Quy định sử dụng Người lao động cao tuổi

Chủ đề   RSS   
  • #524574 31/07/2019

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Quy định sử dụng Người lao động cao tuổi

    Công ty tôi hoạt động trong ngành cơ khí có những bộ phận nặng nhọc độc hại : đột, dập, xử lý nhiệt, mài,... Những lao động làm tại bộ phận này độ tuổi nam : 55 trở lên; nữ 50 trở lên có phải là lao động cao tuổi và được hưởng chế độ làm việc “thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ ” được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương. Ngoài ra còn được hưởng những chế độ nào theo luật nữa.

     

     
    1048 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #524620   31/07/2019

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Theo quy định tại khoản 1 Điều 166 Bộ luật lao động 2012 thì:
    "1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này."
     
    Tại khoản 2 Điều 187 quy định "2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này." 
     
    Nhưng hiện tại thì chưa có văn bản nào của chính phủ hướng dẫn cụ thể về độ tuổi này, tuy nhiên theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì có quy định về độ tuổi này nên trường hợp này mình có thể hiểu và áp dụng tương tự:
     
    "b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội" (điểm b khoản 1 Điều 54)
     
    Vậy có thể hiểu nếu lao động nam 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì có thể được xem là lao động cao tuổi.
     
    Hiện tại các chế độ cho lao động cao tuổi thì chị áp dụng về việc rút ngắn thời gian làm việc và đảm bảo các điều kiện khi NLĐ cao tuổi làm công việc nặng nhọc độc hại thôi, về các chế độ khác thì luật hiện tại chưa có quy định cụ thể.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vyvy2409 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2019)
  • #524649   31/07/2019

    minhtam130496
    minhtam130496

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/04/2019
    Tổng số bài viết (81)
    Số điểm: 820
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 25 lần


    Theo quy định tại Điều 166, 187. Bộ luật Lao động 2012 thì:

    Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

    Ngoài những chế độ mà bạn nói thì còn có rất nhiều chế độ khác mà người lao động cao tuổi được hưởng như:

    Người lao động cao tuổi chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu và đang thực hiện hợp đồng lao động vẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn như người bình thường.

    Ngoài ra người lao động cao tuổi còn được hưởng ưu đãi về sức khỏe như: Khám sức khỏe ít nhất hai lần một một năm (Điều 152. Bộ luật Lao động 2012)

     

     

    Cập nhật bởi minhtam130496 ngày 31/07/2019 06:23:50 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhtam130496 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2019)
  • #524759   31/07/2019

    Điều kiện để sử dụng người lao động cao tuổi: Khoản 1 và khoản 3 Điều 167 Bộ luật lao động quy định :

    1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

    2. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của chính phủ”.

    Theo đó, Khoản 1 Điều 11 Nghị đinh 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động,vệ sinh lao động quy định: “Việc sử dụng người lao động cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật;

    b) Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc;

    c) Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người lao động;

    d) Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm;

    đ) Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc”.

    Quyền lợi của người lao động cao tuổi: Theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 4 Điều 167 Bộ luật lao động thì:

    – Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

    – Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc

     

    Cập nhật bởi thanhthuc30 ngày 31/07/2019 10:34:55 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthuc30 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (01/08/2019)