Quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm

Chủ đề   RSS   
  • #544669 29/04/2020

    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm

    Tôi là sinh viên khoa ngữ văn lớp chất lượng cao. Tôi làm cộng tác viên viết sách tham khảo ngữ văn cho công ty. Và sau khi viết xong thì công ty sẽ là chủ sở hữu. Vậy quyền tác giả của tôi bao gồm quyền gì? Nếu công ty sao chép tác phẩm của tôi thì có vi phạm không?
     

    Đây là câu hỏi dạo gần đây mình thấy rất nhiều bạn thắc mắc gửi đến Thư viện Pháp luật. Quy định cụ thể được Căn cứ theo Điều 36 và Điều 39 Luật sở hữu trí tuệ 2005:

    Điều 36. Chủ sở hữu quyền tác giả

    Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức; cá nhân nắm giữ một; một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

    Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả


    1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này; trừ trường hợp có thỏa thuận khác“.

    Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (quyền tài sản) và khoản 3 Điều 19 (quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm) của Luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Bên cạnh đó,  căn cứ khoản 2 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan:

    “2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19; trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này“.

    Căn cứ Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì quyền nhân thân đối với tác phẩm bao gồm:

    “Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

    1. Đặt tên cho tác phẩm.

    2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

    3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

    4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa; cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

    Như vậy, quyền nhân thân của bạn bao gồm:

    +) Quyền đặt tên cho tác phẩm;

    +) Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

    +) Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;

    +) Nếu có thỏa thuận thì bạn còn có thể công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

    Đối với công ty sẽ có các quyền tài sản sau: sao chép tác phẩm, làm tác phẩm phái sinh; phân phối nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm… Do đó, công ty có quyền sao chép tác phẩm vì công ty là chủ sở hữu tác phẩm nên hành vi này là không vi phạm pháp luật.

     

     
    1941 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #544740   29/04/2020

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Cho mình hỏi trường hợp phóng viên A thực hiện xong một đoạn phóng sự ngắn về cuộc sống của những đứa trẻ lang thang cơ nhở, sau đưa cho bạn mình là B xem để góp ý. Tuy nhiên B đã cung cấp đoạn phóng sự đó cho đài truyền hình để phát sóng trong ( khi phát sóng có nêu tên tác giả). Khán giả được xem miễn phí chương trình này. Vậy chị A có quyền đối với tác phẩm là đoạn phóng sự này không? Có quyền yêu cầu đài truyền hình phải thanh toán thù lao cho mình không?

     
    Báo quản trị |