Ghi âm lại có được xem là bằng chứng trước tòa?

Chủ đề   RSS   
  • #216384 27/09/2012

    minhvan2728

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/09/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Ghi âm lại có được xem là bằng chứng trước tòa?

    Chủ tịch tỉnh kêu gọi doanh nghiệp ghi âm cán bộ vòi vĩnh

    Thừa nhận một bộ phận cán bộ công quyền, đặc biệt là trong ngành thuế, hải quan của tỉnh có biểu hiện nhũng nhiễu doanh nghiệp trong quá trình tiếp xúc, thực hiện các thủ tục hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã kêu gọi DN phối hợp cùng chính quyền chống lại vấn nạn này.

    (Ảnh minh họa)
    (Ảnh minh họa)
     
    “Chuyện một số cán bộ công quyền nhũng nhiễu doanh nghiệp là có, chính quyền cũng biết và sẽ tìm cách ngăn chặn. DN khi gặp phải những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, hãy ghi âm lấy bằng chứng để cùng chính quyền xử lý nghiêm, nhằm làm trong sạch bộ máy công quyền, lành mạnh hóa môi trường đầu tư ”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung nói tại hội thảo đầu tư Hàn Quốc do tỉnh này tổ chức hôm qua.

    Bình Dương từng nhiều năm giữ vị trí quán quân về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, thành (PCI) nhưng trong 2 năm qua đã lần lượt tụt xuống vị trí thứ 5 và thứ 10 trong bảng xếp hạng.

    Theo Thái Sơn
    Tiền Phong
     
    Mới đọc thì thấy mừng, nhưng tìm hiểu kỹ về Luật và Bộ Luật tố tụng dân sự thì...

    "Theo Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự, Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

    Ngoài ra, Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định về xác định chứng cứ như sau:

    1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

    2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

    3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

    4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình…

    5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.

    7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.

    8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này."

    Như vậy, nếu băng ghi âm thoả mãn các điều kiện trên thì mới được coi là chứng cứ. Nếu không, DN lại mắc vào tội vu khống.

     

    Nhận hoàn thiện sổ sách kế toán, báo cáo thuế, BCTC, xin hạn mức ngân hàng khu vực Hà Nội

    Liên hệ: Mr Minh 0904862702

     
    36789 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhvan2728 vì bài viết hữu ích
    tungtran.vietrade (10/08/2013) xuanbac_hk (09/10/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #216990   30/09/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    Theo quy định của điều 83 BLTTHS nêu trên thì băng ghi âm ghi hình chưa phải là chứng cứ mà mới chỉ là tài liệu liên quan đến vụ án.

    Để chuyển nó thành chứng cứ cần thỏa mãn các điều kiện như quy định. Đương sự hay cơ quan điều tra sẽ phải tìm cách chứng minh tính xác thực/liên quan của nó bằng các tài liệu hay chứng cứ bổ sung để thỏa mãn các điều kiện đó. 

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nvdcyah vì bài viết hữu ích
    xuanbac_hk (09/10/2012) Ls-SonDong (31/10/2012) sinhhg (13/11/2012)
  • #223222   31/10/2012

    frezlaw
    frezlaw

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chứng minh bằng cách nào? nhờ người nói xác nhận vào chăng ?

    Theo tôi nghĩ có thể là: Có căn cứ chứng minh rằng buổi làm việc đó có diễn ra, ví dụ: sổ đăng ký làm việc tại Phòng tiếp dân, hoặc một nhân chứng khác có tiếng nói (tất nhiên người này không phải đối tượng tố cáo) xác nhận có làm chứng buổi làm việc đó.

    Tuy nhiên, chẳng ông nào vòi vĩnh giữa chốn đông người cả. Cái này khó !

     
    Báo quản trị |  
  • #223669   02/11/2012

    maianh_11
    maianh_11

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2011
    Tổng số bài viết (39)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 11 lần


    minhvan2728 viết:

    Chủ tịch tỉnh kêu gọi doanh nghiệp ghi âm cán bộ vòi vĩnh

    Thừa nhận một bộ phận cán bộ công quyền, đặc biệt là trong ngành thuế, hải quan của tỉnh có biểu hiện nhũng nhiễu doanh nghiệp trong quá trình tiếp xúc, thực hiện các thủ tục hành chính, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã kêu gọi DN phối hợp cùng chính quyền chống lại vấn nạn này.

    (Ảnh minh họa)
    (Ảnh minh họa)
     
    “Chuyện một số cán bộ công quyền nhũng nhiễu doanh nghiệp là có, chính quyền cũng biết và sẽ tìm cách ngăn chặn. DN khi gặp phải những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, hãy ghi âm lấy bằng chứng để cùng chính quyền xử lý nghiêm, nhằm làm trong sạch bộ máy công quyền, lành mạnh hóa môi trường đầu tư ”, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung nói tại hội thảo đầu tư Hàn Quốc do tỉnh này tổ chức hôm qua.

    Bình Dương từng nhiều năm giữ vị trí quán quân về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh, thành (PCI) nhưng trong 2 năm qua đã lần lượt tụt xuống vị trí thứ 5 và thứ 10 trong bảng xếp hạng.

    Theo Thái Sơn
    Tiền Phong
     
    Mới đọc thì thấy mừng, nhưng tìm hiểu kỹ về Luật và Bộ Luật tố tụng dân sự thì...

    "Theo Điều 81 Bộ luật tố tụng dân sự, Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.

    Ngoài ra, Điều 83 Bộ luật tố tụng dân sự cũng quy định về xác định chứng cứ như sau:

    1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

    2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

    3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

    4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình…

    5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.

    7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.

    8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này."

    Như vậy, nếu băng ghi âm thoả mãn các điều kiện trên thì mới được coi là chứng cứ. Nếu không, DN lại mắc vào tội vu khống.

     

    Chào bạn:

    Tôi ko hiểu ý bạn nói DN mắc vào tội vu khống là ntn?

    - Khi có sự việc "Nhũng nhiễu" mà DN ghi âm đc. Khi đó DN có quyền tố cáo = đơn, theo quy định của pháp luật cụ thể là khoản 2 điều 83 ghi rõ nếu ghi âm đc việc nhũng nhiễu thì kèm theo đơn tố cáo phải có văn bản ghi rõ về việc ghi âm đó.

    Nếu chỉ có đơn tố cáo và đoạn ghi âm ko kèm văn bản thì đoạn ghi âm đó ko thể coi là chứng cứ. Lúc này sẽ ko có căn cứ thụ lý đơn tố cáo. Tại sao bạn lại cho rằng mắc vào tội vu khống????

    Đề nghị bạn đọc kĩ và hiểu rõ tinh thần điều luật.

    Lê Anh Ngọc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn maianh_11 vì bài viết hữu ích
    minhvan2728 (06/12/2012)
  • #224257   05/11/2012

    trantulaw16
    trantulaw16

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2012
    Tổng số bài viết (38)
    Số điểm: 610
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 5 lần


    cho mình hỏi mọi người một chút là vd tại cuộc nói chuyện đó thì cái gì được  coi là văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

    Thân!

    Tư vấn miễn phí trong khả năng:

    Liên hệ: 097-3339-112

    Biết thì trả lời-không biết thì tìm hiểu tiếp tục trả lời- tìm hiểu cho đến khi trả lời được thì thôi.

    Văn phòng

     
    Báo quản trị |  
  • #226326   13/11/2012

    sinhhg
    sinhhg

    Male
    Sơ sinh

    Hà Giang, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2010
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    Theo tôi băng ghi âm được coi là chứng cứ theo những quy định ghi trên cần thỏa mãn các điều kiện sau:

    1. Nội dung ghi âm phải thể hiện được thời gian, địa điểm mà thời gian địa điểm đó phải được chứng minh bằng các tài liệu như: lịch tiếp dân, nhật ký công tác hoặc có nhân chứng.

    2. Băng ghi âm phải là bản gốc không được tác động bởi bất cứ biện pháp kỹ thuật nào vào 1 phần hay toàn bộ nội dung ghi âm.

    3. Người bị ghi âm công nhận là đúng hoặc kết quả giám định giọng nói cho kết quả đúng là giọng của người bị ghi âm.

    4. Phải ghi được lời nói của người bị ghi âm và có nội dung vòi vĩnh đó.

    Nếu không đủ các điều kiện trên thì băng ghi âm đó không thể trở thành chứng cứ. Vấn đề nếu thiếu 1 trong 4 điều kiện trên có bị coi là vu khống hay không thì lại là điều phải chứng mình ngược lại và nó lại là vấn đề phát sinh mới.

    Đó chỉ là quan điểm cá nhân và không được đào tạo chuyên ngành luật nên có gì không đúng mong quý vị lượng thứ và chỉ giáo thêm

    Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sinhhg vì bài viết hữu ích
    tungtran.vietrade (10/08/2013)
  • #226387   14/11/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn về chứng cứ là băng, đĩa ghi âm như sau:

     

    2. Để được coi là chứng cứ quy định tại Điều 81 của BLTTDS, thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau:

    2.1. Các tài liệu đọc được nội dung phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao.

    2.2. Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự  việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, bằng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ.

    Ví dụ 1: Trong vụ tai nạn giao thông, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại được một người cung cấp bằng ghi hình về hiện trường vụ tai nạn giao thông. Trong trường hợp này cùng với việc giao nộp băng ghi hình đó, người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại phải  xuất trình cho Tòa án bản xác nhận của người đã cung cấp cho mình về xuất xứ của băng ghi hình đó.

    Ví dụ 2: Ông A cho ông B vay năm triệu đồng với thời hạn 12 tháng. Việc vay tài sản không lập thành văn bản, nhưng được ông A ghi âm lại toàn bộ nội dung thỏa thuận về việc vay tài sản, việc giao nhận tiền và thời điểm thanh toán nợ giữa ông A và ông B để làm bằng chứng cho việc vay tài sản của ông B. Đến hạn trả nợ ông B không trả số tiền đó cho ông A. Ông A khởi kiện ông B ra Tòa án. Trong trường hợp này cùng với việc giao nộp băng ghi âm, ông A phải gửi văn bản trình bày về việc liên quan tới việc thu âm đó.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #235355   25/12/2012

    Lawyer.Luu_Vinh
    Lawyer.Luu_Vinh

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 3 lần


    Cũng đang nghiên cứu sâu về vấn đề chứng cứ trong Tố tụng dân sự nên khi google search ra bài này nên cũng muốn đóng góp một số nội dung đã nghiên cứu:

    Liên quan tới các quy định pháp luật về chứng cứ, bác đã cung cấp khá chi tiết, cụ thể qua Nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP. Diễn giải một cách cụ thể hơn về vấn đề này, xin cung cấp chủ topic một số thông tin sau:

    Người có (cung cấp) chứng cứ, mà cụ thể trong trường hợp này là người cung cấp băng ghi âm là người có nghĩa vụ gửi kèm theo bản ghi âm văn bản xác nhận xuất xứ của bản ghi âm hoặc văn bản về sự  việc liên quan tới việc ghi âm đó.

    Nghe thì có vẻ không khách quan khi người cung cấp chứng cứ lại là người cung cấp văn bản xác nhận hoặc văn bản liên quan tới việc ghi âm đó. Tuy nhiên, việc cung cấp bản ghi âm, và văn bản xác nhận hoặc văn bản liên quan tới việc ghi âm đó MỚI CHỈ LÀ:

    - Cơ sở để được xác định là chứng cứ theo quy định của pháp luật, và từ đó là cơ sở để Tòa án tiến hành đánh giá trước khi THỪA NHẬN đó là chứng cứ.

    - Để được xác định, đánh giá là chứng cứ không đồng nghĩa với việc được Tòa án CÔNG NHẬN là chứng cứ.

    - Việc ghi âm, kèm theo văn bản xác nhận hoặc văn bản liên quan tới việc ghi âm đó mới chỉ là một trong số nhiều mảnh ghép trong bức tranh "Chứng cứ". Nói cách khác, để có chứng cứ thuyết phục, thì ngoài ghi âm, kèm theo bản xác nhận hoặc văn bản liên quan tới việc ghi âm đó, thì cần có thêm các loại chứng cứ khác, có liên quan, để tăng tính thuyết phục.

    Văn bản xác nhận hoặc văn bản liên quan tới việc ghi âm có những nội dung chính như sau:

    - Mục đích của việc ghi âm

    - Hoàn cảnh việc ghi âm

    - Địa điểm việc ghi âm

    - Nội dung tóm lược ghi âm

    Người lập văn bản xác nhận đúng sự thật và ký tên cuối văn bản.

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Lawyer.Luu_Vinh vì bài viết hữu ích
    BachThanhDC (25/12/2012) hoahoaduong (30/12/2012) gaconhocluat (30/03/2013)
  • #251941   30/03/2013

    gaconhocluat
    gaconhocluat

    Female
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2012
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1 lần


    chào các anh chị!!.

    Liên quan đến vấn đề này em xin góp ý kiến

    Ghi Âm:

    - Cơ sở để được xác định là chứng cứ theo quy định của pháp luật, và từ đó là cơ sở để Tòa án tiến hành đánh giá trước khi THỪA NHẬN đó là chứng cứ.

    - Để được xác định, đánh giá là chứng cứ không đồng nghĩa với việc được Tòa án CÔNG NHẬN là chứng cứ.

    Hi hi. cái này em đồng tình ạ!.

    Theo chú em làm bên công an điều tra chú nói:

    Băng ghi âm không được làm chứng cứ nhưng nó là căn cứ để tạo niềm tin đấu tranh với tội phạm thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #254168   10/04/2013

    nonamearmy
    nonamearmy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Nếu các bạn là DN bị những nhiễu thì theo minh nên làm như sau:

    1. Ghi âm lại yêu cầu vòi vĩnh của cá nhân đó.

    2. Chung chi theo yêu cầu của họ đi...đừng ngại (Cố gắng quay phim chụp hình nha).

    3. Đem tố cáo với Cơ quan Điều tra, chuyển hóa thành Vụ án hình sự, lú này trách nhiệm chứng minh thuộc về Cơ quan Điều tra (theo điều 10 BL TTHS).

    hi vọng là Doanh nghiệp k mất quá nhiều thời gian và tiền bạc để theo kiện...^^

     

     
    Báo quản trị |  
  • #254174   10/04/2013

    nonamearmy
    nonamearmy

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


     

    Theo chú em làm bên công an điều tra chú nói:

    Băng ghi âm không được làm chứng cứ nhưng nó là căn cứ để tạo niềm tin đấu tranh với tội phạm thôi.

    Băng ghi âm vẫn được coi là chứng chứ trong Tố tụng hình sự nếu Chuyển hóa nó như sau:

    - Hoặc là Trưng cầu giám định

    - Hoặc mở nó cho Đương sự nghe, đấu tranh buộc nó thừa nhận, sau đó thể hiện trong biên bản ghi lời khai.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nonamearmy vì bài viết hữu ích
    loveaffair (06/10/2013)
  • #570996   30/04/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (807)
    Số điểm: 5428
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Ghi âm lại có được xem là bằng chứng trước tòa?

    Theo quy định hiện hành thì tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Cho nên theo mình thì ghi âm cũng có thể xem là bằng chứng, chứng cứ nếu đáp ứng điều kiện luật định.

     
    Báo quản trị |  
  • #571916   31/05/2021

    Để được tòa án chấp nhận băng ghi âm là chứng cứ của vụ án thì đoạn băng ghi âm đó phải đáp ứng được các điều kiện theo luật định, nếu không chỉ được xem là tài liệu có liên quan, có giá trị tham khảo chứ không có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573062   30/06/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (853)
    Số điểm: 7307
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Chào bạn,

    Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2012/NQ-HĐTP, quy định về xác định chứng cứ như sau:

    “2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.”

    Ghi âm có thể được coi là nguồn chứng cứ để tòa án xem xét khi thỏa điều kiện trong điều trên là có văn bản trình bày về sự việc liên quan tới việc thu âm đó hoặc xác nhận của người đã cung cấp cho mình về xuất xứ của ghi âm.

     
    Báo quản trị |  
  • #580423   16/02/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Ghi âm lại có được xem là bằng chứng trước tòa?

    Cảm ơn chia sẻ của bạn, ngoài ra mình muốn bổ sung thêm thông tin về xác thực bản ghi âm như sau:

    Căn cứ khoản 4 Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, khi tiếp nhận băng ghi âm liên quan đến vụ án do những người bào chữa, người bị hại, người làm chứng... cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của pháp luật.
     
    Đồng thời, theo khoản 3 Điều 99, giá trị chứng cứ của bản ghi âm sẽ được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi; tính toàn vẹn của bản ghi âm; người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.
    Sau đó, việc bản ghi âm “lén” có phải là chứng trong vụ án
     
    Báo quản trị |  
  • #580463   17/02/2022

    nguyentoan010493
    nguyentoan010493

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2013
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Ghi âm lại có được xem là bằng chứng trước tòa?

    ghi âm hiện nay có thể dùng các phần mềm hiện đại làm thay đổi giọng nói, do đó nếu căn cứ vào mỗi ghi âm thì khó! (cần kết hợp âm thanh và hình ảnh)

     
    Báo quản trị |  
  • #580893   27/02/2022

    Ghi âm lại có được xem là bằng chứng trước tòa?

    Cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích từ bài viết của bạn. Mĩnh nghĩ rằng thông tin từ bài viết Ghi âm lại có được xem là bằng chứng trước tòa? sẽ có rất nhiều người quan tâm và giúp ích cho họ. Hy vọng có thể xem được nhiều bài viết từ bạn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #581127   28/02/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (807)
    Số điểm: 5428
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Thông thường những trường hợp ghi âm này đều là ghi âm lén, mà theo mình biết thì ghi âm lén là trái quy định pháp luật. Vậy trường hợp này, một tài liệu không hợp pháp có được xem là tài liệu, chứng cứ để tòa xem xét xét xử không?

     
    Báo quản trị |  
  • #582583   31/03/2022

    Để dược xem là bằng chứng trước tòa thì tài liệu ghi âm cần đáp ứng các điều kiện nhất định, theo đó người cung cấp tài liệu cũng cần đảm bảo về tính minh bạch của tài liệu ghi âm, thu hình và có sự xác nhận từ những người liên quan để chứng minh được đây không phải là tài liệu được ghi âm khi không có sự đồng ý của các đương sự, người liên quan còn lại.

     
    Báo quản trị |  
  • #583262   30/04/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (807)
    Số điểm: 5428
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo quy định về tố tụng thì nó chỉ mới là nguồn chứng cứ, nó chỉ trở thành chứng cứ có giá trị xem xét đưa ra xét xử khi nó được thu thập theo đúng trình tự thủ tục nghiêm ngặt, nếu bỏ sót bước nào thì cũng xem như chưa phải là chứng cứ hoặc đã không còn giá trị làm chứng cứ nữa.

     
    Báo quản trị |