Tập hợp bài tập về giải quyết các loại tranh chấp

Chủ đề   RSS   
  • #442872 28/11/2016

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Tập hợp bài tập về giải quyết các loại tranh chấp

    Chào các bạn, mình hiện đang ngâm cứu giải quyết các bài tập về tranh chấp. Vì vậy , mình lập ra topic này để chúng ta cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vướng mắc.

    Đầu tiên, muốn giải được các bài tập về tranh chấp, trước chúng ta phải xác định được: Đó là tranh chấp gì? Sau đó nghiên cứu các văn bản: Bộ luật dân sự (2005, 2015), Bộ luật tố tụng dân sự (2004, 2015) và các quy định liên quan đến từng loại tranh chấp. Cụ thể:

    Tranh chấp về dân sự

    - Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản

    - Tranh chấp về hợp đồng dân sự

    - Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    - Tranh chấp về thừa kế tài sản

    - Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai và tài sản gắn liền với đất

    ……………….

    Với những tranh chấp liên quan đến đất đai thì đọc thêm cả các văn bản chuyên ngành: Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn được tập hợp tại đây.

    Tranh chấp về hôn nhân và gia đình

    - Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

    - Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    - Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

    - Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

    - Tranh chấp về cấp dưỡng.

    - Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

    - Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

    …..

    Với những tranh chấp về hôn nhân và gia đình cần đọc thêm: Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản hướng dẫn.

    Tranh chấp về kinh doanh, thương mại

    -  Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    -  Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

    -  Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

    -  Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

    …….

    Tranh chấp về thương mại thường phát sinh giữa các thương nhân với nhau từ các hoạt đồng thương mại.  Thêm vào đó, với các tranh chấp thương mại, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án hay trong tại có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy, ngoài BLDS, BLTTDS thì để giải quyết được loạu tranh chấp này, các bạn cũng cần phải nghiên cứu Luật thương mại, Luật trọng tài thương mại và các văn bản liên quan.

    Tranh chấp về lao động

    - Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động

    - Tranh chấp về tiền lương , thời gian làm việc, kỷ luật lao động

    - Tranh chấp trong quan hệ lao động , trong quan hệ học nghề , trong quan hệ bảo hiểm xã hội…

    Với những tranh chấp này thì ngoài BLDS, cần nghiên cứu ngay Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hôi, Luật bảo hiểm y tế ...và các văn bản liên quan trong từng trường hợp cụ thể.

    Mọi người  chia sẻ để cùng nhau học thật tốt nhé!

     
    54406 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #376687   30/03/2015

    minhduy_130694
    minhduy_130694

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    trả lời giúp e 2 tình huống này với

    Câu hỏi tình huống

    Tình huống 1

    Công ty A tại quân 11 ở Pari (Pháp) kí hợp đồng với công ty B tại quân 10 tại tp hồ chí minh. Được kí kết tại tp hồ chí minh. Trong hợp đồng không thỏa thuận nơi giải quyết tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra thì tòa án nào có quyền giải quyết tranh chấp, vì sao?

    Tình huống 2

    Ông A (giám đốc  công ty), ông này đi nước ngoài công tác quá 30 ngày. Ông ủy quyền cho phó giám đốc kí các hợp đồng mua bán. Trong thời gian này phó giám đốc đã kí hợp đồng trọng tài URC522. Nhưng khi tranh chấp xảy ra thì tòa án phán quyết hợp đồng trọng tài vô hiệu.

    ·         Vì sao vô hiêu?

    ·         Nếu khởi kiện thì lựa chọn hình thức nào giải quyết? đưa ra tòa án nào

    Câu hỏi kiểm tra “ so sánh sự khác nhau của luật kinh doanh quốc tế và luật thượng  mại quốc tế”

     

     
    Báo quản trị |  
  • #448440   01/03/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    Tình huống 1
    Theo quy định của điều Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài

    1. Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

    a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

    b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

    c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

    d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

    đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

    e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

    2. Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.

    >> vì vậy, bạn ơi cho mình hỏi rõ, trong vụ tranh chấp trên tài sản tranh chấp có đang ở trên lãnh thổ việt nam hay không???; hoặc công việc thực hiện trong hopwj đồng giao kết đó diễn ra ở đâu?? hoặc theo một hướng khác, bị đơn trong vụ án tranh chấp này là bên nào, bên có trụ sở tại việt nam hay bên có trụ sở tại pari.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #448441   01/03/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    Tình huống2

    bạn có thể nói kỹ tình huống không??? hopwj đồng trọng tài là sao??? hopwj đồng giữa phó giám đốc và trung tâm trọng tài hay hopwj đồng thương mại mà trong các điều khoản đảm bảo có thỏa thuận trọng tài???

     
    Báo quản trị |  
  • #448443   01/03/2017

    zing_zin_zz
    zing_zin_zz

    Female
    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2014
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 13 lần


    có khả năng thỏa thuận trọng tài trên vô hiệu là do chủ thể ký kết hopwj đồng đã vượt quá thẩm quyền được ủy quyền. CSPL:Khoản 2, Khoản 3 Điều 18 Luật TTTM 2010, Khoản 2,3 Điều 3 Nghị quyết 01/2014.
    Khởi kiện ở đây không biết là khởi kiện về vấn đề gì? khoiwr kiện phán quyết trọng tài vô hiệu hay khởi kiện về giao dịch mua bán thương mại?? theo quan điểm cá nhân mình, giả sử nếu là khởi kiện giao dịch dân sự thì thẩm quyền có thể chọn tòa án cấp tỉnh hay huyện noiw cư trú, noiw đặt trụ sở của bị đơn nếu là pháp nhân hoặc noiw có tài sản tranh chấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #530555   08/10/2019

    Ngày 5/1/2015, Công ty TNHH Phương Đông có ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường bộ với DNTN Phương Tây. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, công ty Phương Đông luôn lấy lý do công ty đang khó khăn về tài chính và chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, dẫn tới việc tranh chấp giữa hai bên. Ngày 1/4/2015, doanh nghiệp Phương Tây khởi kiện công ty Phương Đông ra tòa.

    Ngày 1/5/2015, M là người đại diện theo pháp luật của công ty Phương Đông đã làm đơn yêu cầu phá sản đối với công ty Phương Đông. Danh sách chủ nợ như sau:

    Nợ anh A 1 tỷ đồng (có bảo đảm bằng một ngôi nhà được định giá trong hợp đồng thế chấp là 1 tỉ đồng).

    Nợ anh B 2 tỷ đồng (có bảo đảm 1 tỷ đồng

    Nợ chị C 3 tỷ đồng

    Nợ chị D 2 tỷ đồng

    Nợ bà E 5 tỷ đồng

    Nợ ông G 5 tỷ đồng

    Ngày 15/7/2015, thẩm phán phụ trách về việc giải quyết phá sản đã đồng ý bằng văn bản cho phép Công ty TNHH Phương Đông:

    Thanh toán một khoản nợ 50 triệu đồng (nợ không có bảo đảm) từ tháng 4/2015 cho chị D.

    Thanh toán 950 triệu đồng cho anh A bằng phương thức phát mại tài sản. Khi phát mại tài sản ngôi nhà chỉ bán được 900 triệu đồng, thẩm phán đã đồng ý cho công ty trích them 50 triệu đồng tiền mặt để thanh toán nốt khoản nợ trên.

    Ngày 20/7/2-15, Quản tài viên thong báo doanh nghiệp tư nhân Thành Đại (một trong số các con nợ đang nợ Công ty TNHH Phương Đông) đang bị khủng hoảng trầm trọng về tài chính đã có hành vi tẩu tán tài sản. Trước tình hình đó thẩm phán đã ra quyết định kê biên tài sản của doanh nghiệp tư nhân Thành Đạt cho đến khi thu hồi xong khoản nợ của Công ty TNHH Phương Đông.

    Bằng các quy định của của pháp luật hiện hành, hãy trả lời các câu hỏi sau:

    1. Tranh chấp giữa công ty Phương Đông và doanh nghiệp tư nhân Phương Tây có thể giải quyết bằng những cơ quan nào?
    2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu phá sản đối với công ty Phương Đông? Bản chất của thủ tục phá sản được nếu trong tình huống?
    3. Đánh giá tính hợp pháp trong các quyết định (a) và (b) và quyết định kê biên tài sản của thẩm phán được nếu trong tình huống trên?
    4. Hãy phân chia tài sản cho các chủ nợ, biết tất cả tài sản của công ty là 11 tỷ, chi phí phá sản là 0,2 tỷ và nợ lương người lao động là 0,8 tỷ.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nym211198@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/10/2019)