NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #447028 19/02/2017

    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

    CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC

    Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    – Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    – Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hoặc chết cùng hoặc di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.

    Trường hợp 1:

    Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị (Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015) trong trường hợp này.

    Trường hợp 2:

    Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế

    CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

    Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.

    Các bạn tham khảo Điều 649, 650 Bộ luật dân sự 2015

    Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

    Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”.

    Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 19/02/2017 11:15:08 CH sửa
     
    98070 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

14 Trang «<78910111213>»
Thảo luận
  • #443759   12/12/2016

    fdfdsfd
    fdfdsfd

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn, nhưng bạn ơi bạn có thể trích dẫn cho mình biết việc Tài sản chung của 2 vợ chồng được chia đôi như trường hợp trên nằm ở khoản, điều số bao nhiêu, cũng như là giải thích cho mình biết về điều 655 BLDS15 đc ko ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #443769   12/12/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    fdfdsfd viết:

    Cảm ơn bạn, nhưng bạn ơi bạn có thể trích dẫn cho mình biết việc Tài sản chung của 2 vợ chồng được chia đôi như trường hợp trên nằm ở khoản, điều số bao nhiêu, cũng như là giải thích cho mình biết về điều 655 BLDS15 đc ko ? 

    Chào bạn.

    Tài sản chung của 2 vợ chồng được chia đôi như trường hợp trên nằm ở khoản, điều số bao nhiêu:

    Theo luật Hôn nhân gia đình:

    Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    Theo luật dân sự:

    Điều 210. Sở hữu chung hợp nhất

    1. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung.

    Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.

    2. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

    về điều 655 BLDS15 :

    Theo luật dân sự:

    Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác

    1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

    2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

     

    3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

    Điều này đơn giản là quy định như sau: dù vợ chồng đã chia tài sản chung; đang xin ly hôn (chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật); vợ, chồng dù sau này đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #443783   12/12/2016

    fdfdsfd
    fdfdsfd

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn các bác ạ, qua 2 phần giải đáp trên em đã hiểu ra nhiều điều. Nhưng các bác ơi em còn "câu 40" này nữa mới thực sự để biết. Em nghi nó liên quan đến chia thừa kế cho 1 người nào đó 2/3 suất của 1 người... các bác có thời gian hay rảnh giải thích dùm em. Mấy bài này hay quá mà em không còn tg tìm hiểu. Mai phải tổng hợp ôn tập, ngày kia thi rồi ạ :))  

     
    Báo quản trị |  
  • #443767   12/12/2016

    c0mjnju
    c0mjnju

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2016
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 1 lần


    các cậu giúp mình phân chia tài sản với

    Hai vợ chồng ông Nguyễn Quốc Cường và bà Đỗ Thị Minh  có khối tài sản tương đương 1 tỉ đồng ông Cường còn một ngôi nhà thuộc tà sản riêng có giá trị 400 triệu đồng. Hai vợ chồng có 3 người con chung : C13 tuổi, D20 tuổi, E 22 tuổi .

    Sau hi ông cường chết gia đình mới phát hiện ông có nhân tình đồng thời ông lập di chúc hợp pháp để cho M là con riêng của nhân tình với người chồng cũ số tiền 200 triệu đồng. Tất cả số tài sản còn lại trong văn bản di chúc ông nối rõ muốn phúng cho việc xây nhà thờ họ ở quê.

    Giả định tất cả số tài sản trong tình huống nêu trên đều được tính thành tiền . Anh chị hãy chia thừa kế.

    theo bộ luật năm 2015 nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #443812   13/12/2016

    johancong
    johancong

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2009
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Để chia di sản thừa kế theo BLDS 2015 trong trường hợp này phải chia ra 3 khả năng có thể xảy ra trong thực tế:

    1. Giả thiết các con đã thành niên của ông Cường có khả năng lao động, di chúc của ông Cường là hợp pháp. Do ông Cường có di chúc chỉ để lại di sản cho (M 200 triệu), nên vợ và con đã thành niên không được hưởng di sản thừa kế của ông Cường.

    Tài sản riêng của ông Cường (di sản thừa kế để chia) là 1.000.000.000đ/2 + 400.000.000đ = 9.000.000đ.

    M được chia 200 triệu đồng theo di chúc của ông Cường.

    Như vậy, chỉ có 01 người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 644 là C (13 tuổi)

    -> Như vậy, 1 suất thừa kế theo luật sẽ là: 9.000.000đ/4= 225 triệu đồng

    (4 ở đây là số người thừa kế theo luật gồm bà Minh, C, D, E)

    Như vậy, C sẽ được một phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bằng 2/3 suất thừa kế theo luật là: 2/3 x 225 triệu = 150 triệu đồng.

    Số di sản thừa kế còn lại là 900 triệu - 150 triệu - 200 triệu = 550 triệu đồng. Số tiền này sẽ thực hiện theo di chúc là phúng cho việc xây nhà thờ họ ở quê.

    2. Giả thiết các con đã thành niên của ông Cường không có khả năng lao động, di chúc của ông Cường là hợp pháp. Lúc này, có 03 người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo Điều 644 là C (13 tuổi), D, E (đã thành niên nhưng không có khả năng lao động (điểm b khoản 1 Điều 644 BLDS).

    Như vậy, C, D, E mỗi người sẽ được một phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc bằng 2/3 suất thừa kế theo luật là: 2/3 x 225 triệu = 150 triệu đồng.

    Số di sản thừa kế còn lại là 900 triệu - 150 triệu - 150 triệu - 150 triệu - 200 triệu = 250 triệu đồng. Số tiền này sẽ thực hiện theo di chúc là phúng cho việc xây nhà thờ họ ở quê.

    3. Giả sử di chúc của ông Cường là không hợp pháp, lúc này di sản sẽ được chia theo luật. Người tình và con riền của người tình với chồng trước (M) không thuộc hàng thừa kế theo luật, do đó sản sản thừa kế sẽ được chia đều cho 4 người hàng thừa kế thứ nhất (bà Minh, C, D, E), cụ thể:

    9.000.000đ/4= 225 triệu đồng (mỗi người được 225 triệu đồng).

     
    Báo quản trị |  
  • #419051   19/03/2016

    maihuong96
    maihuong96

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2016
    Tổng số bài viết (21)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    giúp em với ạ

    giúp e với ạ

    ông A và bà B là vợ chồng , có hai con chung là chị C và D . Ông A còn có một người con riêng là anh E .Ông A chết không để lại di chúc . Biết lúc ông A chết :

    - tài sản chung của vợ chồng ông A bà B : 1.600 triệu

    -tài sản riêng của ông A : 400 triệu chị C,D đều đã thành niên và có khả năng lao động

    -E chưa thành niên

    Dựa vào các quy định của luật dân sự giải quyết

    1. chia di sản thừa kế của ông A trong tình huống trên

    2.giả sửa chị C có hai con là K và H , chị C chết cùng thời điểm với ông A . hãy chia di sản thừa kế của ông A trong trường hợp này

    em cảm ơn ạ !!

     
    Báo quản trị |  
  • #443946   15/12/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    maihuong96 viết:

    giúp e với ạ

    ông A và bà B là vợ chồng , có hai con chung là chị C và D . Ông A còn có một người con riêng là anh E .Ông A chết không để lại di chúc . Biết lúc ông A chết :

    - tài sản chung của vợ chồng ông A bà B : 1.600 triệu

    -tài sản riêng của ông A : 400 triệu chị C,D đều đã thành niên và có khả năng lao động

    -E chưa thành niên

    Dựa vào các quy định của luật dân sự giải quyết

    1. chia di sản thừa kế của ông A trong tình huống trên

    2.giả sửa chị C có hai con là K và H , chị C chết cùng thời điểm với ông A . hãy chia di sản thừa kế của ông A trong trường hợp này

    em cảm ơn ạ !!

    Chia tài sản của ông A như sau:

    1.600.000.000:2=800.000.000

    1. Do ông A chết khong d9d63 lại di chúc nên tài sản chia theo pháp luật theo điều 676 hàng thừa kế thứ nhất là bà B, chị C, D và E>>> 800.000.000:4=200.000.000. Vậy B, C, D, E mõi người được hưởng 200.000.000

    2. Chị C cùng lúc với ông A thì K và H sẽ là người thừa kế thế vị của chị C theo điều 677 BLDS 2005. Vẫn chia như trên nhưng phần của chị C thì K và H sẽ chia đều.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #354237   04/11/2014

    lovebigbang_96
    lovebigbang_96

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chia thừa kế

    Anh Năm va chị Tính kết hôn năm 1989 sinh được cháu trai A (1990) và cháu trai B (1995). Anh Năm là giám đốc công ty tư nhân X. NĂm 2001, do có tình cảm với chị Y nên anh Năm tuyển chị Y vào làm thư ký riêng và sống với chị Y như vợ chồng và sinh dc cháu gái V ( giống anh Năm như đúc). Năm 2006, Anh Năm bị bệnh biết không qua khỏi nên đã âm thầm viết di chúc để lại cho Y và con gái V 1/3 tài sản. 2007 anh Năm chết sau khi công bố di chúc trước vợ và các con. chị Tính quá tức giận nên đã từ chối hưởng thừa kế bản di chúc của anh Năm ( hợp pháp). cùng lúc đó ông C là bạn hàng của công ty anh Năm đến đòi nợ anh Năm 50 triệu đồng với đầy đủ bằng chứng hợp pháp. tài sản riêng của anh Năm trong công ty là 500 triệu đồng. tài sản của anh Năm và chị Y là ngôi nhà 300 triệu đồng. giữa Y và anh Năm ko có tài sản chung do chịy Y và con V  sống phụ thuộc vào anh Năm

    ai biết chia tiền thừa kế trong trường hợp này ko ạ, giúp mình với, mình đag cần gấp

     
    Báo quản trị |  
  • #364630   24/12/2014

    tranhanglawvnu
    tranhanglawvnu

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:13/12/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi bt chia thừa kế

    bài tập em đang băn khoăn ạ ! 
    Bài 09: K+H=A, A+B có 3 con chung CDE . 1980 B mất . 1981 A sống như vợ chồng với G .1983 góp tiền với G mua nhà trị giá 250 tr theo tỷ lệ 4/1. Năm 2006  A chết d/c G=1/3 ds , 1/3 ds cho thờ cúng, 1/3 ds còn lại chia điều cho CDE. Cụ K H vẫn còn sống 1 năm sau thì mất.
                Tài sản chung A B là 320 tr. Phần góp vốn mua nhà với G là tài sản riêng của A. Chia thừa kế trong trường hợp trên ?
     
    Giải
    -Trường hợp B mất :
    Di sản B=320/2= 160 tr.
    Do B chết không để lại di chúc nên sẽ chia đều cho những người thuộc  hàng thừa kế thứ nhất:
    A=C=D=E= 160/4 = 40 tr
    =>Lúc này di sản của A = 40 tr
    - Trường hợp A mất :
    Di sản của A= 40 + 250/2 = 165 tr.
    Ở đây đối tượng 2/3 là KH không được chia vậy nếu không có di chúc thì KH= 165/6x2/3= 18.3tr
    Nếu chia theo di chúc
                G= 165/3 = 55 tr
                C=D=E= 55/3 = 18.3 tr
                DS TC = 55
                K=H=0 < 1 suất 2/3
    Như vậy ta sẽ giữ nguyên phần di sản dùng vào việc thờ cúng và trích từ CDEG để bù cho đối tượng 2/3
     K =H = 18.3 tr
    G= 55 – 27.3= 27.7 tr
    C=18.3 – 3.3 = 15tr
    D= 18.3 – 3.3 =15 tr
    E= 18.3 – 9.1/3 = 15 tr
    -Trường hợp K H mất :
    Do KH mất không để lại di chúc nên sẽ chia đều theo luật .
    Di sản KH = 36.6 tr . Căn cứ điều 677 về thừa kế thế vị thì CDE sẽ nhận phần thừa kế của KH thay cha
    CDE=36.6/3= 12.2 tr
     Vậy phần thừa kế được chia như sau :
                -Di sản thờ cúng = 55 tr
                -G= 27.7 tr
                - C=D=E = 15 +12.2 = 27.2tr
     
     đoạn - Trường hợp A mất :
    Di sản của A= 40 + 250/2 = 165 tr.
    em nghĩ di sản của A còn có là 1/2 của phần tài sản chung AB 320 triệu nên di sản của A phải thêm 160 triệu nữa ?
     
     
    Báo quản trị |  
  • #365836   01/01/2015

    law-lu
    law-lu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2015
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chia thừa kế

    Tình huống: Ông A và bà B là vợ chồng, có với nhau 3 người con chung là anh C, anh D và anh E (cả 3 người đều đã thành niên). Anh C lấy vợ là chị F, có 2 người con chung là G và H; anh D lấy vợ là chị K, có 1 con chung là L.
    Chia di sản trong các trường hợp riêng biệt. Di sản ở mỗi trường hợp đều là 200 triệu đồng.
    a, Ông A chết để lại di chúc cho H hưởng 1/2 di sản, truất quyền thứa kế của E. D từ chối nhận di sản.
    b, C chết để lại di chúc cho G và H mỗi người được hưởng 100 triệu đồng.
    c, Anh D chết đột ngột không để lại di chúc.
    d, Bà B chết để lại di chúc cho C 30 triệu đồng, truất quyền thừa kế của E, C chết trước B (không chia di sản của C)

    Em không biết giải bài này, mong anh chị giải giúp em! cảm ơn mọi người!

     
    Báo quản trị |  
  • #375601   23/03/2015

    ledam0212
    ledam0212

    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:23/03/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    thừa kế dân sự

    Ông K có vợ là bà H và có các con là B, C, D, E, F, F( sinh năm 1997).C có vợ là M và có các con là X và Y. Năm 2008 ông K lập di chúc cho C và E hưởng toàn bộ di sản thừa kế, Năm 2009 B lén sửa di chúc nhằm hưởng 1 phần di sản thừa kế nhưng bị ông K phát hiện. Biết rằng, trong thời kỳ hôn nhân ông K và bà H có tạo lập đc 1 khối tài sản là 660 triệu đồng.

     Năm 2010 C bị tai nạn giao thông chết. Đc biết khối tài sản của C và M là 200 triệu. Năm 2012 ông K chết. Bà H đã lấy tài sản, chung chi phí mai táng cko ông K hết 5 triệu đồng ( em không hiểu là : bà H lấy tai sản,   chung chi phí mai táng là sao ....)

    hãy giải quyết tranh chấp trên

    giúp hộ em với.

    làm

    C với M có tài sản là 200 triệu theo qđ PL thì đc chia đôi 200/2=100 ( C chết ko đẻ lại di chúc)

    nên theo hàng thừa kế thứ I thì ông K bà H vợ C và X, Y đều đc hưởng: 100/5= 20 trieu.

    theo dieu 669 thì M,X,Y đc hưởng 2/3 thừa kế: 2/3* 20= 13,333333.

    toi day e hêt pit roi giup em voi

    Cập nhật bởi ledam0212 ngày 23/03/2015 01:20:00 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #443945   15/12/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    ledam0212 viết:

    Ông K có vợ là bà H và có các con là B, C, D, E, F, F( sinh năm 1997).C có vợ là M và có các con là X và Y. Năm 2008 ông K lập di chúc cho C và E hưởng toàn bộ di sản thừa kế, Năm 2009 B lén sửa di chúc nhằm hưởng 1 phần di sản thừa kế nhưng bị ông K phát hiện. Biết rằng, trong thời kỳ hôn nhân ông K và bà H có tạo lập đc 1 khối tài sản là 660 triệu đồng.

     Năm 2010 C bị tai nạn giao thông chết. Đc biết khối tài sản của C và M là 200 triệu. Năm 2012 ông K chết. Bà H đã lấy tài sản, chung chi phí mai táng cko ông K hết 5 triệu đồng ( em không hiểu là : bà H lấy tai sản,   chung chi phí mai táng là sao ....)

    hãy giải quyết tranh chấp trên

    giúp hộ em với.

    làm

    C với M có tài sản là 200 triệu theo qđ PL thì đc chia đôi 200/2=100 ( C chết ko đẻ lại di chúc)

    nên theo hàng thừa kế thứ I thì ông K bà H vợ C và X, Y đều đc hưởng: 100/5= 20 trieu.

    theo dieu 669 thì M,X,Y đc hưởng 2/3 thừa kế: 2/3* 20= 13,333333.

    toi day e hêt pit roi giup em voi

    Chia tài sản của C: 

    200 triệu : 5 = 20 triệu vậy M, X, Y, K, H mõi người được hưởng 20 triệu, không chia theo dđiều 669 đối với M, X, Y nhe bạn.

    Chia tài sản của ông K:

    ((660 triệu - 5 triệu):2=327, 5 triệu)+20 triệu= 347,5 triệu, trong đó 5 triệu là tiền mai tán trừ vào tài sản chung và công 20 triệu là tiền mà K hường từ C.

    ông K chết có để lại di chúc nên tài sa3n chia theo di chúc, tuy nhiên bà H và F thuộc điều 669 nên mõi người được hưởng 2/3/ 1suất >>> (347,5 triệu : 6)x2/3 = 38,611 triệu

    Vậy bà H và F mõi người được hưởng 38,611 triệu, còn lại 270.277.999,8 triệu sẽ chia đều cho C và E mà X và Y là người thừa kế thế vị của C.

     

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #379748   18/04/2015

    mthhoa
    mthhoa

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    địa điểm mở thừa kế

    nơi tiến hành thống kê di sản, noi họp mặt những người thừa kế, nơi công bố di chúc, nơi phân chia di sản là ở đâu ạ? có phải đó là địa điểm mở thừa kế luôn không ạ?

    em cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #443938   15/12/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    mthhoa viết:

    nơi tiến hành thống kê di sản, noi họp mặt những người thừa kế, nơi công bố di chúc, nơi phân chia di sản là ở đâu ạ? có phải đó là địa điểm mở thừa kế luôn không ạ?

    em cảm ơn

    Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #381184   27/04/2015

    phamcuong1080
    phamcuong1080

    Mầm

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2014
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 780
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 26 lần


    Thừa kế

    Xin Luật sư tư vấn giúp em vấn đề sau:
    Ông A và bà B có 3 ngừoi con là C, D, E. Có diện tích đất 10.000m2 trồng lúa.
    Ông A và bà B chết không để lại di chúc.
    * Anh C có vợ là N và có con chung với N là H (10 Tuổi). Anh C cũng chết.
    Như vậy khi làm thủ tục thừa kế công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cho Cháu H và những ngừơi còn lại như thế nào? Vì H chưa thành niên mẹ H là chị N có đứng tên Giấy chứng nhận QSD đất theo pháp luật được không hay để cho cháu H đứng tên?
    Theo thỏa thuận phân chia thì những người thuộc hàng thừa kế đồng ý cho cháu H đứng tên.
    Căn cứ pháp lý ở đâu? Trình tự thủ tục như thế nào?

    Xin cám ơn Luật sư

     
    Báo quản trị |  
  • #443943   15/12/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

     

    phamcuong1080 viết:

     

    Xin Luật sư tư vấn giúp em vấn đề sau:
    Ông A và bà B có 3 ngừoi con là C, D, E. Có diện tích đất 10.000m2 trồng lúa.
    Ông A và bà B chết không để lại di chúc.
    * Anh C có vợ là N và có con chung với N là H (10 Tuổi). Anh C cũng chết.
    Như vậy khi làm thủ tục thừa kế công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản cho Cháu H và những ngừơi còn lại như thế nào? Vì H chưa thành niên mẹ H là chị N có đứng tên Giấy chứng nhận QSD đất theo pháp luật được không hay để cho cháu H đứng tên?
    Theo thỏa thuận phân chia thì những người thuộc hàng thừa kế đồng ý cho cháu H đứng tên.
    Căn cứ pháp lý ở đâu? Trình tự thủ tục như thế nào?

    Xin cám ơn Luật sư

     

     

    Trường hợp này mãnh đất 10.000m2 chia đều cho 4 người bà B, C, D, E, nhưng C chết thì H là người thừa kế thế vị của C. Tuy nhiên H chỉ 10 tuổi vì vậy đối với người dưới 16 tuổi vẫn có thể được đứng tên trên giấy chứng nhận, nhưng kèm theo đó phải có tên của người đại diện hoặc người giám hộ; hoặc người đại diện hay người giám hộ sẽ đứng tên và trong giấy chứng nhận sẽ ghi rõ là đại diện cho người chưa thành niên ( Khoản 1 điều 136 và khoản 2 điều 141 BLDS 2015, Khoản 1 điều 141 và Khoản 1 điều 144 BLDS 2005)

    Cập nhật bởi lawyerinthefuture ngày 15/12/2016 09:56:28 CH

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #388514   19/06/2015

    Thuhlu143
    Thuhlu143

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2015
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    chia di sản thừa kế

    Mọi người giúp mình giải quyết bài tập này với ạ 

    Ông A có tổng di sản để lại là 720 triệu VNĐ.
    Vợ ông là bà X, cùng 2 con là C và D.
    Khi còn sống, ông nợ K 360 triệu nhưng chưa trả.
    Ông để lại di chúc với nội dung:
    – Cho C 1/2 di sản.
    – Cho D quản lý 1/4 di sản để dùng vào việc thờ cúng.
    – Cho người bạn M 1/4 di sản.
    – Truấ quyền thừa kế của bà X.
    Bà X làm đơn ra tòa và yêu cầu tòa bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
    Vậy tòa án sẽ giải quyết như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #443937   15/12/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Thuhlu143 viết:

    Mọi người giúp mình giải quyết bài tập này với ạ 

    Ông A có tổng di sản để lại là 720 triệu VNĐ.
    Vợ ông là bà X, cùng 2 con là C và D.
    Khi còn sống, ông nợ K 360 triệu nhưng chưa trả.
    Ông để lại di chúc với nội dung:
    – Cho C 1/2 di sản.
    – Cho D quản lý 1/4 di sản để dùng vào việc thờ cúng.
    – Cho người bạn M 1/4 di sản.
    – Truấ quyền thừa kế của bà X.
    Bà X làm đơn ra tòa và yêu cầu tòa bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
    Vậy tòa án sẽ giải quyết như thế nào?

    Mặc dù bà X bị truất quyền hưởng di sản nhưng vẫn được hưởng 2/3 / 1suất di sản để lại:

    720 triệu trả nợ 360 triệu còn lại 360 triệu

    bà X sẽ được hưởng: (360 triệu : 3)x2/3= 80 triệu

    Còn lại 280 triệu sẽ chia theo di chúc. C sẽ hưởng 140 triệu, D sẽ hưởng 70 triệu bằng với M.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #386851   08/06/2015

    vuvanquoc
    vuvanquoc

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2011
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 470
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    quy định về thừa kế

    Xin hỏi Luật sư về quy định thừa kế?

    Gia đình ông A có 1 mảnh đất đã đc cấp Giấy chứng nhận QSD đất năm 1999 (tài sản chung của vợ chồng ông A). Đến năm 2009 ông A mất không để lại di chúc do đó một nửa tài sản là QSD đất được cấp trên Giấy chứng nhận QSD đất của ông A sẽ được chia theo hàng thừa kế. Ông A có 5 người con tuy nhiên 1 người con đã mất năm 2010 (người con đã mất này có vợ và 01 con trai 10 tuổi), mẹ đẻ ông A đã mất năm 2002; bố đẻ ông A mất năm 1990.

    Đến năm 2012 gia đình ông A đến làm thủ tục thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế

    Vậy xin hỏi Luật sư:

    1. Việc thỏa thuận phân chia tài sản của ông A có phải chỉ cần những người còn sống trong hàng thừa kế thứ nhất thỏa thuận hay cần cả vợ của người con đã mất của ông A nhất trí vì người con này mất sau khi ông A mất?

    2. Những người đã mất trong cùng một hàng thừa kế thì có cần phải lấy Giấy chứng tử hay chỉ cần kê khai vào văn bản phân chia tài sản là đã mất? trường hợp phải lấy Giấy chứng tử để chứng minh là đã mất thì có những người đã mất trước thời điểm ông A đc cấp Giấy chứng nhận và không lấy được Giấy chứng tử sẽ phải xử lý thế nào?

    3. Thủ tục để chứng thực văn bản phân chia tài sản thừa kế cần những gì, căn cứ vào văn bản nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #408249   01/12/2015

    phanitachi
    phanitachi

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tình huống thùa kế

    A lấy B và có 3 con là C,D,E. sau đó B chết ,di sản of B là 900tr,,B di chúc để lại cho 3 con là C,D,E mỗi người 100tr,di tặng cho M(là vợ of  C) 500tr..sau 4 năm kể từ thời điềm mở thừa kế..N đến đòi nợ B,và bắt các con của B phải thanh toán số nợ mà B vay cùa N là 500tr,,vậy giả sử tòa án chấp nhận yêu cầu của N ..thì phải chia thế nào cho hợp lí ạ...mong mọi người góp ý

     

     
    Báo quản trị |