Phân biệt tội phạm hình sự và các vi phạm pháp luật khác

Chủ đề   RSS   
  • #559848 02/10/2020

    ThienAnhHoa

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/09/2020
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 30 lần


    Phân biệt tội phạm hình sự và các vi phạm pháp luật khác

    Phân biệt tội phạm hình sự và các vi phạm pháp luật khác - Ảnh minh họa

    Phân biệt tội phạm hình sự và các vi phạm pháp luật khác - Ảnh minh họa

    Tội phạm khác với các vi phạm pháp luật khác ở tính "nguy hiểm đáng kể” cho xã hội của hành vi. Cả hai đều là những hành vi phạm pháp luật và gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, tính nguy hiểm của tội phạm cao hơn so với những hành vi vu phạm pháp luật khác.

    Tiêu chí

    Tội phạm

    Các vi phạm pháp luật khác

    Căn cứ pháp lý

    Quy định trong Bộ luật hình sự (Hiện hành là Bộ luật hình sự 2015), cụ thể tại Khoản 1 Điều 8 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    Một hành vi là tội phạm khi đủ các dấu hiệu: là hành vi nguy hiểm cho xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, là hành vi có lỗi (tính có lỗi), là hành vi trái pháp luật hình sự (tính trái pháp luật hình sự), là hành vi phải chịu phạt (tính phải chịu phạt).

    Quy định trong các văn bản của các ngành luật khác

    Tính chất

    Tội phạm là những hành vi có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội (1)

    Vi phạm pháp luật khác là những hành vi có tính nguy hiểm chưa đáng kể cho xã hội. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác (Khoản 2 Điều 8 Bộ luật Hình sự)

    Hậu quả pháp lý

    Bị xử lý bằng các chế tài hình sự (các hình phạt, kể cả tù chung thân hoặc tử hình) là những biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất được quy định tại BLHS và để lại án tích

    Bị xử lý bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước ít nghiêm khắc hơn và không để lại án tích.

    Đối tượng bị xử phạt

    Cá nhân (BLHS 1999, SĐ-BS 2009)

    Cá nhân, tổ chức (BLHS 2015)

    Cá nhân, tổ chức

    Cơ quan có thẩm quyền xử lý

    Chỉ có thể do Tòa án xét xử

    Tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao cho cơ quan và người có thẩm quyền.

    Thủ tục xử lý

    Người phạm tội bị truy tố trước Tòa án theo thủ tục tố tụng tư pháp, có sự tham gia của luật sư nhằm bảo đảm đến mức cao nhất quyền của công dân chỉ bị kết tội bởi bản án hình sự khi có các chứng cứ đầy đủ, rõ ràng và sau những thủ tục tranh tụng công khai và bình đẳng

    Vụ án vi phạm pháp luật khác là vụ án phát sinh khi cá nhân tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét hành vi của một người xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật đó bảo hộ và  được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật.

    (1) Tính nguy hiểm đáng kể: để đánh giá hành vi có nguy hiểm đáng kể hay không, phải đánh giá tổng hợp các tình tiết có liên quan. Trong đó đặc biệt là các tình tiết sau: Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại, tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe bị xâm hại, tính chất và mức độ lỗi…

    Người thi hành pháp luật trước hết căn cứ vào đặc điểm có được quy định trong luật hình sự hay không, đã được giải thích cụ thể hay chưa, nếu chưa được quy định hoặc giải thích cụ thể thì nhà áp dụng pháp luật phải tự xác định hành vi có nguy hiểm đáng kể hay không và phải căn cứ vào các tình tiết sau: Tính chất và mức độ thiệt hại, tính chất của phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội; tính chất của động cơ, mức độ lỗi nhân thân của người có hành vi phạm tội.

    Xem thêm
    Cập nhật bởi ThienAnhHoa ngày 02/10/2020 03:43:10 CH
     
    16026 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ThienAnhHoa vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (05/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận