Những lỗi pháp lý sơ đẳng của phim Hoa hồng trên ngực trái

Chủ đề   RSS   
  • #537270 13/01/2020

    happy_smile
    Top 500
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2012
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 14100
    Cảm ơn: 94
    Được cảm ơn 313 lần


    Những lỗi pháp lý sơ đẳng của phim Hoa hồng trên ngực trái

    Kết thúc phim Hoa hồng trên ngực trái tạm gọi là một cái kết có hậu đối với khan giả, tuy nhiên trong mắt của dân luật thì nó là một vết “gợn” rất là khó chịu vì cái kết phim hết sức vô lý về mặt logic, y học cũng như trái về mặt pháp lý. Cụ thể là tình tiết về ca mổ của Bống và hành động hiến tim của Thái dành cho Bống. Mình xin chỉ ra một số vô lý về mặt pháp lý như sau như sau:

    Kết quả hình ảnh cho hoa hồng trên ngực trái

    1. Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 (Luật 75/2006/QH11) quy định, nghiêm cấm việc hiến bộ phận cơ thể người khi cơ thể còn sống.

    Luật quy định, chỉ được lấy bộ phận cơ thể người để thực hiện cấy ghép khi người hiến đã chết não, ở đây Thái bị bệnh nan y nhưng cơ thể vẫn đang là cơ thể sống, đang trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo. Thái đề nghị lấy tim mình để ghép cho con gái, đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Nếu thực tế này diễn ra thì sẽ dẫn đến một số hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Bác sỹ thực hiện lấy tim sẽ vi phạm lời thề Hypocrate và có nguy cơ phải đối diện với tội giết người.

    2. Thái bị bệnh, không đủ điều kiện để hiến tim

    Theo quy định tại Khoản 6 Điều 11 Luật 75/2006/QH11 thì việc thực hiện ghép mô, bộ phận từ cơ thể người đang nhiễm bệnh theo danh mục bệnh của Bộ Y tế quy định là hành vi bị nghiêm cấm.

    Theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BYT thì bệnh ung thư dạ dày là bệnh mà người bệnh không được tiến hành hiến bộ phận cơ thể người.

    Vậy việc lấy tim của người bệnh như Thái cũng là một hành vi không đúng với quy định của pháp luật hiện hành.

    Một số phân tích nhỏ để chia sẻ với mọi người.

     

     

     
    29899 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn happy_smile vì bài viết hữu ích
    xuanhien28 (31/07/2021) enychi (13/01/2020) dangphanchung (13/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • 1 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    thanhthangdo03@gmail.com (17/11/2024)
  • #537309   14/01/2020

    Rất xuất sắc

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn khanh.sjk@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/01/2020) thanhthangdo03@gmail.com (17/11/2024)
  • #537310   14/01/2020

    Nếu căn cứ "Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 (Luật 75/2006/QH11) quy định, nghiêm cấm việc hiến bộ phận cơ thể người khi cơ thể còn sống" như bạn nói thì cha mẹ còn sống, tự nguyện cắt một nửa lá gan, một quả thận để ghép cho con thì có vi phạm pháp luật không? Trong khi việc này ta vẫn thấy hàng ngày.

    Phải chăng luật chỉ cấm "chấm dứt sự sống" của người này để "cứu" người khác. Có nghĩa là người chờ nhận hiến tạng phải chờ cho đến người cho chết hoặc một trường hợp chết bất thường nào đó (trước đó họ đã làm thủ tục tự nguyện hiến tạng) mới được lấy tạng của người đó. Dù Thái bị bệnh, nhưng việc lấy tim khi Thái còn sống (mổ lấy tim) để ghép cho con là sai luật.

    Theo tôi, phải nói như vậy mới rõ. 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhnguyenquoc0101 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (14/01/2020) hongphuongtg98 (27/09/2020)
  • #538155   31/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Về vấn đề này thì theo quy định chỉ hiến được tim khi chết não. Theo đại diện Trung tâm điều phối và ghép tạng quốc gia, người chết não mà bị ung thư muốn hiến tạng thì tại một số nơi trên thế giới, có thể tạng của một bệnh nhân ung thư hiến tặng sẽ được ghép cho một bệnh nhân ung thư chờ tạng. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện không tiếp nhận tạng của bệnh nhân ung thư.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #542396   30/03/2020

    Cảm ơn bài viết khá thú vụ của bạn. Từ đây có thể thấy đạo diễn viết kịch bản cũng nên tham khảo và tìm hiểu về quy định của pháp luật để có thể vừa làm phim mang tính nghệ thuật, cảm động còn vừa thể hiện được sự logic, trí thức am hiểu =))). Trường hợp này để thực hiện đúng Luật thì Thái sẽ phải làm thủ tục tự nguyện hiến tạng, sau đó khi Thái bị bệnh dẫn đến chết não thì sẽ hiến tim cho Bống. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytien317 vì bài viết hữu ích
    Bebibebo (13/12/2021)
  • #542398   30/03/2020

    bichngoc020318
    bichngoc020318

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2020
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 9 lần


    Bài viết của bạn rất thú vị và bổ ích. Đối với người không học luật xem thì có thể hiểu là đương nhiên, tuy nhiên đối với người học luật thì đó là những điều không thể và trái với pháp luật. Mong đoàn làm phim nên tham khảo các quy định về luật để bộ phim xuất sắc hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #542439   30/03/2020

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề những lỗi pháp lý sơ đẳng của phim Hoa hồng trên ngực trái, theo quan điểm cá nhân của mình thì nói chung chỉ là phim truyền hình mang tính chất giải trí cho người xem tuy nhiên có rất nhiều những bộ phim gặp rất nhiều lỗi về pháp lý trong việc xây dựng phim có thể ảnh hưởng tư duy của người dân liên quan pháp lý vấn đề đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #542452   30/03/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình thấy bài viết nêu những vấn đề rất chính xác, dù là phim nhưng khi người xem tiếp nhận những thông tin mà phim truyền đạt thì vô hình chung đã ghi dấu ấn trong suy nghĩ của họ. Việc một bộ phim truyền đạt những thông tin không đúng với quy định pháp luật sẽ mang rủi ro vô cùng to lớn khi có khả năng khiến người xem có suy nghĩ lệch lạc, không đúng. Chỉ mong các phim sau này có bộ phận tư vấn có tâm hơn.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    thanhthangdo03@gmail.com (17/11/2024)
  • #542697   31/03/2020

    Bài viết nêu lên vấn đề chính xác. Nhưng cũng nên châm trước cho những người xem có tình huống li kì, hấp dẫn cho người xem. Nhưng việc truyền tải thông tin không đúng và cũng lên hạn chế lại và xem xét kĩ hơn. Không cũng gây hệ lụy cho người xem suy nghĩ sai về luật .

    Cập nhật bởi phuongdung003 ngày 01/04/2020 08:16:14 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #544760   29/04/2020

    Cảm ơn thông tin bổ ích mà bạn đã chia sẻ, cũng xảy ra nhiều trường hợp phim làm một đằng mà pháp luật lại quy định khác. Các nhà làm việc cũng nên thuê luật sư tư vấn để xem xét tình tiết trong phim làm như vậy là đã hợp lý chưa. Tránh trường hợp hiểu sai pháp luật mà áp dụng sai trong cuộc sống.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #545096   30/04/2020

    Cảm ơn thông tin từ bài viết của bạn. Mình không là fan của phim này nên mình không rõ lắm, tuy nhiên ở một số phim khác, những tình tiết trong phim cũng có nhiều “sạn” pháp lý như trên, nhưng chung quy vẫn để tạo thêm nhiều tình tiết hấp dẫn cho bộ phim.

     
    Báo quản trị |  
  • #545339   02/05/2020

    Cảm ơn bài viết của bạn khá thú vị cũng như đưa những yếu tố pháp lý, học thuật vào thực tiễn qua đó cũng có thể thấy không hẳn những kiến thức này chỉ nằm trong sách vở mà nó còn có thể vận dung hoặc đưa vào thực tiễn cực ký gần gũi. Các nhà làm phim sau này có thể cũng nhờ đến luật sư tham khảo tình tiết xử lý phim để người xem tránh hiểu sai quy định pháp luật

     
    Báo quản trị |  
  • #549275   15/06/2020

    TranThao0902
    TranThao0902
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2020
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1665
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 17 lần


    Phim là để giải trí nhưng cũng nên chú ý đến những vấn đề mang tính pháp lý khi đưa vào. Thực ra thì người xem sẽ không quá soi xét, yêu cầu chính xác nhưng nếu các bộ phim đều được "chăm chút" khi có đưa những tình huống có yếu tố pháp lý thì khi bộ phim đến với công chúng sẽ hay hơn, như 1 cách để truyền đạt các kiến thức pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #549330   16/06/2020

    maithithuyvan97
    maithithuyvan97
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2020
    Tổng số bài viết (251)
    Số điểm: 1641
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 19 lần


    Mình cũng thấy có vài bộ phim khi có những thước phim hay đoạn phim với những hành động không được đúng so với pháp luật quy định. Người ta cũng thường nói là như phim mà. Nên chúng ta vẫn coi và cũng tự ngẫm lại những quy định mà họ áp dụng không chuẩn xác thôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #549915   25/06/2020

    hosyhieu20
    hosyhieu20
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2020
    Tổng số bài viết (210)
    Số điểm: 1710
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 11 lần


    Như vậy cho thấy đời không như là phim. Phim chỉ muốn làm thỏa mãn cảm xúc của người xem nên đã "lách luật" một cách uyển chuyển và linh hoạt mà ít ai nghĩ tới. Bởi lẽ, không phải ai cũng nắm vững như quy định của pháp luật về vấn đề hiến tạng như này.

     
    Báo quản trị |  
  • #549917   25/06/2020

    Nếu nhà làm phim cố tình tố cáo hành động đó đang diễn ra trong cuộc sống thì sao? Và phim viết về những sự việc xảy ra trong đời sống, thì trong cuộc sống mọi thứ diễn ra theo quy luật, nhưng không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra theo một trật tự nhất định. Nên trong cuộc sống phải nói là muôn hình vạn trạng và không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #550797   30/06/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Hèn chi lúc xem mình cũng thấy lấn cấn. Ngay cả dân học y dược chắc cũng thấy như vậy. Tuy nhiên khi xem phim thì có thể người ta sẽ bỏ qua những tiểu tiết này. Thực ra các bộ phim truyền hình thì khá vô thực, ngay cả các bộ phim về hình sự thì các chi tiết cũng được chuyển hóa mọi thứ dễ hiểu hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #551706   14/07/2020

    Trước khi lấy bộ phận cơ thể không tái sinh còn phải được một Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người do cơ sở y tế đáp ứng điều kiện lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người thành lập và thành phần của Hội đồng tư vấn lấy, ghép bộ phận cơ thể người phải có ít nhất là năm người, trong đó có các thành phần là các chuyên gia về y tế, pháp luật và tâm lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #551804   15/07/2020

    ntnanh2006
    ntnanh2006
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2020
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1290
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 8 lần


    Cảm ơn bạn vì đã đưa ra bài viết rất hữu ích. Đối với người không học luật xem thì có thể hiểu là đương nhiên, tuy nhiên đối với người học luật thì đó là những điều không thể và trái với pháp luật. Phim được hiểu là dựng lại những tình huống đời thường nên cũng mong có thể có những chi tiết phù hợp hơn để tránh làm người dân hiểu sai.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #552160   19/07/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Cảm cơn bài biết mang tính chọn lọc thông tin pháp lý của bạn. Tuy nhiên, những gì được thể hiện trên phim không hoàn toàn quán triệt theo chuẩn mực như quy định pháp luật. Cứ viện dẫn những nội dung mà chính đạo diễn dựng lên. nếu làm tới đâu đối chiếu xem pháp luật có quy định nó hay không thì phim xây dựng lên thiếu phần sinh động.

     
    Báo quản trị |