Trong thời gian qua xuất hiện nhiều vụ việc liên quan đền sai phạm của một số cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong vấn đề kinh doanh của người dân.
Như vụ kinh doanh cà phê xin chào hay vụ kinh doanh phở chậm đăng ký kinh doanh bị khởi tố. Sau khí xem xét có nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn, Thủ tướng đã họp và đưa ra yêu cầu không thực hiện những hoạt động gây khó khăn, cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chủ trương đã được đưa ra nhưng thực tế thì như thế nào?
Cụ thể ngày 8/8 vừa qua, báo chí có phản ánh thông tin anh Dương Trọng Tiến làm dịch vụ kinh doanh mua bán, sửa chữa điện thoại cũ tại quận 10 (TP HCM) bị công an bắt quả tang, khám xét khẩn cấp vì bị cho là kinh doanh trái phép.
Nhận thấy được sự vô lý của vấn đề này, Thủ tướng đã ra công văn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải xem xét lại vụ việc này.
Như thế cho dù đã có văn bản từ cấp trên, nhưng cấp dưới vẫn chẳng quan tâm, dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, và vấn đề này hiện đang tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực của pháp luật Việt Nam.
Đơn giản như nếu Nghị quyết hoặc Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể một vấn đề chẳng hạn như giảm thuế suất thuế TNDN cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với những người dân như chúng ta thì nhìn vào chả có gì phải gọi là vướng mắc. Tuy nhiên, để những cơ quan có thẩm quyền thực hiện được thì còn cần phải có Nghị định, Thông Tư hướng dẫn, thậm chí nhiều nơi còn phải chờ cả Công văn chỉ đạo mới “dám” thực hiện.
Thế mới biết, chúng ta ai cũng nghĩ rằng Hiến pháp là văn bản cao nhất và mọi người đều phải tuân thủ, tuy nhiên Hiến Pháp mà không có Luật thì chỉ là lý tưởng, Luật mà không có Nghị định thì chỉ là chủ trương và Nghị định đôi khi không có Thông tư thì chỉ là hình mẫu.