NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #447028 19/02/2017

    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

    CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC

    Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    – Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    – Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hoặc chết cùng hoặc di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.

    Trường hợp 1:

    Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị (Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015) trong trường hợp này.

    Trường hợp 2:

    Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế

    CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

    Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.

    Các bạn tham khảo Điều 649, 650 Bộ luật dân sự 2015

    Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

    Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”.

    Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 19/02/2017 11:15:08 CH sửa
     
    98284 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

14 Trang 12345>»
Thảo luận
  • #442727   26/11/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1905 lần


    Tập hợp giải đáp bài tập chia thừa kế

    Chào các bạn, mình thấy gần đây (có lẽ là sắp tới mùa thi) nhiều bạn thường lên Dân Luật hỏi bài tập về việc chia thừa kế, do vậy, mình lập ra chủ đề này để các bạn cùng nhau chia sẻ những khúc mắc của mình.

    Trước khi tập hợp các giải đáp bài tập chia thừa kế, mình xin nêu rõ một số khái quát liên quan đến việc chia thừa kế. (theo Bộ luật dân sự 2005)

    Chia thừa kế có 2 dạng là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.

    Thông thường, các bài tập của thầy cô cho là thừa kế theo pháp luật.

    Mà để thực hiện bài tập chia thừa kế theo pháp luật thì bạn phải đọc kỹ từng chữ một các Điều 674 đến Điều 687 Bộ luật dân sự 2005.

    Kế đến, nhiều bạn lo ngại rằng, Bộ luật dân sự 2015 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thì thi cử như thế nào với bài tập chia thừa kế này đây?

    Bạn đừng lo lắng, vì quy định về thừa kế theo pháp luật của Bộ luật dân sự 2015 không thay đổi so với Bộ luật dân sự 2005, chỉ có 2 thay đổi quan trọng về việc thứ tự ưu tiên thanh toán và hạn chế phân chia di sản thôi. Nên bạn cũng đừng lo về vấn đề này nhé.

    Các bạn có thể xem Toàn bộ điểm mới Bộ luật dân sự 2015.

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 26/11/2016 01:45:53 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    phuocanhgl (06/12/2016) maingochuong (01/06/2020)
  • #441790   17/11/2016

    lovanhungcdkt
    lovanhungcdkt

    Sơ sinh

    Điện Biên, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bài tập chia thừa kế

    Khi ông A chết những người thân của ông A gồm: ông nội, bà ngoại, cha đẻ, mẹ đẻ, 3 người con (A1 là kỹ sư, A2 20 tuổi bị bại liệt, A3 là giáo viên) anh trai và em gái di sản thừa kế của ông A để lại là 720 triệu tài sản của ông A sẽ được chia như thế nào trong trường hợp ông A lập di chúc hợp pháp để lại cho A1 và A3 mỗi người 306 triệu.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lovanhungcdkt vì bài viết hữu ích
    Camgiangsn (23/08/2018)
  • #441840   17/11/2016

    minhanh102
    minhanh102

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 19 lần


    Theo quy định thì di sản thừa kế được chia theo di chúc nếu người chết để lại di chúc ( di chúc phải hợp pháp), nếu k có di chúc thì chia theo pháp luật. Phần tài sản nếu chưa định đoạt hết trong di chúc thì được chia theo pháp luật. 

    Căn cứ vào điều 669 Bộ luật dân sự thì cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, họ đều nhận được ít nhất 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.

    Người thừa kế được quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự.

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

     

    Những người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất của A gồm: cha, mẹ, 3 con = 5 người

    Trong tình huống này: cha đẻ, mẹ đẻ, A2 là người được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc, mỗi người được hưởng 2/3 (720:5). Phần còn lại sẽ chia theo tỷ lệ cho A1 và A3

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhanh102 vì bài viết hữu ích
    Investpush (10/10/2017)
  • #442703   26/11/2016

    skytran2808
    skytran2808

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chia thừa kế

    Năm 1975, ông A và bà B kết hôn với nhau và có với nhau hai người con là C (1976) và D (1995). Khi kết hôn, tài sản của gia đình ông A để lại làm của hồi môn cho vợ chồng A là 800 triệu. Trong quá trình chung sống, hai vợ chồng làm được thêm căn nhà có giá 1,2 tỉ đồng, một xe ô tô có giá trị 1 tỷ đồng, một sổ tiết kiệm đứng tên bà B có giá trị 700 triệu đồng. Năm 2005, C kết hôn và có người con là E. Năm 2009, ông A chết và không để lại di chúc thì tài sản được chia thế nào? Giả sử trước khi chết, ông A để lại di chúc cho E được hưởng toàn bộ tài sản. Các thành viên khác không đồng ý va kiện ra tòa thì tranh chấp được giải quyết ntn?

    Cho mình hỏi là tài sản sổ tiết kiệm là tài sản chung nhưng đứng tên bà B thì giải quyết thế nào?

    Và E mới được 4 tuổi thì tài sản có đưa cho C hay không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn skytran2808 vì bài viết hữu ích
    Investpush (10/10/2017)
  • #442724   26/11/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    skytran2808 viết:

    Năm 1975, ông A và bà B kết hôn với nhau và có với nhau hai người con là C (1976) và D (1995). Khi kết hôn, tài sản của gia đình ông A để lại làm của hồi môn cho vợ chồng A là 800 triệu. Trong quá trình chung sống, hai vợ chồng làm được thêm căn nhà có giá 1,2 tỉ đồng, một xe ô tô có giá trị 1 tỷ đồng, một sổ tiết kiệm đứng tên bà B có giá trị 700 triệu đồng. Năm 2005, C kết hôn và có người con là E. Năm 2009, ông A chết và không để lại di chúc thì tài sản được chia thế nào? Giả sử trước khi chết, ông A để lại di chúc cho E được hưởng toàn bộ tài sản. Các thành viên khác không đồng ý va kiện ra tòa thì tranh chấp được giải quyết ntn?

    Cho mình hỏi là tài sản sổ tiết kiệm là tài sản chung nhưng đứng tên bà B thì giải quyết thế nào?

    Và E mới được 4 tuổi thì tài sản có đưa cho C hay không?

    Chào bạn, mình xin chia thừa kế trường hợp này như sau:

    2009 A chết không để lại di chúc thì tài sản chia như thế này.

    Tài sàn chung giữa A và B là 3.700.000.000

    Tài sản của A: 3.700.000.000:2=1.850.000.000

    Do A chết không để lại di chúc thì tài sản chia theo pháp luật dựa theo hàng thừa kế ở điều 6 7 6  BLDS 2005: 1.850.000.000:3=616.666.666,7 >> B, C và D moi người được hưởng 616.666.666,7

    Còn giả sử A để lại di chúc cho E hưởng toàn bộ di sản thì E vẫn được hưởng, nhưng tài sản sẽ chia cho E nếu đến khi E đủ 18 tuổi. Tuy nhiên B và D thuộc điều 669 BLDS 2005 nên moi nguoi được hưởng 2/3 1 suất: (1.850.000.000:3)x2/3= 411.111.111,1>> B = D = 411.111. 

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    Investpush (10/10/2017)
  • #441380   12/11/2016

    real_95
    real_95

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập chia thừa kế : Vướng mắc về việc từ chối nhận di sản. ( Mong mọi người giúp em với ạ )

    Em có một tình huống như sau : Ông A và bà B là hai vợ chồng. Hai có người có 3 đứa con riêng là X sinh năm 85 và Và cặp sinh đôi Y, Z sinh năm 92 . Do cuộc sống có nhiều bất hòa, ông A và bà B đã sống ly thân nhiều năm nay. X ở với mẹ còn Y,Z ở với bố. X là một đứa con hư hòng, thường xuyên uống rượu đánh bạc, la cà các quán bia, internet,... nên tuy đã đi làm và có thu nhập nhưng luôn có hành động ngược đãi , hành hạ mẹ để đòi tiền ăn chơi. Năm 2006, X lừa bán mảnh đất của bà B để lấy tiền ăn chơi. bà B rất tức giận đã mắng X nặng lời. Trong lúc tức giận X đã đánh lại mẹ, gây thương tích nặng và bị tàn kết án. Năm 2007, bà B mất do bị tai biến . Trước khi chết, bà có di chúc bằng văn bản, có công chứng để lại cho em gái mình là bà C 1/2 số tài sản của mình. 1/2 còn lại sẽ cho cặp sinh đôi Y và Z. Toàn án đã xác định khối tài sản chung giữa ông A và bà B là 1.300.000.000. Tài sản riêng của bà B là 50.000.000

    Câu hỏi là : Nếu bà C khước từ nhận di sản thừa kế thì di sản của bà B sẽ được chia như nào ?
     Mặc dù em đã có đáp án của mình nhưng em vẫn còn khá là phân vân nên mong mọi người giải đáp giúp em với ạ. Em xin cảm ơn 

     
    Báo quản trị |  
  • #441631   15/11/2016

    soimayman
    soimayman

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia thừa kế

    Ông A và bà B kết hôn với nhau và có 3 người con là C ,D,E (đều đã thành niên) .Năm 2010, E bị tai nạn lao động dẫn đến hệ quả mất khả năng lao động không tự nuôi sống được bản thân . Trong thời kỳ hôn nhân với bà B ,ông A quan hệ ngoài hôn nhân với bà X có 1 người con riêng là Y . Năm 2013 ,ông A chết có di chúc để lại toàn bộ di sản của ông cho Y .Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên biết tài sản chung của ông A và bà B là 3.5 tỷ đồng .

     
    Báo quản trị |  
  • #441651   15/11/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Chào bạn ! Tình huống này theo mình sẽ chia như thế này.

    TS của ông A: 3.500.000.000 : 2 = 1.750.000.000

    TS của ông A chết để lại: 1.750.000.000 do ông A chết có để lại di chúc nên tài sản chia theo di chúc. Tuy nhiên bà B, X, E thuộc điều 644 BLDS 2015 nên được hưởng 2/3 một suất : (1.750.000.000 : 6) x 2/3 = 194.444.444,5

    Vậy B, X, E được hưởng mõi người: 194.444.444,5

    Y sẽ được hưởng: 1.166.666.667.

     

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #469139   28/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

     

    lawyerinthefuture viết:

     

    Chào bạn ! Tình huống này theo mình sẽ chia như thế này.

    TS của ông A: 3.500.000.000 : 2 = 1.750.000.000

    TS của ông A chết để lại: 1.750.000.000 do ông A chết có để lại di chúc nên tài sản chia theo di chúc. Tuy nhiên bà B, X, E thuộc điều 644 BLDS 2015 nên được hưởng 2/3 một suất : (1.750.000.000 : 6) x 2/3 = 194.444.444,5

    Vậy B, X, E được hưởng mõi người: 194.444.444,5

    Y sẽ được hưởng: 1.166.666.667.

     

     

    Bạn sai vì đưa bà X vào diện được hưởng thừa kế của ông A. Bà X không được pháp luật hôn nhân - gia đình công nhận là vợ của ông A (khoản 1 điều 3 LHNGĐ 2014) nên không được hưởng thừa kế của ông A. Như vậy, chia đúng qui định của Pháp luật thì B = E = 233.333.000 đồng, Y được 1.283.334.000 đồng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #441632   15/11/2016

    soimayman
    soimayman

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia thừa kế

    Năm 1980, ông Toàn và Vỹ kết hôn với nhau có hai người con chung là minh va trí . Trong thời kỳ hôn nhân ,ông bà tạo lập được khối tài sản chung định giá 9 tỷ VNĐ . Năm 2013 ,ông Toàn chết do tai nạn giao thông và không để lại di chúc .Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên biết chi phí mai tảng cho ông toàn là 100 triệu đồng và ông Toàn và bà Vỹ có một món nợ chung với anh Huy là 300 triệu đồng

     
    Báo quản trị |  
  • #441634   15/11/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Chào bạn ! Mình sẽ chia thừa kế tình huống bạn đưa ra như sau:

    Tài sản chung là 9.000.000.000 do chi phí may tán và nợ chung giữa ông Toàn và bà Vỹ là 400.000.000 nên : 9.000.000.000 - 400.000.000 = 8.600.000.000

    Tài sản của ông Toàn: 8.600.000.000 : 2 = 4.300.000.000

    Do ông Toàn chết không để lại di chúc nên tài sản chia theo pháp luật, căn cứ tại khoản 1 điều 651 BLDS 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất của ông Toàn là bà Vỹ và Minh với Trí. >>>> TS được chia như sau: 4.300.000.000 : 3 = 1.433.333.333

    Vậy TS của bà Vỹ sau khi đã chia là: 5.733.333.333

    TS của Minh và Trí sau khi chia thừa kế mõi người được: 1.433.333.333

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #469131   28/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần
    Moderator

    lawyerinthefuture viết:

    Chào bạn ! Mình sẽ chia thừa kế tình huống bạn đưa ra như sau:

    Tài sản chung là 9.000.000.000 do chi phí may tán và nợ chung giữa ông Toàn và bà Vỹ là 400.000.000 nên : 9.000.000.000 - 400.000.000 = 8.600.000.000

    Tài sản của ông Toàn: 8.600.000.000 : 2 = 4.300.000.000

    Do ông Toàn chết không để lại di chúc nên tài sản chia theo pháp luật, căn cứ tại khoản 1 điều 651 BLDS 2015 thì hàng thừa kế thứ nhất của ông Toàn là bà Vỹ và Minh với Trí. >>>> TS được chia như sau: 4.300.000.000 : 3 = 1.433.333.333

    Vậy TS của bà Vỹ sau khi đã chia là: 5.733.333.333

    TS của Minh và Trí sau khi chia thừa kế mõi người được: 1.433.333.333

    Bạn đã sai khi chi phí mai táng cho ông Toàn lại được bạn xem là "nợ chung của vợ chồng" nên cộng vào rồi chia 2 để bà Vỹ phải gánh chịu 1/2. Theo qui định tại khoản 1 điều 658 BLDS 2015 thì toàn bộ chi phí mai táng phải được trừ vào di sản của ông Toàn (ưu tiên thanh toán) trước khi chia thừa kế. Như vậy di sản của ông Toàn chỉ có 4.250.000.000 đồng => phần được hưởng thừa kế của Bà Vỹ = Minh = Trí = 1.416.667.000 đồng (làm tròn).

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #441643   15/11/2016

    soimayman
    soimayman

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/11/2016
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia tài sản

    Ông A và bà B kết hôn với nhau và có 2 người con là C (sinh năm 1996) và D (sinh năm 2000).Bố mẹ của ông A đã chết năm 2010 .Năm 2015 ông A chết có lập di chúc để lại toàn bộ di sản của ông cho C .Được biết tài sản chung của ông A và bà B là 1.2 tỷ đồng .Hãy chia thừa kế trong trường hợp trên

     
    Báo quản trị |  
  • #441722   16/11/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Chào bạn ! Theo mình chia thừa kế trường hợp này như sau, bạn tham khảo nhé.

    TS của ông A: 1.200.000.000 : 2 = 600.000.000

    Do ông A chết để lại di chúc nên tài sản chia theo di chúc. Tuy nhiên bà B và D thuộc điều 644 nên được hưởng 2/3/ trên 1 suất nếu giả sử chia theo pháp luật. (600.000.000 : 3) x 2/3 = 133.333.333,3

    Như vậy C được hưởng: 600.000.000 - ( 133.333.333,3 x 2) = 333.333.333,4

    bà B và D mõi người hưởng: 133.333.333,3

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #442093   20/11/2016

    Holinh24
    Holinh24

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/10/2016
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 225
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài tập thừa kế

    Ông A cs vợ và 2 con đã thành niên, năm 2013 ông A mất để lại tài sản là 1,8 tỷ và các khoản nowjlaf 900 triệu. Năm 2010 ông lập 1 văn bản để lại di sản 200 triệu cho thờ cúng, có vợ ông A ký. Năm 2012 ông lập di chúc ngoài việc xác định di sản thờ cúng ông để lại phần di sản còn lại cho bà B bạn ông.
    di chúc này có hiệu lực không? chia thừa kế?

     
    Báo quản trị |  
  • #442094   20/11/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Bạn nc không đầu không đuôi phan ngan bửa củi, đưa ra dữ liệu khó đọc khó hiểu, chắc không ai rãnh để chia dùm bạn đâu 

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #442118   21/11/2016

    minhanh102
    minhanh102

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2016
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 465
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 19 lần


    Cứ căn cứ theo quy định của pháp luật thôi. Di chúc lập sau có thể bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế di chúc đã lập trước đó. Vấn đề ông A để lại tài sản của mình cho bà B không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên căn cứ vào quy định tại điều 669 thì vợ ông A là người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    vợ ông A được 2/3 suất cả 1 người thừa kế theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật của A gồm: bố, mẹ, vợ, con. Trong bài viết này bạn k nêu rõ A có còn bố mẹ k nên tôi giả định  hàng thừa kế thứ nhất của A gồm: vợ, 2 con= 3 người

    >>> 1 suất thừa kế theo pháp luật= 2/3. [(1.800.000.000- 900.000.000-200.000.000) : 3]

    Phần di sản còn lại thuộc về bà B.

    góp ý: Lần sau nhờ vả hoặc đưa lên để mọi ng giải quyết bạn nên nói có đầu có đuôi hơn nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #441838   17/11/2016

    Cần Tư vấn về vấn đề Phân Chia Di Sản Thừa Kế là Quyền sử dụng đất

    Một gia đình gồm có 9 người. Người cha mất còn lại 8 người Gồm:
    - ông nội, vợ và 6 người con, trong đó có một người con chưa đủ tuổi thành niên (sinh năm 2003), còn lại đã đủ và hơn 18 tuổi.
    - Gia sản để lại là Quyền sử dụng đất thuộc ba (03) Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất đứng tên Vợ.
    - Như vậy khi chia tài sản thừa kế thì lấy 1/2 tài sản trong mỗi GCNQSDĐ đem ra chia thành 8 phần. 
    Sau đó Ông nội và 5 người con đủ tuổi tự nguyện nhường phần thừa kế của mình lại cho (con dâu) mẹ. 
    Vậy người vợ nhận 6/8 của 1/2 tài sản trên giá trị mỗi GCN.QSDĐ và 1/2 tài sản của mình trên mỗi GCN.QSDĐ. Còn lại 1/8 thuộc 1/2 tài sản trên mỗi GCNQSDĐ là của người con chưa đủ tuổi có mẹ là người giám hộ đương nhiên.
    Vậy người Vợ và người con đều đồng sở hữu trên ba (03) GCN.QSD đất với tài sản của người vợ là 1/2 tài sản và 7/8 của 1/2 tài sản trên mỗi GCN.QSDĐ, Còn người con chưa đủ tuôi nhận 1/8 của 1/2 tài sản trên mỗi GCN.QSDĐ.
    Nếu người ta chia theo trường hợp 2, cụ thể:
    Đem tổng tài sản là ba (03) GCNQSDĐ cộng lại rồi sau đó chia làm 1/2. Lấy 1/2 chia cho 8 phần. Sau đó Ông nội và 5 người con đủ tuổi tự nguyện nhường phần thừa kế của mình lại cho (con dâu) mẹ. 
    Vậy người vợ nhận 1/2 tổng tài sản của mình và 7/8 của 1/2 tổng tài sản. Còn lại 1/8 thuộc 1/2 tổng tài sản là của người con chưa đủ tuổi có mẹ là người giám hộ đương nhiên.
    Khi phân chia rõ thì người vợ nhận riêng hai (02) GCN.QSDĐ thành tài sản riêng. Còn lại một (01) GCN.QSDĐ là đồng sử dụng đứng tên Vợ và người con chưa đủ tuổi do người Vợ giám hộ. Biện chứng là người con chưa đủ tuổi đó nhận đủ phần diện tích 1/8 của 1/2 tổng giá trị tài sản nên chỉ được đứng tên chung (đồng sử dụng) với người vợ trên 01 GCN.QSDĐ. Còn lại người vợ nhận 1/2 tổng giá trị tài sản và 7/8 của 1/2 tổng giá trị tài sản nên người vợ được đứng tên riêng trên hai (02) GCN.QSDĐ và đồng sử dụng với người con chưa đủ tuổi trên một (01) GCN.QSDĐ.
    Qua hai cách chia DI SẢN thừa kế nêu trên.
    Khác nhau: theo cách 1 thì người con được sở hữu 1/8 của 1/2 mỗi giá trị tài sản trên mỗi GCN.QSD đất riêng. Và người Vợ phải đồng sử dụng với người con trên ba (03) GCN.QSDĐ.
    Theo cách 2: Thì Người con chỉ được sở hữu 1/8 của 1/2 tổng tài sản thể hiện trên một (01) GCN.QSD đất. Và người Vợ được sở hữu riêng hai (02) GCN.QSD đất và đồng sở hữu trên một (01) GCN.QSD đất.
    Vậy hỏi: 
    1/. Nếu theo pháp luật nhà nước Việt Nam hiện hành thì cách chia nào đúng? Và đã đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người con chưa đủ tuổi về phần tài sản?
    2/. Điều luật, Quyết định, Thông tư, Văn bản nào quy định việc phân chia di sản thừa kế trên?
    -/-
     
    Báo quản trị |  
  • #441378   12/11/2016

    cuonglan98
    cuonglan98

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    chia tài sản thừa kế

    ông Minh và bà Hương là vợ chồng hợp pháp sinh được 3 người con là Mẫn (1972) Tiệp (1973) Khôi(1974). bà Hương mất năm 1980. sau đó ông Minh tái giá cùng bà Loan, bà Loan cũng là vợ hợp pháp của ông Minh, ông bà không sinh được người con nào. ông Minh mất năm 1992 và không để lại di chúc. Tiệp và khôi đều làm việc ở xa và lập gia đình, sinh sống ở nơi khác. Mẫn sống trên phần đất được ông Minh để lại, toàn bộ giấy tờ nhà đất đều vẫn mang tên ông Minh. từ năm 1992 không có bất cứ thành viên nào thắc mắc về đất đai do ông Minh để lại. Năm 2016, Khôi muốn chia tài sản thừa kế là  mảnh đất ông Minh để lại mà hiện gia đình Mẫn đang sống.

    chia thừa kế trong trường hợp trên, biết:

    +Bà Loan còn sống nhưng đã quay về nhà mẹ đẻ từ sau khi ông Minh chết

    +Mảnh đất là tài sản chung của ông Minh và bà Hương, trị giá 3,5 tỷ đồng.

    (trường hợp trên thì chia tài sản như thế nào)

     
    Báo quản trị |  
  • #441172   10/11/2016

    HAIHO
    HAIHO

    Sơ sinh


    Tham gia:10/11/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề thừa kế

    A lấy B co sinh đuoc C va nhận D làm con nuôi. C lấy C'có sinh đuoc M va N. B và C bi chết. Trước khi chêt C và C'co tai san chung là 500tr. Nợ bà H 200tr. C có đe lai di chúc cho A cho D hương di san. Hoi C' M, N có đuoc hương thưa kế không? A D được hương bao nhiêu

     
    Báo quản trị |