà A có quyền định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình, phù hợp với quy định của pháp luật. Không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của bà B.

    Trường hợp 2: Nếu bà B chết trước thì căn nhà này sẽ thuộc quyền sở hữu của bà A. Trường hợp này có vấn đề ở chỗ, bà B không có quyền sở hữu đối với căn nhà này lại có quyền quyết định để lại căn nhà này cho chính chủ sở hữu của nó. Tuy trường hợp này cũng không ảnh hưởng gì đối với quyền lợi của bà B.

    Từ phân tích trên, thì cả hai trường hợp trên đều không ảnh hưởng gì đến quyền lợi của bà B mà còn rất có lợi nữa là khác.

    Theo quy định thì thời điểm di chúc có hiệu lực là thời điểm người để lại di chúc mất. Do đó, rất dễ xác định di sản này là của ai và con cháu của ai sẽ được hưởng.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #568481   28/02/2021

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Hiệu lực của di chúc như sau:
     
    1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
     
    2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
     
    a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
     
    b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
     
    Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
     
    3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
     
    4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
     
    5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |