Quyết định 259/QĐ-VKSTC năm 2023: Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #606359 25/10/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Quyết định 259/QĐ-VKSTC năm 2023: Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự

    Ngày 20/7/2023 Viện trưởng VKSND tối cao đã ban hành Quyết định  259/QĐ-VKSTC năm 2023 về việc ban hành quy chế công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ và hướng dẫn về thẩm quyền ký văn bản thuộc hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
     
    kiem-sat-viec-tam-giu-tam-giam-thi-hanh-an-hinh-su
     
    (1) Đối tượng thực hiện công tác kiểm sát tạm giam, tạm giữ
     
    Đối tượng của công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự là việc tuân theo pháp luật của Tòa án; cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam; cơ quan thi hành tạm giữ, tạm giam; cơ quan quản lý thi hành án hình sự; cơ quan thi hành án hình sự; cơ quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự; cơ quan, tổ chức được giao thi hành biện pháp tư pháp theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019
     
    Người có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động tư pháp thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Quy chế này.
     
    (2) Kiểm sát việc tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam và hồ sơ quản lý tạm giữ, tạm giam
     
    - Viện kiểm sát kiểm sát việc cơ sở giam giữ tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhằm bảo đảm cơ sở giam giữ thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại Điều 16 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
     
    - VKS kiểm sát việc cơ sở giam giữ lập hồ sơ và thực hiện chế độ quản lý hồ sơ tạm giữ, tạm giam theo quy định tại Điều 17 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
     
    (3) Kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ
     
    VKS kiểm sát việc thực hiện chế độ quản lý giam giữ của cơ sở giam giữ theo quy định tại Chương III Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 và các quy định của pháp luật khác có liên quan; trong đó chú trọng một số nội dung sau:
     
    - Việc phân loại quản lý người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
     
    - Việc thực hiện chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
     
    - Việc thực hiện trích xuất người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
     
    - Việc chuyển giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
     
    - Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
     
    - Việc kỷ luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ;
     
    - Việc quản lý đồ vật, tư trang, tiền, tài sản của người bị tạm giữ, người bị tạm giam;
     
    - Việc giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;
     
    - Việc giải quyết trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam chết.
     
    Kiểm sát việc bảo đảm quyền và các chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam
     
    - VKS kiểm sát việc cơ sở giam giữ bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 không bị luật hạn chế phải được tôn trọng và bảo vệ; bảo đảm nhân đạo, không bị tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
     
    - VKS kiểm sát việc cơ sở giam giữ bảo đảm thực hiện các chế độ ăn, ở, mặc và tư trang; gửi và nhận thư, sách báo, tài liệu; chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định tại Chương IV Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
     
    Chú ý các chế độ đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người bị kết án tử hình đang bị tạm giam theo quy định tại Chương V, Chương VI Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
     
    (4) Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
     
    - Đơn từ tất cả các nguồn đều phải được phân loại, xử lý và quản lý thống nhất qua đơn vị, bộ phận Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp theo quy định, quy chế của ngành Kiểm sát nhân dân.
     
    - Khi kiểm sát tại cơ sở giam giữ nếu nhận được đơn khiếu nại, tố cáo hoặc có người trực tiếp khiếu nại, tố cáo quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thì Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải lập biên bản ghi nhận sự việc với cơ sở giam giữ; trường hợp khiếu nại, tố cáo bằng lời nói thì hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo viết đơn hoặc ghi lại nội dung khiếu nại, tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại, tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Sau đó, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên báo cáo, đề xuất phân loại, xử lý đơn theo quy định.
     
    - Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, Chương IX Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, quy định của pháp luật khác có liên quan và quy định của ngành Kiểm sát nhân dân.
     
    Xem thêm Quyết định  259/QĐ-VKSTC năm 2023 có hiệu lực từ ngày ban hành.
     
    894 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (08/12/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận