PHÂN BIỆT "HỌC HÀM" VÀ "HỌC VỊ"

Chủ đề   RSS   
  • #467053 08/09/2017

    PHÂN BIỆT "HỌC HÀM" VÀ "HỌC VỊ"

    Chào các bạn, trước nay mình cũng không hiểu được sự khác nhau giữa hai khái niệm "Học hàm" và "Học vị". Vì vậy, để giúp những bạn không biết, mình sẽ phân biệt một cách cơ bản hai khái niệm này nhé.

     

    HỌC VỊ

    HỌC HÀM

    Khái niệm

    Là văn bằng do một cơ sở giáo dục hợp pháp trong hoặc ngoài nước cấp cho người tốt nghiệp một cấp học nhất định.

    Là các chức danh trong hệ thống giáo dục và đào tạo được Hội đồng Chức danh Giáo sư Việt Nam hoặc cơ quan nước ngoài bổ nhiệm cho một người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu.

    Bao gồm

    (từ thấp đến cao)

    - Tú tài: tốt nghiệp THPT;

    - Cử nhân, Kỹ sư, Bác sỹ,...: tốt nghiệp Đại học;

    - Thạc sĩ: tốt nghiệp cao học;

    - Tiến sĩ: tốt nghiệp tiến sĩ;

    - Tiến sĩ khoa học: nghiên cứu sinh hoặc thực tập sinh sau tiến sĩ.

    - Phó giáo sư;

    - Giáo sư.

     

    Lương

    - Trình độ tiến sĩ thì xếp bậc 3, hệ số lương 3.00 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)

    - Trình độ thạc sĩ thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.67 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)

    - Trình độ đại học thì được xếp bậc 1, hệ số lương 2.34 của ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003)

    - Trình độ cao đẳng thì được xếp bậc 2, hệ số lương 2.06 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)

    - Trình độ trung cấp thì được xếp bậc 1, hệ số lương 1.86 của ngạch cán sự (mã ngạch 01.004)

    - Phó giáo sư (Nhóm A2.1): 4.4; 4.74; 5.08; 5.42; 5.76; 6.10; 6.44; 6.78; VK 5% (mã ngạch 15.110)

    - Giáo sư (Nhóm A3.1): 6.2; 6.56; 6.92; 7.28; 7.64; 8.00; VK 5% (mã ngạch 15.109)

    Phụ cấp

    (Áp dụng cho các chức danh làm việc tại cơ quan nhà nước)

    1. Phụ cấp thâm niên vượt khung:

    Gồm 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó; từ năm thứ tư trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

    2. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo:

    Gồm 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

    3. Phụ cấp khu vực xa xôi, hẻo lánh:

    Gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu chung

    4. Phụ cấp đặc biệt làm việc ở đảo xa đất liền và vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn:

    Gồm 3 mức: 30%; 50% và 100% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung

    5. Phụ cấp thu hút làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn:

    Gồm 4 mức: 20%; 30%; 50% và 70% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

    Thời gian hưởng phụ cấp từ 3 đến 5 năm.

    6. Phụ cấp lưu động đối với công việc thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở.

    Gồm 3 mức: 0,2; 0,4 và 0,6 so với mức lương tối thiểu chung.

    7. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm chưa được xác định trong mức lương:

    Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

    8. Phụ cấp ưu đãi theo nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà chưa được xác định trong mức lương.

    Gồm 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45% và 50% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

    9. Phụ cấp trách nhiệm công việc:

    - Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bảo vệ cơ mật mật mã.

    Phụ cấp gồm 3 mức: 0,1; 0,2 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung.

    - Những người làm những công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.

    gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,5 so với mức lương tối thiểu chung.

    Chế độ nâng bậc lương

    Sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.

    Sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng lên một bậc lương, trừ trường hợp đã xếp bậc lương cuối cùng của bảng lương.

    Tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư và phó giáo sư các bạn xem thêm tại Nghị định 20/2001/NĐ-CP.

    Về chế độ lương và phụ cấp đối với công chức, viên chức, cán bộ các bạn xem tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

    Cập nhật bởi PhamCina ngày 08/09/2017 05:13:03 CH Cập nhật bởi PhamCina ngày 08/09/2017 05:07:26 CH Cập nhật bởi PhamCina ngày 08/09/2017 03:03:11 CH
     
    221599 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn PhamCina vì bài viết hữu ích
    singuyen.tcntdm@gmail.com (10/11/2020) admin (10/03/2018) Sensen93 (08/09/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #467103   08/09/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Hồi xưa đọc báo, nghe tin tức cứ thấy đề cập đến học hàm, học vị của những người nổi tiếng mà cứ lẫn lộn hoài không phân biệt được sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ này, nhiều lúc còn sử dụng sai ngữ cảnh nữa. Công nhận, phân biệt theo kiểu một bên là chức danh một bên là văn bằng dễ hiểu thật.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Sensen93 vì bài viết hữu ích
    Luonghao1982 (31/10/2021)