Quy trình thử nghiệm đánh giá khả năng chịu hư hại khi ngập lụt của mẫu thử vật liệu XD

Chủ đề   RSS   
  • #610078 29/03/2024

    phucpham2205
    Top 500
    Lớp 5

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (369)
    Số điểm: 6801
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 140 lần
    SMod

    Quy trình thử nghiệm đánh giá khả năng chịu hư hại khi ngập lụt của mẫu thử vật liệu XD

    TCVN 13935:2024 quy định phương pháp thử ngâm nước và làm khô áp dụng cho vật liệu xây dựng sử dụng trong các công trình xây dựng có khả năng ngập trong nước lũ.

    (1) Tiêu chuẩn của những thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong quá trình thử 

    Theo TCVN 13935:2024 quy định những thiết bị, dụng cụ được sử khi thực hiện phương pháp thử, bao gồm:

    - Bình hoặc thùng chứa để ngâm mẫu thử: 

    + Phải được chế tạo từ vật liệu chịu ăn mòn, sạch.

    + Không có cặn bẩn và phải có kích thước phù hợp để ngâm mẫu thử trong nước theo yêu cầu của phương pháp thử này.

    - Giá đỡ mẫu thử: là các thanh thủy tinh hoặc các vật liệu phù hợp:

    + Có thể giữ cho mẫu thử không tiếp xúc với bề mặt đáy của dụng cụ chứa nước trong suốt quá trình ngâm mẫu hoặc tiếp xúc với mặt sàn trong quá trình làm khô.

    + Vật liệu chế tạo giá đỡ không được ảnh hưởng đến các đặc tính của mẫu thử như gây ố màu, biến dạng cục bộ, hoặc phá hủy mẫu thử do vật nặng chèn mẫu hoặc các nguyên nhân khác.

    - Hệ thống giá đỡ:  Không tạo lực tác động vào phần kết nối giữa các loại vật liệu xây dựng trong mẫu thử.

    + Trường hợp là mẫu thử kết cấu sàn và tường thì có thể có giá đỡ ở phía dưới.

    + Trường hợp là mẫu thử kết cấu trần thì hệ thống giá đỡ nên được treo sao cho không tạo lực tác động đến các phần kết nối.

    - Cân: có khả năng cân với độ chính xác đến ±1g.

    (2) Tiêu chuẩn của thuốc thử, vật liệu được sử dụng trong quá trình thử

    Cụ thể, TCVN 13935:2024 quy định thuốc thử, vật liệu sử dụng trong quá trình thử cần đáp ứng được những tiêu chuẩn như sau:

    Nước ngâm mẫu: 

    - Nguồn gốc: Nước ăn uống sau khi lọc. 

    - Nhiệt độ: (27 ± 2) °C. 

    - Độ pH: nằm trong khoảng (6,0 ÷ 9,0). 

    - Loại bỏ Clo và Flo: hơn 95% lượng Cl- và F- có trong nước.

    - Thêm vào chất đại diện các chất đại diện nước thải, chất đại diện nấm mốc và chất dinh dưỡng.

    Xem chi tiết quy trình thêm các chất đại diện các chất đại diện nước thải, chất đại diện nấm mốc và chất dinh dưỡng tại mục 6.1.1 TCVN 13935:2024.

    Mẫu thử: Phải được mô tả đầy đủ nhất có thể các thông tin như sau:

    - Loại vật liệu xây dựng.

    - Các chi tiết của kết cấu xây dựng.

    - Phương pháp chế tạo mẫu.

    - Các chi tiết có thể ảnh hưởng đến đặc tính của mẫu thử khi ngâm nước, làm khô và làm sạch.

    Tuy nhiên, cũng có thể thay đổi kích thước và cấu tạo mẫu thử để phù hợp cho mục đích của thử nghiệm. Trường hợp mục đích của thử nghiệm là để đánh giá đặc tính của một loại vật liệu xây dựng cụ thể sau lũ lụt thì mẫu thử sẽ chỉ gồm 01 loại vật liệu xây dựng đó. Mẫu thử đơn như vậy cho phép đánh giá riêng đặc tính của vật liệu xây dựng mà không bị ảnh hưởng bởi đặc tính hút nước, đặc tính khô và thay đổi kích thước của các loại vật liệu khác như khi thử nghiệm với mẫu thử là tổ hợp các loại vật liệu xây dựng khác nhau.

    Trường hợp mục đích của thử nghiệm là để đánh giá đặc tính của một tổ hợp các loại vật liệu xây dựng thì đây là mẫu thử đại diện trong thực tế khi có lũ lụt, mẫu thử có thể bao gồm một tổ hợp các loại vật liệu xây dựng như kết cấu tường và sàn.

    Bên cạnh đó, TCVN 13935:2024 cũng nêu rõ, dựa vào mục đích của thử nghiệm, mẫu thử sẽ bao gồm các mối nối, dây buộc, chất kết dính và các loại vật liệu khác (ví dụ: vữa xây, bột matit và chất kết dính) và các mẫu thử kết cấu xây dựng cho phép đánh giá đặc tính của vật liệu xây dựng trong thực tế hơn là mẫu thử chỉ bao gồm một loại vật liệu, phù hợp với mục đích sử dụng trong thực tế. Kích thước của mẫu thử sẽ thay đổi phụ thuộc vào loại vật liệu xây dựng cần thử nghiệm.

    (3) TCVN 13935:2024: Quy trình thử nghiệm đánh giá khả năng chịu hư hại khi ngập lụt của mẫu thử vật liệu XD

    Theo TCVN 13935:2024, quy trình thử nghiệm mẫu thử diễn ra như sau:

    Chuẩn bị mẫu thử: 

    - Mẫu thử phải được ổn định trong buồng dưỡng hộ mẫu cho đến khi mẫu thử đạt khối lượng cân bằng. 

    - Khối lượng cân bằng ban đầu, Wbđ, phải được xác định trước khi ngâm mẫu thử. Khối lượng cân bằng ban đầu được xác định bằng cách cân khối lượng mẫu thử định kỳ.

    Ngâm mẫu:

    - Mẫu thử phải được ngâm trong nước ở nhiệt độ (27±2) °C.

    - Độ ẩm tương đối trong buồng không được nhỏ hơn 90 %, hướng đặt mẫu thử khi ngâm được quy định chi tiết tại mục 8.2.1 TCVN 13935:2024 và thời gian ngâm phải trong khoảng từ 72 đến 80 tiếng.

    Độ hút nước: được tính theo tỷ lệ phần trăm khối lượng mẫu thử tăng lên sau khi ngâm nước so với khối lượng cân bằng của mẫu thử ban đầu, theo công thức như sau:

    Trong đó: 

    WA là phần trăm khối lượng mẫu thử tăng lên sau khi ngâm nước (%);

    Wướt là khối lượng mẫu thử ướt cân được trong khoảng 1 tiếng sau khi đưa mẫu thử ra ngoài (g).

    Wbđ là khối lượng của mẫu thử ở trạng thái cân bằng ban đầu trước khi ngâm nước (g).

    Làm khô mẫu: Sau khi đưa mẫu ra khỏi thùng ngâm phải để khô mẫu trong môi trường có nhiệt độ (27 ± 2) °C, độ ẩm tương đối không nhỏ hơn 90 % cho đến khi mẫu thử đạt khối lượng cân bằng.

    Sau đó, trong khoảng 01 tiếng sau khi đưa mẫu thử ra ngoài, tiến hành cân khối lượng mẫu thử và tiếp tục cân định kỳ để xác định thời điểm mẫu thử đạt khối lượng cân bằng kết thúc, Wkt(.) Khi mẫu thử đạt khối lượng cân bằng kết thúc phải ghi lại khoảng thời gian. Wkt(,) được tính từ thời điểm đưa mẫu thử ra ngoài thùng ngâm mẫu.

    Làm sạch mẫu: Có thể làm sạch mẫu bằng các biện pháp thông thường như sử dụng xà phòng diệt khuẩn và nước ăn uống, rửa sạch lại bằng nước ăn uống.

    Trường hợp mẫu thử là các sản phẩm bọc phủ tường thì nên tháo rời để tạo điều kiện cho quá trình làm khô, có thể tiếp cận vệ sinh làm sạch phần góc tường, hoặc để kiểm tra các vật liệu bao phủ bên ngoài.

    Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng vải sợi nhỏ hoặc bàn chải mềm (không chứa kim loại) cùng với nước đã được chứng minh là có thể loại bỏ nấm và các chất bẩn nhiễm vi khuẩn trên bề mặt mẫu thử đã tiếp xúc với dung dịch ngâm mẫu.

    Báo cáo thử nghiệm: Các bước báo cáo kết quả thử nghiệm được quy định chi tiết tại mục 9 TCVN 13935:2024.

     
    39 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận