Nội dung yêu cầu với hợp đồng Cung ứng lao động cho thị trường Nhật Bản

Chủ đề   RSS   
  • #608886 27/02/2024

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    Nội dung yêu cầu với hợp đồng Cung ứng lao động cho thị trường Nhật Bản

    Bộ lao động, thương binh và xã hội vừa ban hành Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH hướng dẫn nhiều nội dung mới của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó có yêu cầu về nội dung chi tiết về hợp đồng cung ứng lao động đối với ngành, nghề, công việc tại thị trường Nhật Bản như sau:
     
     
    I. Lao động đi thực tập và làm việc theo Chương trình thực tập sinh kỹ năng (TTS)
     
    1. An toàn, vệ sinh lao động
     
    Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của TTS; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
     
    2. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại
     
    - Trong thời gian đào tạo tập trung tại Nhật Bản, TTS được bố trí chỗ ở miễn phí; được trợ cấp tối thiểu 50.000 Yên/tháng hoặc 30.000 Yên/tháng đối với trường hợp được cung cấp miễn phí các bữa ăn.
     
    - Trong thời gian thực tập kỹ năng, TTS được bố trí chỗ ở phù hợp; trường hợp TTS phải trả tiền ở thì mức phải trả hàng tháng không quá 15% tiền lương cơ bản.
     
    - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động bố trí miễn phí phương tiện đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại hoặc chi trả chi phí này cho TTS.
     
    3. Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả
     
    - Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí quản lý mà bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ.
     
    - Bên nước ngoài tiếp nhận TTS trả cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 10.000 Yên/người/tháng đối với TTS nghề hộ lý và tối thiểu 5.000 Yên/người/tháng đối với các ngành nghề khác để quản lý TTS.
     
    - Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ.
     
    4. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
     
    Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay khứ hồi từ Việt Nam đến nơi làm việc tại Nhật Bản và ngược lại khi hoàn thành hợp đồng cho TTS.
     
    5. Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội
     
    - Đối với TTS hộ lý: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả toàn bộ chi phí ủy thác đào tạo và bồi dưỡng tiếng Nhật đến trình độ N4 với mức tối thiểu 100.000 yên/người.
     
    - Đối với TTS các ngành nghề khác: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả chi phí ủy thác đào tạo mức tối thiểu 15.000 yên/người (160 tiết).
     
    - Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp dịch vụ.
     
    II. Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ năng đặc định
     
    1. An toàn, vệ sinh lao động
     
    Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
     
    2. Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả
     
    - Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả là phí phái cử mà Bên nước ngoài tiếp nhận lao động trả cho doanh nghiệp dịch vụ.
     
    - Bên nước ngoài tiếp nhận người lao động trả phí phái cử cho doanh nghiệp dịch vụ tối thiểu 01 tháng tiền lương cơ bản/hợp đồng/người.
     
    - Phương thức: chuyển khoản vào tài khoản doanh nghiệp dịch vụ.
     
    3. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
     
    Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động.
     
    4. Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội
     
    - Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả chi phí đào tạo cho người lao động để đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản, mức tối thiểu là 50.000 Yên/người để đào tạo ngoại ngữ và 50.000 yên/người để bồi dưỡng kỹ năng nghề.
     
    - Phương thức: Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chuyển khoản vào tài khoản của doanh nghiệp dịch vụ.
     
    - Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, i, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).
     
    - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).
     
    III.Lao động đi làm việc theo Chương trình kỹ sư và chuyên gia
     
    1. An toàn, vệ sinh lao động
     
    Người sử dụng lao động phải tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động; cung cấp miễn phí, đầy đủ trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động phù hợp với ngành, nghề, công việc của người lao động; đảm bảo nơi làm việc an toàn và vệ sinh lao động.
     
    2. Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại
     
    Bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả vé máy bay từ Việt Nam đến nơi làm việc cho người lao động.
     
    - Đối với những nội dung quy định tại điểm a, b, d, đ, e, h, k, m, p và q khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có);
     
    - Đối với những nội dung quy định tại điểm l, r và s khoản 2 Điều 19 Luật 69/2020/QH14, doanh nghiệp dịch vụ và bên nước ngoài tiếp nhận lao động thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật Việt Nam, pháp luật Nhật Bản và thoả thuận quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (nếu có).
     
     Thông tư 02/2024/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 15/5/2024 và thay thế Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH
     
     
    401 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận