Pháp luật Việt Nam_Không thể thực hiện khi chỉ dừng ở chủ trương

Chủ đề   RSS   
  • #433613 16/08/2016

    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


    Pháp luật Việt Nam_Không thể thực hiện khi chỉ dừng ở chủ trương

          Trong thời gian qua xuất hiện nhiều vụ việc liên quan đền sai phạm của một số cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong vấn đề kinh doanh của người dân.

    Như vụ kinh doanh cà phê xin chào hay vụ kinh doanh phở chậm đăng ký kinh doanh bị khởi tố. Sau khí xem xét có nhiều quy định không phù hợp với thực tiễn, Thủ tướng đã họp và đưa ra yêu cầu không thực hiện những hoạt động gây khó khăn, cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.

    Tuy nhiên, chủ trương đã được đưa ra  nhưng thực tế thì như thế nào?

           Cụ thể ngày 8/8 vừa qua, báo chí có phản ánh thông tin anh Dương Trọng Tiến làm dịch vụ kinh doanh mua bán, sửa chữa điện thoại cũ tại quận 10 (TP HCM) bị công an bắt quả tang, khám xét khẩn cấp vì bị cho là kinh doanh trái phép.

    Nhận thấy được sự vô lý của vấn đề này, Thủ tướng đã ra công văn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền phải xem xét lại vụ việc này.

    Như thế cho dù đã có văn bản từ cấp trên, nhưng cấp dưới vẫn chẳng quan tâm, dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe”, và vấn đề này hiện đang tồn tại trong rất nhiều lĩnh vực của pháp luật Việt Nam.

           Đơn giản như nếu Nghị quyết hoặc Nghị định của Chính phủ quy định cụ thể một vấn đề chẳng hạn như giảm thuế suất thuế TNDN cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với những người dân như chúng ta thì nhìn vào chả có gì phải gọi là vướng mắc. Tuy nhiên, để những cơ quan có thẩm quyền thực hiện được thì còn cần phải có Nghị định, Thông Tư hướng dẫn, thậm chí nhiều nơi còn phải chờ cả Công văn chỉ đạo mới “dám” thực hiện.

    Thế mới biết, chúng ta ai cũng nghĩ rằng Hiến pháp là văn bản cao nhất và mọi người đều phải tuân thủ, tuy nhiên Hiến Pháp mà không có Luật thì chỉ là lý tưởng, Luật mà không có Nghị định thì chỉ là chủ trương và Nghị định đôi khi không có Thông tư thì chỉ là hình mẫu. 

     
    48440 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #475610   23/11/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Việc thực hiện chưa đúng chủ trương pháp luật từ Trung ương chỉ đạo xuống do nhiều lý do khác nhau như các cơ quan, ban, nghành hiểu sai, hiểu chưa đúng chủ trương... Còn các vụ án như quán Cà phê Xin Chào thì đúng là "trên bảo dưới không nghe", cố tình làm trái quy định của pháp luật. Vì vậy, để chủ trương được hiểu và thực thi trong các cơ quan, ban nghành là không hề dễ khi cơ chế làm việc của các cơ quan còn thụ động, chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #478675   15/12/2017

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Hay cho câu “Hiến Pháp mà không có Luật thì chỉ là lý tưởng, Luật mà không có Nghị định thì chỉ là chủ trương và Nghị định đôi khi không có Thông tư thì chỉ là hình mẫu.” Một câu nói chuẩn không chỉnh đối với pháp luật Việt Nam. Những tuởng nhiều văn bản khi ban hành đã có những quy định chuyển tiếp và thời điểm có hiệu lực cũng cách rất xa thời điểm ban hành sẽ giúp địa phuơng có thể huớng dẫn kịp thời và áp dụng. Thế nhưng không, lợi bất cập hại, văn bản càng cao thì lại càng khó áp dụng. 

     
    Báo quản trị |  
  • #479824   25/12/2017

    Thật ra chuyện xuất hiện nghị định hướng dẫn luật, rồi thông tư hướng dẫn nghị định, rồi công văn, kế hoạch này nọ cũng là không thể thiếu ở Việt Nam, bởi Hiến pháp hay các bộ luật ở Việt Nam tương đối ngắn, những quy định trong đó đa phần mang tính chung chung, phổ quát, mà những tình huống xảy ra trong đời sống lại muôn hình vạn trạng, không thể cứ lấy luật áp vào là mọi chuyện xong hết, với lại không phải bất cứ ai cũng có thể hiểu và áp dụng được luật. Chẳng hạn, Luật báo chí 2016 có quy định quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tuy nhiên quyền tự do có phạm vi đến đâu, trường hợp nào hạn chế tự do ngôn luận,...chắc phải có văn bản dưới luật hướng dẫn rồi. Nhìn vào hệ thống pháp luật nước ta, người dân không chỉ e ngại chuyện văn bản quy phạm pháp luật quá nhiều, mà còn cả chuyện mỗi địa phương hiểu luật khác nhau dẫn đến áp dụng khác nhau. Nếu nói văn hóa - xã hội, dân cư, mức độ phát triển kinh tế, giáo dục mỗi vùng miền khác nhau thì chuyện áp dụng pháp luật ở những vùng đó không giống nhau là chuyện dễ hiểu thôi. Nhưng nếu có những vùng miền tương tự nhau về văn hóa - xã hội, dân cư, mức độ phát triển kinh tế, giáo dục, chỉ khác nhau tên gọi vẫn áp dụng pháp luật không giống nhau thì chắc rằng cách hiểu quy định pháp luật không đồng nhất, vậy thì chắc chắn có chuyện người hiểu đúng người hiểu không đúng. Khi đó, việc áp dụng luật tùy vào ý chí và cách hiểu của lãnh đạo địa phương hay sẽ có hướng dẫn cụ thể từ cơ quan trung ương, rồi lại xuất hiện thêm nhiều văn bản quy phạm pháp luật dưới luật nữa? Tất cả cứ như vòng luẩn quẩn vậy. Thật ra cá nhân mình chỉ muốn mỗi lĩnh vực, ngành nghề có một văn bản quy phạm pháp luật duy nhất, để mỗi khi cần giải quyết một vấn đề chỉ cần lấy nó ra tra cứu là xong, hồi trước mỗi lần đi thi là lại "ôm" theo cả đống tài liệu, nào luật, nghị định, thông tư, chưa kể sửa đổi bổ sung, mỗi lần tra cứu lại rối tin rối mù lên.

     
    Báo quản trị |  
  • #479835   26/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Vấn đề của pháp luật nước ta chính là cái gì cũng đòi hỏi chỉ thị cụ thể, thông tư nghị định quy định rõ ràng thì mới thực hiện. Thậm chí có những vấn đề đã rất cụ thể và có thể áp dụng ngay được nhưng cơ quan có thẩm quyền lại nói là chưa có văn bản hướng dẫn, khiến cho sự việc bị ùn tắc và không giải quyết kịp thời, người dân bức xúc.

    Pháp luật nếu không có gía trị thực thi thì chỉ là pháp luật trên giấy mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #480097   27/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Tình hình này thật sự rất đáng phải quan tâm và phải suy nghĩ ra cách nào đó để thực hiện đồng bộ, đồng loạt từ trung ương đến địa phương điều đó mới mang lại sự hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật. Đặc biệt là có sự thống từ Trung ương đến địa phương, hướng dẫn rõ ràng các văn bản để người dân hiểu được vấn đề.

    Việc các văn bản pháp luật chồng chéo nhau hay luật ra đời phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn dẫn đến tình trạng khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

    Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 27/12/2017 05:59:06 CH

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #498096   29/07/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Nói là dừng ở chủ trương chứ thực tế là cũng ban hành văn bản này nọ hết rồi, chẳng qua khi thực thi và áp dụng thì gặp vướng mắc khó khăn và khong có lợi nên không làm, hoặc alf nói không quan tâm, bỏ lơ đi. Khi nào trên thanh tra xuống thì nói do trong quá trình làm việc gặp pahir khó khăn vướng mắc, do hạn chế về đại hình, vùng miền ... đủ các lý do để trốn tránh việc. Văn bản hướng dẫn, công văn phúc đáp, trả lời thì chồng chéo, không hợp lý giữa văn bản này và văn bản kia gây tranh cãi và mâu thuẫn

     
    Báo quản trị |  
  • #498105   29/07/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Theo mình nghĩ thì mỗi loại  hình sẽ có những nội dung hướng dẫn cho nhau, như nghị định thì hướng dẫ cho Luật, thông tư thì hướng dẫn cho Nghị định. Cứ như vậy nó tạo nên một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Tuy nhiên thì xã hội luôn vận động và thay đổi nên các quy phạm pháp luật cũng vậy, vì thế những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cho luật sẽ giúp giải quyết nhanh chóng, hợp lý những vấn đề trước mắt mà luật chưa có quy định cụ thể. Qua đó có thể đảm bảo được sự công bằng hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #498128   30/07/2018

    Có một hiện thực mà xưa nay vẫn thế ở Việt Nam. Đúng ra, mình nói chung ở đây là những người đại diện cho dân quản lý đất nước, những người đề ra biện pháp, chính sách điều chỉnh xã hội thì chính sách phải đi trước cuộc sống, trước những phát sinh của xã hội. Bởi vì, chúng ta có những cơ quan, những con người được tuyển dụng, được bố trí, bổ nhiệm, đào tạo để làm những việc đó "để nghiên cứu chính sách". Trong quản lý chúng ta quá bị động, và nếu không nói là đi sau thời đại, như vậy về tổng thể, vô hình chung chính sách đã thiếu bản chất định hướng xã hội mà là bị xã hội định hướng (rất nhiều dự thảo luật, thậm chí chính sách phải thay đổi vì kiểu "đi dép lào lên tàu vũ trụ" hoặc đi sau xã hội). Tôi có một số năm làm bên nhà nước và nhận ra, quan đểm dùng người trọng hệ thống quản lý hành chính gặp rất nhiều vấn đề, cụ thể: Những sinh viên được đào tạo, học tập (rèn luyện cả về năng lực, tôi luyện cả về tư tưởng cách mạng) tại các trường "cái nôi của hành chính, chính trị" thì thiếu chế độ thu hút, thậm trí không được tuyển, bố trí, trọng dụng vì lý do "ông, cháu", số lượng rất nhiều đang thất nghiệp, nhảy sang các khối ngành kinh tế làm, trong khi đó lại bố trí ông kỹ sư xây dựng vào làm công tác cán bộ, ông quản trị kinh doanh vào làm lao động-thương binh, ông cử nhân văn học vào làm đất đai.... Những người này, bỏ qua vấn đề năng lực cá nhân, chỉ nói về trình độ chuyên môn thì khả năng nắm bắt, tiến bộ trong công việc sẽ chậm, bên cạnh đó nếu cân nhắc thăng chức vẫn phải đi học thêm "tại chức" các chuyên ngành về nhà nước (quá lãng phí ngân sách, lãng phí kinh phí đào tạo vì không đúng người, đúng việc). Tôi nghĩ đây cũng là một trong những lý do mà việc áp dụng pháp luật vào cuộc sống đôi khi rất chậm, phải cầm tay chỉ việc vì khả năng đọc hiểu, triển khai của cán bộ, kiểu "để đạo sĩ tụng kinh". Luật, nghị định, thông tư.... là đúng, nhưng người làm còn rất nhiều điều chưa đúng, vô vàn vấn đề cần có sự thay đổi.... Chúng ta gặp vấn đề về liệu đã "đúng người, đúng việc".

    Cập nhật bởi phammui16 ngày 30/07/2018 02:26:37 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #498145   30/07/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 84 lần


    Mình thấy pháp luật Việt Nam đâu phải chỉ không thể thực hiện khi chỉ dừng ở chủ trương. Ngay cả khi được quy định rõ ràng trong Luật, Nghị định, thậm chí Thông tư mà còn chưa thực thi được. Đơn giản như xử phạt vứt rác bừa bãi. Vừa qua ai cũng biết Vinhome Central Park đã thất thủ hôm khai trường vì người ngoài tràn vào vứt rác bừa bãi. Thế mà có trường hợp nào bị phạt đâu. Ý thức là một chuyện, nhưng thực thi như thế thì còn gì là kỷ cương luật pháp nữa.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #498189   30/07/2018

    Đây là một vấn đề không phải mới trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nhiều quy định pháp luật khiến người dân dở khóc, dở cười, pháp luật xa rời thực tế, chỉ mang tính lý thuyết mà không thể áp dụng được. Thêm vào đó là vấn đề chồng chéo về các quy định pháp luật, là sự không thống nhất trong điều chỉnh một quan hệ xã hội... dẫn tới pháp luật trở nên tùy nghi, tùy cách hiểu của mỗi người mà áp dụng pháp luật khác nhau.

    Cập nhật bởi Thuyulaw ngày 30/07/2018 08:15:08 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #498576   02/08/2018

    Cherry1234
    Cherry1234

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/07/2018
    Tổng số bài viết (106)
    Số điểm: 645
    Cảm ơn: 75
    Được cảm ơn 10 lần


    Đây là tình hình chung hiện nay bởi, khi luật ra đời thì cần phải có nghị định hay thông tư hướng dẫn, tuy nhiên Pháp luật ban hành ra mà chưa có hướng dẫn ngay và liền thì sẽ dẫn đến tình trạng mỗi nguwofi hiểu một ý và dẫn đến áp dụng vào thực tế không thống nhất

     
    Báo quản trị |  
  • #499235   10/08/2018

    Việc thực hiện các thủ tục và theo chỉ dẫn từ cấp trên xuống cấp địa phương thật sự chưa thống nhất. Nhiều khi ban hành là vậy, nhưng địa phương thực hiện khác. Hoặc một số thứ địa phương bất cập mà đợi câp trên ban hành thì không biết bao giờ mới giải quyết được vấn đề, cho nên việc thực hiện đôi lúc sai chỗ này sai chỗ kia không biết nên trách ai. Mà cuối cùng thì người thiệt hại cũng là dân, rắc rối từ thủ tục, cho đến chờ đợi vì thời gian. 

     
    Báo quản trị |  
  • #499360   12/08/2018

    louispham93
    louispham93

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2018
    Tổng số bài viết (71)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 79
    Được cảm ơn 12 lần


    Cứ trên chủ trương xuống mà dưới thì không nghe, hợc nghe xong bỏ ngoài tai. Pháp luật muốn được thực hiệm điều kiện cần thiết là phải sửa đổi được nhận thức, tư duy và thái độ thả lơ của các cấp chính quyền cơ sở. Phải có sự ràng nuộc bằng chế tài đối với các cơ quan không thực hiện theo chủ trương đã đề ra và cần có sự kiểm tra tình hình áp dụng của cơ quan có thẩm quyền!

     
    Báo quản trị |  
  • #499378   12/08/2018

    Một hiện trang của nền lập pháp nước ta không thế thông nhất và liên kết với cơ quan thi hành pháp luật. Ở trên ban hành luật phía dưới đợi văn bản hướng dẫn chứ không áp dụng luôn vì không biết cụ thể phải áp dụng giải quyết như thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #499395   12/08/2018

    Khi lập pháp chủ trương luôn hướng tới 1 tương lai vô cùng hoàn mỹ. Ngoài ra chủ trướng khá bao quát khó áp dụng với thực tiễn nền kinh tế, chính trị xã hội Việt Nam. Bởi vì khá bao quát, thường có câu thòng nên mỗi người hiểu một ý, không thống nhất về cách áp dụng. Làm cho hệ thống pháp luật mất cân đối, gây lằng nhằng, tốn thời gian

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500634   27/08/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Muôn vàn kiểu dở khóc dở cười về tình trạng này rồi, khi trên đưa xuống văn bản chỉ thị phải làm một vấn đề, dưới làm theo nhưng gặp vướng mắc pahri xin ý kiến chỉ đạo xem nên làm như thế nào cho ổn thỏa, giải quyết vướng mắc. Tuy nhiên trên đưa xuống cũng chỉ ns làm theo chủ trương của Đảng và Nhà nước và không giải thích gì thêm. Hiện nay thì đã rất ít, tuy nhiên vẫn còn sự yếu kém trong công tác truyền đạt và hướng dẫn thi hành

     
    Báo quản trị |  
  • #504808   15/10/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Pháp luật ban hành những văn bản pháp luật chỉ dừng lại ở chủ trương và không được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Việc ban hành chủ trương thì không hề khó, nội dung chủ trương rất tích cực, rất hợp lòng dân. Tuy nhiên, để chủ trương có thể đi vào áp dụng được trong thực tiễn thì phải cần sự quản lý sát sao từ các cấp quản lý, lãnh đạo để thực hiện đúng tinh thần của chủ trương cũng như tăng sự tin tưởng của người dân vào bộ máy chính quyền.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #504838   15/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77122
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Chủ trương ban hành nhiều, thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Bộ máy lãnh đạo nhưng có một thực tế là người ta chỉ thành lập "Ban Chỉ đạo" chứ ít khi nghe "Ban hành động". Vì chỉ đạo hơi nhiều mà thiếu hành động nên chủ trương chỉ mới biểu hiện ở dạng "biển hiệu". 

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #504857   15/10/2018

    Luật pháp ở nước ta thật sự vẫn chưa đi vào "đời sống" của người dân. Vẫn còn đó những điều luật được ban hành mà rất khó tiến hành thực hiện được. Tuổi thọ của các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta thường không cao và thường xuyên có những văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế. Một phần cũng do trình độ lập pháp không cao bên cạnh đó việc người dân không nắm được các quy định của pháp luật cũng làm cho các cơ quan nhà nước phải rất đau đầu trong việc hướng dẫn họ thực thi pháp luật.
     
    Báo quản trị |  
  • #504892   15/10/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 12993
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Quan điểm của mình thì vấn đề ở đây là do việc xây dựng một văn bản luật có tính chất bắt buộc áp dụng chung rất là khó khăn. Với thành phần xã hội đa dạng thì việc có thể điều chỉnh tất cả một cách nghiêm minh nhưng hợp tình hợp lý là rất tốn thời gian. Do đó không thể trách các nhà làm luật được.

     
    Báo quản trị |